CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của BIDV – CN Sở giao
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
* Quá trình hình thành và phát triển BIDV
Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được thành lập ngày 26/04/1957 theo Nghị định số 177-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 21/09/1996, theo Quyết định số 287/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với các chức năng chính như sau:
(1) Huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng;
(2) Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước theo pháp luật.
Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Tháng 1-2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc chính thức thành ngân hàng đại chúng. BIDV luôn nỗ lực đổi mới, hoàn thiện thể chế phù hợp với mô hình công ty cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của BIDV, đồng thời hướng tới thông lệ quốc tế.
Tiếp tục khẳng định vai trò là công cụ đắc lực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, BIDV luôn nghiêm chỉnh
chấp hành và thực thi một cách tích cực các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đi đầu trong việc thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát. Tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ. Theo đó, BIDV đã vươn lên dẫn đầu trong hệ thống NHTM về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ đến cuối năm 2015.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Trong giai đoạn này, kinh tế toàn cầu từng bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nền kinh tế trở nên gắn kết hơn nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nỗ lực đẩy nhanh lộ trình hội nhập quốc tế như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Vietnam - EU FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tiếp tục khẳng định là đơn vị tiên phong trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, đến cuối năm 2014, BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục nhận được các nhà tài trợ đa phương, song phương (WB, ADB, OPEC, AFD, Đức, Pháp, Nhật Bản...) tin tưởng ủy thác quản lý trên 150 dự án ODA với tổng số vốn cam kết trên 4 tỉ USD. Khối hiện diện thương mại nước ngoài tiếp tục khẳng định vị thế, thương hiệu BIDV, đồng thời mở rộng hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư thương mại tại các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, châu Âu, Đông Bắc Á trong đó đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản; Liên doanh bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife được thành lập trên cơ sở hợp tác với Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ Metlife...
Đến cuối 2015, BIDV đã thành lập hiện diện thương mại tại 06 quốc gia – vũng lãnh thổ: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hoà LB Nga và Đài Loan
Do những đặc thù riêng trong những năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn trong tình trạng chưa phát triển, một số định chế tài chính (PFI) đặc biệt là các ngân hàng cổ phần chưa có kinh nghiệm tham gia các dự án ODA và chưa
có đủ năng lực để quản lý dự án có quy mô lớn. Trong thời gian đó, cũng chưa có Định chế tài chính (PFI) nào có đủ năng lực, uy tín để thực hiện được vai trò làm Ngân hàng bán buôn.
Vì vậy, ngày 23/09/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban quản lý các dự án ngân hàng với nhiệm vụ là giúp Thống đốc NHNN quản lý và thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng vốn vay của các tổ chức phát triển quốc tế mà NHNN đóng vai trò là cơ quan thực hiện dự án. Sau nhiều lần điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ kể từ năm 1998, Ban quản lý các dự án ngân hàng được đổi tên thành Ban quản lý dự án tín dụng quốc tế.
Sau thời gian thực hiện Dự án Tài chính nông thôn I (TCNT I) do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ tại NHNN, đây cũng là thời gian hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam có những bước phát triển mới. Trên cơ sở kinh nghiệm và kết quả thành công, đồng thời theo yêu cầu của WB và được Chính phủ chấp thuận, Thống đốc NHNN đã quyết định chuyển giao bộ máy quản lý và vận hàng các quỹ bán buôn của Dự án TCNT I cho BIDV đảm nhận.
Ngày 09/09/2002, Hiệp định Tín dụng phát triển Dự án TCNT II (khoản vay số 3648-VN) đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và WB. Tại Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 18/04/2002, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Dự án TCNT II và giao cho NHNN là cơ quan chủ quản và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng bán buôn Dự án, chịu trách nhiệm và quản lý thực hiện Dự án theo đúng những quy định đã được thỏa thuận và thống nhất với WB.
* Quá trình hình thành và phát triển BIDV – CN Sở giao dịch III.
Theo yêu cầu của WB và thông qua của Thống đốc NHNN, để tách bạch hoạt động ngân hàng bán buôn của các dự án TCNT I và II, Sở giao dịch III (SGD III) đã được thành lập tại Quyết định số 39/QĐ-HĐQT ngày 01/07/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, quản lý và cho vay lại nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các đối tác nước ngoài đến các PFI trong nước.
Bên ca ̣nh vai trò là ngân hàng bán buôn, quản lý và cho vay lại nguồn vốn tài trợ, BIDV – chi nhánh sở giao di ̣ch III cũng được giao tiếp nhận và triển khai các dịch vụ ngân hàng đại lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác được quy định trong quy chế về tổ chức và hoạt động của SGD III.
Sở giao dịch III là một đơn vị trực thuộc của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (hiện là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV), được tổ chức và hoạt động như một chi nhánh cấp I trong hệ thống BIDV, là đại diện theo ủy quyền của BIDV là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống, có bảng cân đối kế toán, có con dấu riêng. Do đặc thù trong hoạt động, Sở giao dịch III được quyền độc lập cao hơn các chi nhánh khác, được quyền giao dịch trực tiếp với các đối tác nước ngoài và các PFI trong nước.