Đánh giá công tác quản trị RRTN tại BIDV CN Sở giao dịch III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3 Đánh giá công tác quản trị RRTN tại BIDV CN Sở giao dịch III

3.3.1 Kết quả đã đạt được.

Về tổ chức bộ máy:

Trong 5 năm triển khai công tác quản trị rủi ro tác nghiệp theo QĐ 5353, BIDV - CN Sở giao dịch III đã đạt được các mặt sau:

Về cơ cấu tổ chức, bộ máy QTRRTN: BIDV - CN Sở giao dịch III xây dựng bộ máy QTRRTN đồng bộ, và thống nhất với Trụ sở chính và độc lập với bộ phận kinh doanh.

Mặt khác, có thể khẳng định rằng cách thức tiếp cận cũng như những phương pháp BIDV - CN Sở giao dịch III đang sử dụng để quản trị rủi ro tác nghiệp là đúng hướng theo thông lệ.

Về quy định và quy trình nghiệp vụ:

Các quy định và quy trình cụ thể về nhận diện, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro đang dần hoàn thiện và hướng tới thông lệ. Các phương pháp, công cụ QLRRTN được áp dụng đối với tất cả các hoạt động tại chi nhánh. Hệ thống các văn bản chế độ, hướng dẫn nghiệp vụ đã được ban hành đồng bộ với các văn bản chế độ, quy định của Trụ sở chính.

Công tác quản trị rủi ro tác nghiệp đã tạo ra được bước đột phá về nhận thức của cán bộ, người lao động trong BIDV nói chung và BIDV - CN Sở giao dịch III nói riêng về rủi ro tác nghiệp, qua đó góp phần nâng cao ý thức, trách

nhiệm của cán bộ trong quá trình thao tác nghiệp vụ, hạn chế và phòng ngừa tối đa rủi ro.

Thông qua công tác quản trị rủi ro tác nghiệp mà hệ thống các văn ban, quy định, quy trình nghiệp vụ được rà soát, chỉnh sửa hoặc ban hành mới đồng bộ, kịp thời, rõ ràng, chi tiết cho từng loại nghiệp vụ.

Qua các dấu hiệu rủi ro chủ yếu đã góp phần nhận diện được chính xác hơn các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Về hiệu quả của công tác QTRRTN

+ Tần suất xảy ra sai sót: Các sai sót của cán bộ trong quá trình tác nghiệp từng bước đã được hạn chế. Mặc dù quy mô và khối lượng giao dịch tại BIDV - CN Sở giao dịch III là rất lớn và phức tạp, nhưng những sai sót tác nghiệp của cán bộ đã có dấu hiệu giảm qua các năm.

+ Mức độ rủi ro và tổn thất xảy ra: Trong những năm qua chưa xảy ra sự cố rủi ro tác nghiệp đặt biệt nghiêm trọng nào, các sự cố rủi ro xảy ra tuy còn nhiều nhưng những tổn thất về rủi ro tác nghiệp mà Chi nhánh phải gánh chịu chủ yếu là các tổn thất liên quan đến đạo đức của cán bộ - một trong những loại rủi ro khó dự đoán và kiểm soát nhất.

+ Tài trợ rủi ro: Hiện BIDV – CN Sở giao dịch III thực hiện chuyển giao rủi ro bằng cách mua sắm các công cụ mua bảo hiểm đối với các lĩnh vực có rủi ro cao/ nghiêm trọng.

3.3.2 Những tồn tại trong công tác QT RRTN tại BIDV - CN Sở giao dịch III

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV - CN Sở giao dịch III cũng còn có những điểm hạn chế sau:

Về tổ chức, phân công nhiệm vụ, quyền hạn:

Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ trong công tác quản trị RRTN còn kém, công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV - CN Sở giao dịch III mới hướng đến được yêu cầu về tuân thủ.

Về hệ thống hỗ trợ:

Các dữ liệu, chỉ tiêu để đánh giá, phân tích rủi ro được thu thập hoàn toàn thủ công, quá trình tổng hợp thông tin rất khó khăn. Công cụ đo lường rủi ro tác

nghiệp còn khá đơn giản, thiếu những mô hình dự báo, ước lượng tiên tiến. Các công cụ quản lý rủi ro chưa được phát triển, đặc biệt là chưa xác định được phần vốn dự phòng cho tổn thất rủi ro tác nghiệp.

Nguy cơ rủi ro tác nghiệp vẫn xảy ra trong tất cả các mặt hoạt động nghiệp vụ, mặc dù có giảm qua các năm nhưng vẫn xảy ra ở mức độ cao, hậu quả của các sự cố rủi ro tác nghiệp đã gây ra những tổn thất về tài sản và ảnh hưởng đến uy tín của Chi nhánh, đặc biệt là các sự cố rủi ro liên quan đến vấn đề đạo đức của cán bộ.

3.3.3 Nguyên nhân

3.3.3.1 Nguyên nhân đến từ BIDV - CN Sở giao dịch III

* Hệ thống quy trình nghiệp vụ

Hệ thống quy trình nghiệp vụ có chỗ chưa chặt chẽ, trong hoạt động kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện các quy trình, quy định được thực hiện chưa thường xuyên, có các kẽ hở, hiệu quả chưa cao, từ đó có cá nhân tìm ra sơ hở để thực hiện hành vi gian lận. Việc áp dụng cơ chế một cửa sẽ thuận tiện, tiết kiệm thời gian và giảm phiền hà cho khách hàng đến giao dịch. Tuy nhiên, đôi khi công tác giám sát an ninh và kiểm soát quy trình giao dịch một cửa vẫn chưa thực sự chặt chẽ. Chi nhánh có các phòng giao dịch ở xa Trụ sở chính, việc giao quyền cho các phòng tương đối lớn, quy định nội bộ còn có điểm chưa chặt chẽ, công tác quản lý giấy tờ, con dấu còn thiếu thống nhất… đã tạo điều kiện cho một số cán bộ thoái hóa, biến chất đã lợi dụng để trục lợi cá nhân.

* Đạo đức, năng lực của cán bộ

Đây là vấn đề then chốt bởi lẽ lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực khá nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với tiền tệ. Vì vậy cán bộ ngân hàng cần phải đáp ứng các yêu cầu không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn có đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng cán bộ tại Chi nhánh (bao gồm cả tuyển dụng tập trung và không tập trung) mới chú trọng đến năng lực chuyên môn và còn xem nhẹ vấn đề này. Công tác sắp xếp luân chuyển cán bộ chưa được thực hiện định kỳ, đúng quy định.

Mặt khác, mặc dù BIDV đã ban hành bộ quy tắc ứng xử và quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, quy định về không gian giao dịch và quy định nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể trong toàn hệ thống, trong đó nêu rõ những việc người cán bộ BIDV được làm và không được làm, quy trình xử lý nghiệp vụ. Nhưng việc tìm hiểu, thực thi và giám sát ở toàn hệ thống BIDV nói chung và BIDV – CN Sở giao dịch III nói riêng còn mang tính hình thức, theo phong trào.

Vấn đề về đạo đức cán bộ là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất dẫn đến các hành vi gian lận từ phía cán bộ Ngân hàng, đồng thời cũng là yếu tố khó kiểm soát nhất. Thông thường các sự cố xảy ra liên quan đến đạo đức cán bộ có những mức độ, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn so với các nguyên nhân khác từ phía cán bộ Ngân hàng, bởi một khi cán bộ đã có ý định gian lận thì họ sẽ cố tìm ra kẽ hở, cơ hội để thực hiện và cố tình che dấu hành vi của mình. Cũng có khi hành vi gian lận xảy ra do một số cán bộ còn giữ tâm lý lơ là, đơn giản, quá tin tưởng đồng nghiệp trong các công việc hàng ngày, chưa coi việc quản lý, bảo mật user, password là cần thiết và quan trọng, thậm chí còn tin tưởng giao cho nhau password, username đã tạo cơ hội cho đồng nghiệp thực hiện hành vi gian lận.

Mặt khác, do sức ép phải hoàn thành định mức, chỉ tiêu hoặc cường độ làm việc quá cao có thể khiến cho cán bộ vô tình phạm phải các lỗi tác nghiệp, gây tổn thất cho chi nhánh. Cá biệt trong một số trường hợp, cán bộ phải làm sai quy trình, bỏ qua một số bước để hoàn thành công việc đúng chỉ tiêu, đúng thời hạn do áp lực từ phía khách hàng, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng.

* Hệ thống hỗ trợ

Hệ thống quá tải: Sự phát triển bùng nổ về các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và số lượng khách hàng gia tăng ngày càng nhanh đã dẫn đến các sự cố xảy ra đối với hệ thống khi cường độ giao dịch vượt quá sức tải của hệ thống.

Công tác quản trị rủi ro: Việc triển khai Hệ thống Quản lý rủi ro tại BIDV – CN Sở giao dịch III vẫn chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc, triệt để; Một bộ phận cán bộ trong Chi nhánh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của các khâu kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ, từ đó dẫn tới chủ quan, bỏ qua các bước cần thiết, không tuân thủ triệt để quy trình nghiệp vụ.

Báo cáo: Công tác báo cáo rủi ro chưa được quan tâm và mang tính hình thức, thậm chí có phòng thực hiện báo cáo không trung thực thực trạng rủi ro tác nghiệp của phòng mình, hiện tượng này đã dẫn đến tình trạng thông tin đầu vào không đầy đủ, không phản ánh đúng thực trạng rủi ro của toàn Chi nhánh.

Hiện tại ở BIDV nói chung và CN Sở giao dịch III nói riêng chưa có phần mềm quản lý rủi ro tác nghiệp, chưa có chương trình phần mềm để chiết xuất dữ liệu, các thông tin liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro từ hệ thống. Mặt khác sự phối kết hợp giữa Phòng QLRR với các phòng chức năng chưa thực sự tốt và hiệu quả.

Chi nhánh chưa có đủ chế tài, hoặc việc thực hiện các chế tài chưa nghiêm túc, đủ mạnh để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các lỗi rủi ro tác nghiệp, do vậy chưa có tác dụng ngăn chặn, hạn chế các hành vi vi phạm

3.3.3.2 Nguyên nhân bên ngoài

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một nguyên nhân phổ biến khiến các sự cố rủi ro tác nghiệp gần đây xảy ra một cách thường xuyên hơn là do tình trạng suy thoái về kinh tế diễn ra trong những năm qua và do lòng tham của con người. Do tác động suy thoái của nền kinh tế, không ít khách hàng rơi vào tình trạng khó khăn, mất khả năng thanh toán nên đã tìm cách để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng. Mặt khác nhiều khách hàng vẫn còn duy trì thói quen làm việc dựa vào mối quan hệ quen biết mà không có căn cứ pháp lý, từ đó kẻ xấu đã có cơ hô ̣i lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin và lòng tham của bộ phận khách hàng này để lừa đảo, chiếm đoạt nhằm trục lợi cho bản thân.

*Nguyên nhân từ môi trường kinh tế vĩ mô

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, nền kinh tế nước ta đang gặp phải nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, cạnh tranh khốc liệt, sức khỏe các doanh nghiệp giảm sút, rất nhiều khách hàng kinh doanh không thuận lợi, mất khả năng thanh toán nên nảy sinh ý đồ gian lận, lừa đảo.

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ: Hiện tại luật về thẩm định giá tài sản đang trong quá trình hoàn thiện. Ngân hàng Nhà nước có quy định về thẩm

định giá nhưng khung hình phạt cho hành vi thổi giá chưa đủ sức răn đe. Do đó, người vay và nhân viên ngân hàng dễ chấp nhận trả phí để vi phạm khi mà chênh lệch do thổi giá có thể mang lại cho họ khoản lợi lớn hơn gấp nhiều lần. Đến khi có vụ việc xảy ra, trong quá trình thu hồi nợ, Chi nhánh mới phát hiện có tài sản đảm bảo giá trị định giá cao hơn so với thực tế.

Mặc dù có nhiều nỗ lực song cho tới nay Việt Nam vẫn chưa thiết lập được khuôn khổ pháp lý chính thức cho hoạt động quản trị RRTN. Còn thiếu các quy định, định hướng, hướng dẫn về QLRR tác nghiệp từ các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp.

*Hệ thống thông tin chưa đầy đủ

Tại thị trường Việt Nam, thiếu minh bạch thông tin vẫn là một vấn đề cố hữu. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động qua một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, hệ thống dữ liệu chưa đầy đủ và cũng mới chỉ giới hạn đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

Về rủi ro tác nghiệp cũng chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về các vụ việc, sự cố rủi ro tác nghiệp xảy ra. Thậm chí tại một số Ngân hàng, các vụ việc gian lận còn bị cố tình che dấu để sau đó ở Ngân hàng khác lại xảy ra những vụ việc với những phương thức tương tự về hành vi gian lận. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng.

*Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả:

Về hê ̣ thống kiểm tra , giám sát ho ạt động quản trị rủi ro : Do Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về quản trị rủi ro tác nghiệp nên công tác thanh tra, giám sát rủi ro tác nghiệp chưa phát huy hiệu quả .

Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu, trong khi những hành vi gian lận

ngày càng tinh vi, phức tạp. Do vậy mà đa số những sai phạm của Chi nhánh không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả đã xảy ra rồi mới can thiệp.

Kết luận chương 3:

Trong chương 3 tác giả đã hoàn thành các nghiên cứu sau:

Khái quát tình hình hoạt động của BIDV – CN Sở giao dịch III giai đoạn 2012-2015.

Phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp và công tác quản trị RRTN tại BIDV – CN Sở giao dịch III. Công tác quản trị RRTN tại BIDV – CN Sở giao dịch III đang dần hoàn thiện và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định: Đã xây dựng được bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tác nghiệp, đã xây dựng được quy định, quy trình về nhận diện, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro tác nghiệp, ... Tuy nhiên, quản trị RRTN tại Chi nhánh hiê ̣n còn rất nhiều hạn chế do các nguyên nhân đến từ bên trong chi nhánh cũng như bên ngoài chi nhánh. Để hoàn thiện công tác quản trị RRTN thì Chi nhánh còn rất nhiều việc phải làm.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN SỞ GIAO

DỊCH III

4.1. Định hƣớng của BIDV về vấn đề quản trị rủi ro tác nghiệp

QTRRTN là một phần không tách rời trong mọi mặt hoạt động của BIDV. Công tác QTRRTN phải thường xuyên được nghiên cứu, cải tiến, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động và sự phát triển của BIDV, phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy QTRRTN phải được xây dựng đồng bộ, thống nhất từ Trụ sở chính đến các chi nhánh và độc lập với bộ phận kinh doanh.

Các phương pháp, công cụ QTRRTN được áp dụng đối với tất cả các hoạt động của BIDV.

Hệ thống văn bản chế độ, hướng dẫn nghiệp vụ phải được ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đồng thời phải được cải tiến, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tính chất, yêu cầu, điều kiện hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tác động của rủi ro tác nghiệp đối với tất cả các mặt hoạt động của BIDV.

Nguồn nhân lực cho tất cả các hoạt động của BIDV phải được bố trí đầy đủ và sắp xếp phù hợp với yêu cầu của từng bộ phận. Cán bộ, nhân viên các cấp phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)