Tăng cường kiểm tra, kiểm soát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 79 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BID

4.2.2 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát:

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Duy trì và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo các quy trình nghiệp vụ đều được kiểm tra giám sát, phát hiện ngặn chặn phòng ngừa kịp thời những sai sót, rủi ro trong hoạt động, góp phần bảo vệ nội bộ và an toàn cơ quan, trong đó đặc biệt chú trọng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố sai sót, gian lận và có biện pháp xử lý, đồng thời hạn chế cơ hội cho các kẻ xấu lợi dụng.

Tăng cường tự kiểm tra, kiểm soát ngay trong quy trình nhằm đảm bảo các bước luôn được tuân thủ đúng quy chế, quy trình, trong đó đặc biệt chú trọng tuân thủ chặt chẽ các bước trong quy trình thu, chi tiền mặt và quy trình cấp tín dụng, nghiêm túc trong tất cả các khâu từ xét duyệt hồ sơ, thẩm định năng lực tài chính, định giá tài sản bảo đảm, kiểm soát mục đích vay vốn... bởi đây là hai mảng nghiệp mà nguy cơ xảy ra tổn thất là cao nhất.

Duy trì và tăng cường việc kiểm soát chéo trong tất cả các giao dịch của ngân hàng. Bổ sung nhân lực và nâng cao chất lượng công tác hậu kiểm, đảm bảo toàn

bộ các giao dịch hàng ngày được kiểm tra kịp thời đúng thời gian quy định (chứng từ phải được hậu kiểm vào ngày hôm sau liền kề).

Thành lập các tổ kiểm tra độc lập ngoài quy trình để kiểm tra theo các mảng nghiệp vụ, như tổ kiểm tra tín dụng, bảo lãnh; tổ kiểm tra huy động vốn và chuyển tiền; tổ kiểm tra an toàn kho quỹ; tổ kiểm tra nghiệp vụ thẻ...; trong đó chú trọng kiểm tra tín dụng (hồ sơ tín dụng, tài sản bảo đảm, chọn mẫu kiểm tra thực tế đối với khách hàng vay vốn, nhất là đối với các khách hàng có dư nợ lớn hoặc khách hàng có dấu hiệu bất thường) và tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn kho quỹ.

Công tác hoàn thiện sau thanh tra, kiểm tra phải chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc, kịp thời và triệt để, đồng thời phải có biện pháp để tránh các sai sót lặp đi lặp lại.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát bên ngoài:

Rủi ro tác nghiệp xảy ra do nguyên nhân gian lận bên ngoài là yếu tố rủi ro mà ngân hàng khó có thể kiểm soát được, tuy nhiên trong các vụ việc xảy ra còn cho thấy sự chủ quan, tác trách, thiếu trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng. Ngân hàng có thể hạn chế được ảnh hưởng do các sự cố này gây ra bằng cách:

- Nâng cao cảnh giác, tăng cường năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng, hạn chế cơ hội cho các đối tượng xấu lợi dụng

- Thường xuyên kiểm tra thông tin khách hàng qua việc giám sát chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, nhận biết kịp thời các dấu hiệu khó khăn của khách hàng để có phương án xử lý thích hợp.

- Chú ý các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ tài sản vật chất của Ngân hàng, như bố trí bảo vệ bảo đảm trực 24/24 tại Trụ sở Chi nhánh, các phòng giao dịch; Trang bị lại hệ thống camera tại bộ phận kho quỹ, các quầy giao dịch và tất cả các máy ATM, bảo đảm góc quay hợp lý, rõ nét; Lắp đặt thiết bị chống đọc trộm thẻ ngăn chặn kẻ gian lắp đặt các thiết bị đọc trộm thẻ ở trên hoặc xung quanh khe nhận thẻ của máy ATM...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)