Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 37)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trong bản luận văn, tác giả đã lập kế hoạch và tuân theo quy trình nghiên cứu bao gồm các bước như sau:

Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - CN SGD III qua các năm 2012-2015

Xác định vấn đề nghiên cứu Xác định mục tiêu và đối tượng

nghiên cứu

Xây dựng khung lý thuyết và kế hoạch thu thập thông tin

Thu thập thông tin

Tập hợp thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được

Tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra Phân tích dữ liệu bằng phương pháp tổng hợp và so sánh

theo các tiêu trí đánh giá

Đánh giá hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp

tại BIDV - CN SGDIII Kết Luận, Giải pháp, Kiến nghị

- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học; các báo cáo của các Ngân hàng, tổ chức tài chính, định chế tài chính

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có liên quan; các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Báo cáo đánh giá công tác quản trị rủi ro tác nghiệp và thực trạng rủi ro tác nghiệp của các NHTM tại Việt Nam các năm 2012 - 2015.

- Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch III các năm 2012 – 2015.

- Báo cáo tổng hợp dấu hiệu rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch III các năm 2012 – 2015.

- Báo cáo theo dõi sự cố rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch III các năm 2012 – 2015.

- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Sở giao dịch III các năm 2012 – 2015.

- Thông tin thu thập được từ điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi.

+ Mục đích khảo sát: Thu thập ý kiến của cán bộ công nhân viên (CBCNV) về thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV – CN SGD III từ đó xác thực lại các căn cứ để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh.

+ Đối tượng mẫu là CBCNV thuộc các phòng ban trong chi nhánh. + Số lượng bảng hỏi phát ra: 100 bảng hỏi.

+ Xây dựng bảng câu hỏi: Ngoài các câu hỏi để tìm hiểu thông tin cá nhân (tuổi, trình độ học vấn, phòng ban, thâm niên) thì bảng hỏi dự kiến xây dựng 15 câu hỏi được chia thành 2 phần, là những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, sát với thực tế phù hợp với tính chất của những người được hỏi.

+ Thang đo:

Đối với nhóm câu hỏi liên quan đến việc nắm rõ các quy định, và chuẩn mực cán bộ: sử dụng thang đo 04 bậc để đo lường các câu hỏi:

Bậc 1: Hoàn toàn biết Bậc 2: Có biết

Bậc 3: Có nghe qua

Bậc 4: Hoàn toàn không biết.

Đối với nhóm câu hỏi liên quan đến việc tuân thủ các quy định, quy tắc nơi làm: sử dụng thang đo 03 bậc để đo lường các câu hỏi:

Bậc 1: Thường xuyên Bậc 2: Thỉnh thoảng Bậc 3: Không bao giờ

+ Triển khai thu thập dữ liệu.

+ Thu nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.2.1 Phân tích định lượng

- Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp:

Phương pháp so sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau như: So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm để xem xét, đánh giá.

Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các chỉ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện bởi lẽ: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hoàn thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số.

Phương pháp này giúp người phân tích khai thác chính xác những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

- Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp:

khai quá trình phân tích thông qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn phân tích sơ bộ dữ liệu sơ cấp nhằm có được “bức tranh” chung về mẫu nghiên cứu;

Phân tích chính thức dữ liệu sơ cấp để phát hiện ra các kết quả nghiên cứu cho đề tài.

2.2.2.2 Phương pháp định tính.

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp định lượng, tác giả cũng sử dụng cả phương pháp đo lường định tính thông qua việc phân tích đánh giá, nhận xét chủ quan về mức độ tốt - xấu, lớn - nhỏ; tính nghiêm trọng của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định. Phương pháp định tính được sử dụng để đo lường các rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc; liên quan đến chính sách và các quy trình nội bộ.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ

GIAO DỊCH III

3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của BIDV – CN Sở giao dịch III dịch III

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

* Quá trình hình thành và phát triển BIDV

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được thành lập ngày 26/04/1957 theo Nghị định số 177-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 21/09/1996, theo Quyết định số 287/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với các chức năng chính như sau:

(1) Huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng;

(2) Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước theo pháp luật.

Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Tháng 1-2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc chính thức thành ngân hàng đại chúng. BIDV luôn nỗ lực đổi mới, hoàn thiện thể chế phù hợp với mô hình công ty cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của BIDV, đồng thời hướng tới thông lệ quốc tế.

Tiếp tục khẳng định vai trò là công cụ đắc lực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, BIDV luôn nghiêm chỉnh

chấp hành và thực thi một cách tích cực các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đi đầu trong việc thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát. Tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ. Theo đó, BIDV đã vươn lên dẫn đầu trong hệ thống NHTM về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ đến cuối năm 2015.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Trong giai đoạn này, kinh tế toàn cầu từng bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nền kinh tế trở nên gắn kết hơn nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nỗ lực đẩy nhanh lộ trình hội nhập quốc tế như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Vietnam - EU FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tiếp tục khẳng định là đơn vị tiên phong trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, đến cuối năm 2014, BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục nhận được các nhà tài trợ đa phương, song phương (WB, ADB, OPEC, AFD, Đức, Pháp, Nhật Bản...) tin tưởng ủy thác quản lý trên 150 dự án ODA với tổng số vốn cam kết trên 4 tỉ USD. Khối hiện diện thương mại nước ngoài tiếp tục khẳng định vị thế, thương hiệu BIDV, đồng thời mở rộng hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư thương mại tại các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, châu Âu, Đông Bắc Á trong đó đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản; Liên doanh bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife được thành lập trên cơ sở hợp tác với Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ Metlife...

Đến cuối 2015, BIDV đã thành lập hiện diện thương mại tại 06 quốc gia – vũng lãnh thổ: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hoà LB Nga và Đài Loan

Do những đặc thù riêng trong những năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn trong tình trạng chưa phát triển, một số định chế tài chính (PFI) đặc biệt là các ngân hàng cổ phần chưa có kinh nghiệm tham gia các dự án ODA và chưa

có đủ năng lực để quản lý dự án có quy mô lớn. Trong thời gian đó, cũng chưa có Định chế tài chính (PFI) nào có đủ năng lực, uy tín để thực hiện được vai trò làm Ngân hàng bán buôn.

Vì vậy, ngày 23/09/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban quản lý các dự án ngân hàng với nhiệm vụ là giúp Thống đốc NHNN quản lý và thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng vốn vay của các tổ chức phát triển quốc tế mà NHNN đóng vai trò là cơ quan thực hiện dự án. Sau nhiều lần điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ kể từ năm 1998, Ban quản lý các dự án ngân hàng được đổi tên thành Ban quản lý dự án tín dụng quốc tế.

Sau thời gian thực hiện Dự án Tài chính nông thôn I (TCNT I) do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ tại NHNN, đây cũng là thời gian hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam có những bước phát triển mới. Trên cơ sở kinh nghiệm và kết quả thành công, đồng thời theo yêu cầu của WB và được Chính phủ chấp thuận, Thống đốc NHNN đã quyết định chuyển giao bộ máy quản lý và vận hàng các quỹ bán buôn của Dự án TCNT I cho BIDV đảm nhận.

Ngày 09/09/2002, Hiệp định Tín dụng phát triển Dự án TCNT II (khoản vay số 3648-VN) đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và WB. Tại Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 18/04/2002, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Dự án TCNT II và giao cho NHNN là cơ quan chủ quản và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng bán buôn Dự án, chịu trách nhiệm và quản lý thực hiện Dự án theo đúng những quy định đã được thỏa thuận và thống nhất với WB.

* Quá trình hình thành và phát triển BIDV – CN Sở giao dịch III.

Theo yêu cầu của WB và thông qua của Thống đốc NHNN, để tách bạch hoạt động ngân hàng bán buôn của các dự án TCNT I và II, Sở giao dịch III (SGD III) đã được thành lập tại Quyết định số 39/QĐ-HĐQT ngày 01/07/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, quản lý và cho vay lại nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các đối tác nước ngoài đến các PFI trong nước.

Bên ca ̣nh vai trò là ngân hàng bán buôn, quản lý và cho vay lại nguồn vốn tài trợ, BIDV – chi nhánh sở giao di ̣ch III cũng được giao tiếp nhận và triển khai các dịch vụ ngân hàng đại lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác được quy định trong quy chế về tổ chức và hoạt động của SGD III.

Sở giao dịch III là một đơn vị trực thuộc của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (hiện là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV), được tổ chức và hoạt động như một chi nhánh cấp I trong hệ thống BIDV, là đại diện theo ủy quyền của BIDV là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống, có bảng cân đối kế toán, có con dấu riêng. Do đặc thù trong hoạt động, Sở giao dịch III được quyền độc lập cao hơn các chi nhánh khác, được quyền giao dịch trực tiếp với các đối tác nước ngoài và các PFI trong nước.

3.1.2. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của BIDV – CN Sở giao dịch III

Do nhiệm vụ đặc thù nên cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giao dịch III có những điểm riêng biệt, cán bộ chủ chốt cũng như bộ máy tổ chức phải được WB thông qua.

Với nguồn nhân lực ban đầu gồm 44 cán bộ, trong đó có 22 cán bộ được điều động từ Ban Quản lý Dự án Tín dụng Quốc tế trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sang tiếp tục tiếp quản phục vụ Dự án Tài chính nông thôn I, 22 cán bộ được điều động từ Hội sở chính BIDV để thực hiện hoạt động Đại lý ủy thác. Với chức năng nhiệm vụ và cơ cấu nhân sự mang tính đặc thù, chưa có tiền lệ, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên đặt ra đối với Sở Giao dịch III là xây dựng được mô hình tổ chức thống nhất; phân công, bố trí cán bộ hợp lý; nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các quy trình, quy định, đảm bảo các bộ phận được vận hành thông suốt, các nghiệp vụ được triển khai bài bản, hiệu quả.

Khởi đầu với 07 phòng nghiệp vụ, đến nay mô hình tổ chức của Sở Giao dịch III gồm 23 phòng, tổ, được sắp xếp thành các khối như sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức tại Sở Giao dịch III – BIDV

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở Giao dịch III – BIDV 2012 - 2015)

Tổ Đào tạo P.Lựa chọn định chế P.Thẩm định dự án P.Môi trường P.Quản lý dự án Khối Quản lý dự án P.Quản lý và Dịch vụ Kho quỹ P.Giao dịch Khách hàng cá nhân P.Giao dịch Khách hàng Doanh nghiệp P.Quản trị tín dụng Khối Tác nghiệp P.Kế hoạch tổng hợp P.Tài chính kế toán P.Tổ chức nhân sự P.Điện toán

Khối Quản lý nội bộ

Văn phòng

P.Quản lý rủi ro 2 P.Quản lý rủi ro 1

Khối Quản lý rủi ro

P.Khách hàng Doanh nghiệp 1

P.Ngân hàng Đại lý & ủy thác 1 P.Khách hàng cá nhân P.Ngân hàng Đại lý &

ủy thác 1 Khối quản lý khách hàng P.Giao dịch Nguyễn Khang P.Giao dịch

Nguyễn Văn Huyên

Khối Đơn vị trực

thuộc P.Giao dịch

Hồ Tây

SỞ GIAO DỊCH III

3.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của BIDV - CN Sở Giao dịch III giai đoạn 2012 - 2015 2012 - 2015

Giai đoạn 2012 - 2015 được đánh giá là giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam: thị trường bất động sản đóng băng, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)