Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 78 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BID

4.2.1 Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý:

Trong lộ trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, BIDV – CN Sở giao dịch III nên thành lập một tổ QLRR tác nghiệp và thị trường thuộc phòng QLRR 1 để thực hiện chuyên trách về quản lý rủi ro tác nghiệp, không kiêm nhiệm như giai đoạn hiện nay đồng thời ban hành quy chế hoạt động rõ ràng.

Tổ QLRR tác nghiệp và thị trường chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các loại rủi ro tác nghiệp và thị trường. Thực hiện nhiệm vụ rà soát đánh giá các nội dung cốt lõi của quy trình xử lý nghiệp vụ, qua đó đảm bảo cho mỗi một sản phẩm, dịch vụ phải được đánh giá hết các dấu hiệu rủi ro; chịu trách nhiệm về mọi đề xuất liên quan đến rủi ro tác nghiệp; Nhận đề xuất từ khối kinh doanh và rà soát chúng trên giác độ khối lượng rủi ro tác nghiệp gia tăng mà ngân hàng sẽ phải gánh chịu nếu các đề xuất này được duyệt.

Nghiên cứu và đề xuất lộ trình trong việc áp dụng các thông lệ tốt về quản lý rủi ro, phù hợp với các chuẩn mực của Basel II và tiếp cận Basel III.

Tham gia ý kiến chỉnh sửa, hoàn thiện quy định về quản lý rủi ro tác nghiệp theo hướng khuyến khích sự chủ động tham gia nhận diện, cảnh báo rủi ro của các cán bộ trực tiếp tham gia tác nghiệp: xác định điểm rủi ro nội tại, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, các biện pháp kiểm soát, giám sát rủi ro.

Đảm bảo hệ thống các văn bản chế độ, quy chế, quy trình được quán triệt và tuân thủ trong suốt quá trình hoạt động:

Các quy trình dù tốt đến đâu, chặt chẽ đến đâu, nếu những người trực tiếp thực hiện không tuân thủ nghiêm túc thì cũng không có ý nghĩa gì. Vì vậy cần có biện pháp bảo đảm các cán bộ tại Chi nhánh tuân thủ chặt chẽ các bước trong các quy trình tác nghiệp đối với tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Cần làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cán bộ trong quy trình thực hiện, tránh để một cán bộ thực hiện nhiều vai trò trong một quy trình. Đồng thời yêu cầu lãnh đạo từng phòng, bộ phận nắm bắt được mọi hành vi, mọi hoạt động tác nghiệp của từng cán bộ để kiểm soát được rủi ro, phòng chống được rủi ro, tổn thất do tác nghiệp gây ra.

Thường xuyên rà soát các quy trình, quy định để chủ động phát hiện các khe hở, điểm không phù hợp của các quy trình, quy định trong quá trình thực hiện nghiệp vụ để đề xuất BIDV chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)