Với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 85 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số đề xuất và kiến nghị

4.3.1. Với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

* Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức các mặt hoạt động và bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng:

- Sau một thời gian triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động, BIDV đã thực hiện tách bạch thành công chức năng khởi tạo (front office); chức năng quản lý rủi ro (Support office) và chức năng tác nghiệp (back office) cho các nghiệp vụ kinh doanh. Tuy nhiên việc triển khai thu hẹp chức năng, nhiệm vụ, quy mô và phạm vi hoạt động của các Chi nhánh cũng như việc hội sở chính của BIDV trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ chủ yếu, món lớn chưa được thực hiện triệt để. Do vậy trong thời gian tới BIDV cần đẩy nhanh triển khai các nội dung này, để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc quản lý rủi ro tập trung.

- Song hành với việc tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động nghiệp vụ, là việc cơ cấu và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro, đó là thực hiện rà soát lại và chỉnh sửa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý rủi ro thị trường và

tác nghiệp nhằm tạo điều kiện cho Bộ phận này có đầy đủ các thẩm quyền tiếp nhận thông tin từ tất cả các bộ phận hoạt động nghiệp vụ trong toàn hệ thống; Tạo điều kiện cho bộ phận này trong việc đưa ra các báo cáo phân tích đánh giá về rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng được độc lập, khách quan;

* Nghiên cứu, hoàn thiện khung quản trị rủi ro tác nghiệp:

Việc xây dựng và ban hành quy định về quản lý rủi ro tác nghiệp có thể coi là một thành công bước đầu trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV. Song nó cũng cần được thường xuyên tiến hành rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện, bao gồm:

- Nghiên cứu xây dựng và công bố về giới hạn chịu rủi ro tác nghiệp chung toàn ngân hàng.

- Nghiên cứu và xây dựng mức hay giới hạn rủi ro chấp nhận được cho từng dấu hiệu rủi ro chủ yếu của từng nghiệp vụ kinh doanh cụ thể.

- Rà soát, thay đổi chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế hoạt động “Bộ các dấu hiệu rủi ro chủ yếu” trong thư viện các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp.

- Nghiên cứu, áp dụng đầy đủ và cập nhật kịp thời các công cụ đo lường rủi ro tác nghiệp.

- Sử dụng đa dạng và linh hoạt các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro; xây dựng các kế hoạch để đảm bảo khả năng hoạt động kinh doanh được thường xuyên liên tục và hạn chế các tổn thất trong trường hợp công việc kinh doanh bị gián đoạn nghiêm trọng.

* Hoàn thiện chế tài xử lý đối với các trường hợp phát sinh các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp.

Mặc dù BIDV đã ban hành quy định nội bộ xử lý nghiêm minh các trường hợp làm phát sinh dấu hiệu rủi ro ngoài mức mà ngân hàng có thể chấp nhận được chứ không chỉ bó hẹp ở các quy định về bồi thường vật chất khi phát sinh tổn thất; Tuy nhiên quy định này cũng chưa bao gồm được hết các hành vi vi phạm thuộc tất cả các mảng nghiệp vụ và chưa có tính răn đe đủ mạnh.

Chế tài xử lý đối với các trường hợp phát sinh các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp cần được hoàn thiện theo nội dung:

- Bổ sung thêm chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm còn chưa quy định chế tài xử lý.

- Tăng mức xử lý đối với các hành vi vi phạm (giảm quy định về số lần vi phạm, tăng mức phạt tiền, tăng hình thức xử lý kỷ luật).

* Đảm bảo hệ thống các văn bản chế độ, quy chế, quy trình được xây dựng với tính đầy đủ, tính đồng bộ, tính kịp thời, tính cải tiến.

Hệ thống các văn bản chế độ, quy định, quy trình tác nghiệp là những văn bản không thể thiếu trong hoạt động của một tổ chức nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng. Bất cứ một nghiệp vụ, một sản phẩm dịch vụ nào của ngân hàng cũng đều có quy định trình tự thực hiện.

Trong thực tế hoạt động kinh doanh, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng luôn biến đổi, liên tục đổi mới. Điều này đòi hỏi hệ thống các văn bản chế độ, quy chế, quy trình của ngân hàng nói chung trong đó có BIDV luôn phải được rà soát nhằm phát hiện ra các sơ hở, kẽ hở để chỉnh sửa, bổ sung kịp thời theo hướng đầy đủ, chặt chẽ hơn, một mặt đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng, mặt khác đảm bảo tính tuân thủ luật pháp cũng như yêu cầu về quản lý rủi ro của ngân hàng.

Thường xuyên thu thập và cập nhật các sự cố rủi ro tác nghiệp đã được phát hiện tại các ngân hàng thương mại trong nước và trên thế giới, cũng như trong nội bộ BIDV; phân tích, đánh giá nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV và cảnh báo rủi ro trong toàn hệ thống.

* Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ và đào tạo về QTRR cho cán bộ nhân viên ngân hàng.

BIDV cần phải duy trì kế hoạch cũng như phân bổ kinh phí dành cho đào tạo hàng năm hợp lý nhằm mục đích duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nội dung của công tác đào tạo bao gồm:

- Đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng tác nghiệp đối với các sản phẩm dịch vụ hiện có.

- Đào tạo về nghiệp vụ, sản phẩm mới;

- Đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ về công tác QTRR và tầm quan trọng của các khâu kiểm soát rủi ro; tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nhận biết về các dấu hiệu rủi ro. Tạo điều kiện để các cán bộ làm công tác quản trị rủi ro tác nghiệp có cơ hội được đào tạo, học tập kinh nghiệm tại các ngân hàng lớn trên thế giới để nghiên cứu triển khai áp dụng tại BIDV.

* Xây dựng và thực hiện văn hoá quản lý rủi ro gắn với phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Một yếu tố không kém phần quan trọng là cần tạo được văn hóa tuân thủ quản trị RRTN trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, từ trên xuống dưới. Văn hoá quản trị rủi ro là một khái niệm khá mới thường được nhắc tới trong hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng. Rủi ro tác nghiệp có đặc tính cố hữu, nó tồn tại song hành cùng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng do vậy cần đưa vấn đề quản trị RRTN trở thành công việc của tất cả mọi người chứ không phải của riêng một bộ phận nào.

Thúc đẩy phong trào thi đua tìm hiểu, thực hiện đúng Quy định về phong cách và không gian làm việc. Thực hiện 02 bộ quy chuẩn về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp và Bộ tiêu chuẩn dịch vụ chất lượng. Theo đó, BIDV cần chú trọng tới đạo đức kinh doanh trong quá trình phát triển hoạt động, thực hiện tốt nhất các trách nhiệm thuộc về mình:

- Đối với khách hàng/đối tác và các bên liên quan khác, phải luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ đối tác chuyên nghiệp, tin cậy và lâu dài; qua đó thực hiện đầy đủ các cam kết và thoả mãn cao nhất các yêu cầu của họ.

- Đối với người lao động, BIDV cần cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và niềm đam mê trong mỗi người lao động.

* Trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn là một hoạt động đòi hỏi sử dụng một hàm lượng công nghệ thông tin cao. Việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động kinh doanh là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng; là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu

quả của công tác quản trị ngân hàng, trong đó có công tác quản trị rủi ro. Do đó BIDV cần thường xuyên thực hiện các công việc sau:

- Trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ giữa phần cứng và phần mềm, hệ thống dự phòng và backp dữ liệu.

- Đầu tư mua sắm các phần mềm công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho công tác quản trị hệ thống nói chung và quản trị rủi ro nói riêng; đầu tư nghiên cứu xây dựng hay mua sắm các mô hình dự báo rủi ro và ước lượng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến bởi nó sẽ giúp cho công tác dự báo và phòng ngừa tổn thất trong hoạt động của ngân hàng được chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra, BIDV cũng cần xây dựng các biện pháp bảo vệ uy tín của Ngân hàng như:

- Xây dựng và thực thi chiến lược truyền thông và quan hệ công chúng phù hợp đảm bảo tính công khai, minh bạch cao.

- Tăng cường quảng bá hình ảnh của ngân hàng; hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu BIDV (logo; slogan; trang phục nhân viên; chuẩn hóa địa điểm giao dịch...)

- Xây dựng kịch bản và thường xuyên diễn tập các tình huống phòng chống khủng hoảng, qua đó đúc rút kinh nghiệm cũng như đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro trong các trường hợp: tin đồn thất thiệt, các thảm hoạ do thiên tai , dịch bệnh, khủng bố...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)