Hiện nay, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã xây dựng các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng. Trong khi ở nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai Basel II và bước đầu phát huy hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro thì ở Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ.
Những năm gần đây, một số ngân hàng lớn ở Việt Nam như Vietcombank, BIDV, … cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro tác nghiệp, dần tiếp cận với các thông lệ theo chuẩn quốc tế.
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu cơ bản về rủi ro tác nghiệp (RRTN) cũng như đã đưa ra được cơ sở lý luận cơ bản về RRTN và giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị RRTN của ngân hàng nói chung như: BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đã ban hành hiệp ước về vốn (Basel II). Basel II một mặt giới thiệu một chuỗi các cách tiếp cận rủi ro tín dụng phức tạp, mặt khác tập trung mới vào rủi ro tác nghiệp. Với rủi ro tác nghiệp, có ba cách tiếp cận khác nhau: phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản, phương pháp tiêu chuẩn hóa, và phương pháp đo lường nội bộ. Hiện Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel đã thỏa thuận về những chuẩn mới cho Basel III (dự kiến hoàn thiện trước 01/01/2019) trong đó giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống và giới thiệu các thước đo giám sát an toàn vĩ mô.
Bài viết về quản trị rủi ro tác nghiệp “Operational Risk Management (ORM) Framework in Banks and Financial Institutions” đăng trên trang metricstream.com đã nêu lên những lợi ích cũng như những thách thức của quản trị rủi ro tác nghiệp trong đó đề cập đến việc cần thiết phải xây dựng một khung quản trị rủi ro tác nghiệp theo đó phải xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát.
Hay cuốn “Operational Risk management” của tác giả Philippa X. Girling do nhà xuất bản: John Wiley & Sons xuất bản năm 2013, cũng đã hệ thống lại các chính sách, công cụ quản trị rủi ro tác nghiệp theo Hiệp ước Basel, phân tích một số ví dụ về tổn thất do rủi ro tác nghiệp gây ra cho thi trường tài chính thế giới và
giới thiệu một số mô hình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng hiện đại nhằm xác định, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro tác nghiệp tiềm ẩn một cách hiệu quả. Đồng thời cuốn sách cũng đã đề cập đến vai trò của nhà quản trị trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp hiện nay.
Như vậy, chúng ta có thể thấy các hiệp ước, các nghiên cứu trên thế giới về rủi ro nói chung và rủi ro tác nghiệp nói riêng cho chúng ta cái nhìn tổng quát về rủi ro tác nghiệp: khái niệm, dấu hiệu nhận biết, công cụ đo lường, giám sát… đã khẳng định sự cần thiết phải quản trị rủi ro tác nghiệp.
1.4.2. Tình hính nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, những năm qua công tác quản trị RRTN bước đầu được quan tâm:
Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên (2011) bên cạnh việc trích dẫn khung quản trị theo khuyến nghị cuả Basel cũng đã tổng hợp một số kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của một số NHTM trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Cấn Văn Lực (2013) đã tổng kết những mặt được cũng như những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro nói chung, rủi ro tác nghiệp nói riêng tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam.
Thái Thanh Hải (2012) đã phân tích những sai lầm thường gặp trong hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Phúc Quý Thạch (2016) đã phân tích những nguyên nhân khiến nhân viên ngân hàng mắc phải rủi ro tác nghiệp, đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp trong nghiệp vụ ngân hàng.
Ngoài ra, còn có một số đề tài nghiên cứu về rủi ro tác nghiệp như: Nguyễn Hoài Linh (2012) đã phân tích các nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại việt nam, phân tích thực trạng, đưa ra một vài giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại việt nam.
Tuy nhiên các nghiên cứu trong nước mới dừng lại ở việc nhận biết rủi ro tác nghiệp, bước đầu áp dụng các công cụ đo lường theo chuẩn quốc tế. Mặt khác
do mỗi ngân hàng có đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức, nền tảng công nghệ thông tin và văn hoá doanh nghiệp mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho đối tượng nghiên cứu cụ thể. Chưa đánh giá đúng mực vai trò của nhà quản trị, văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp.
Kết luận chƣơng 1:
Kế thừa những lý luận cơ bản về RRTN và quản trị RRTN, trong đề tài này, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng công tác QTRR tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch III. Qua đó đánh giá hiệu quả của công tác quản trị RRTN, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị RRTN tại đơn vị.
Điểm mới của đề tài là bên cạnh việc tác giả đã xác định được các tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản trị RRTN và sử dụng các tiêu chí này để đánh giá hiệu quả của công tác quản trị RRTN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch III, tác giả đã đề cập đến vấn đề vai trò của hội đồng quản trị trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp, ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp.