Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 28 - 31)

Mục đích kiểm toán khoản mục doanh thu

Hiện hữu Doanh thu đơn vị đã ghi nhận là có thực và phát sinh thực tế trong niên độ kế toán của đơn vị

Đầy đủ Tất cả các nghiệp vụ phát sinh được hạch toán đầy đủ trong sổ

sách kế toán của đơn vị

Quyền và nghĩa vụ

Toàn bộ doanh thu được ghi chép trên sổ sách kế toán của đơn vị đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

Ghi chép chính xác

Toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh được tính toán và ghi chép chính xác về giá trị, ngày tháng, tài khoản cũng như số hóa đơn cũng như kỳ phát sinh doanh thu

Phân loại và trình bày

Giá trị của tất cả các khoản doanh thu đã được phân loại đúng và trình bày trên báo cáo tài chính

2.3.1.2 Các thủ tục kiểm toán khoản mục doanh thu

Khi tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu, kiểm toán viên sẽ tiến hành hai phương pháp: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.

Thủ tục phân tích

Kiểm toán viên so sánh, phân tích biến động giữa tổng doanh thu năm nay và năm trước nhằm tìm hiểu nguyên nhân tăng hoặc giảm tổng doanh thu, từ đó hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không.

Ngoài ra kiểm toán viên tiến hành so sánh doanh thu bán hàng và bán hàng trả lại (nếu có), tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu năm nay và năm trước, và phân tích biến động nhằm hiểu rõ hơn sự thay đổi trong năm, tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không.

Thử nghiệm chi tiết

Kiểm toán viên tiến hành thu thập bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ đã cung cấp theo từng tháng trong năm nhằm đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết tài khoản doanh thu, báo cáo của phòng bán hàng, … về giá trị và yêu cầu nhân viên kế toán tại công ty khách hàng giải thích sự chênh lệch (nếu có). Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng phân tích biến động doanh thu theo từng tháng và cùng kỳ năm trước, giải thích nguyên nhân của sự biến động.

Kiểm toán viên đối chiếu doanh thu được hạch toán với tờ khai thuế GTGT trong năm. Đọc nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng, … để xác định các nghiệp vụ bất thường để tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các thủ tục kiểm tra tương ứng.

Chọn mẫu các khoản doanh thu được hạch toán trong năm và kiểm tra đến các chứng từ gốc có liên quan (hóa đơn, hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ …). Phương pháp chọn mẫu có thể là phương pháp bất kỳ, chọn mẫu lớn từ trên xuống hoặc có thể là chọn mẫu do mẫu có phát sinh hàng tháng, có tính liên tục.

Để kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục doanh thu, kiểm toán viên lựa chọn hóa đơn bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, phiếu xuất kho (nếu có), hoặc các chứng từ có liên quan trước và sau 5 ngày kết thúc niên độ.

Đối với các khoản doanh thu có gốc ngoại tệ, kiểm toán viên cần kiểm tra cơ sở và thời điểm ghi chép cũng như phát sinh nghiệp vụ để xác định tỷ giá quy đổi. Theo thông tư 200/2014/ TT – BTC có quy định, tỷ giá được xác định trong việc ghi chép giá trị của khoản doanh thu là tỷ giá tại ngân hàng giao dịch nhiều nhất của đơn vị tại ngày phát sinh nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, đối với các khoản giảm trừ doanh thu, kiểm toán viên kiểm tra chứng từ gốc liên quan đến các khoản giảm trừ, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh các khoản giảm trừ trên để xác định tính hợp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của doanh nghiệp cũng như luật thuế.

Đối chiếu các khoản doanh thu với các phần hành có liên quan như giá vốn hàng bán, các khoản phải thu, hàng tồn kho, … nhằm gửi thư xác nhận (nếu có) để xác nhận tính hiện hữu của các nghiệp vụ và thông tin liên quan đến các điều khoản hợp đồng.

Kiểm tra tính phân loại và trình bày chính xác các khoản doanh thu trên báo cáo tài chính.

2.3.2 Kiểm toán các khoản phải thu

Khoản phải thu là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính liên quan trực tiếp đến tất cả các khoản tiền thu được của doanh nghiệp. Đây là khoản mục mà người sử dụng báo cáo tài chính thường dùng để đánh giá khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp, vì thế khoản phải thu là khoản mục có thể dễ dàng phát sinh các gian lận.

Kiểm toán viên cần xác định mục tiêu kiểm toán khoản mục khoản phải thu cũng như phương pháp thực hiện nhằm có các phương pháp kiểm toán và thu thập bằng chứng khi tiến hành kiểm toán khoản mục này.

2.3.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục khoản phải thu

Nhằm đảm bảo kiểm toán khoản mục khoản phải thu tại công ty khách hàng luôn theo kịp kế hoạch, kiểm toán viên xác định các mục tiêu để kiểm toán khoản mục này bao gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)