Mục tiêu kiểm toán khoản mục khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 31 - 38)

Mục đích kiểm toán khoản mục khoản phải thu

Hiện hữu Các khoản phải thu đã ghi nhận đều có thực và phát sinh thực tế trong niên độ kế toán của đơn vị

Đầy đủ Tất cả các khoản phải thu đã phát sinh đều được hạch toán đầy đủ trong sổ sách kế toán của đơn vị

Quyền và nghĩa vụ

Đơn vị có quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản phải thu trên và có nghĩa vụ thu hồi các khoản phải thu này tại khách hàng khi đến hạn

Ghi chép chính xác

Tất cả các khoản phải thu đều được ghi chép chính xác dựa trên các số liệu thực tế đã phát sinh

Phân loại và trình bày

Tất cả các khoản phải thu đều được phân loại giữa khoản phải thu và khoản phải thu trả trước cũng như được trình bày hợp lý trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp

2.3.2.2 Các thủ tục kiểm toán khoản mục khoản phải thu

Khi tiến hành kiểm toán khoản mục khoản phải thu, kiểm toán viên sẽ tiến hành hai phương pháp: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.

Kiểm toán viên tiến hành so sánh số dư các khoản phải thu trong năm nay và năm trước kết hợp với việc phân tích biến động của các khoản phải thu, doanh thu thuần và dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.

Kiểm toán viên tiến hành tính tỷ số vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân giữa năm nay và năm trước, đồng thời kết hợp với việc xem xét chính sách tín dụng bán hàng trong kỳ của đơn vị để đánh giá tính hợp lý của số dư các khoản phải thu cũng như sự thay đổi số vòng quay (nếu có) cũng như khả năng lập dự phòng đối với các khoản phải thu.

Công thức tính tỷ số vòng quay khoản phải thu

Số ngày thu tiền bình quân

Thử nghiệm chi tiết

Kiểm toán viên tiến hành thu thập bảng tổng hợp theo dõi chi tiết số dư khoản phải thu và khoản phải thu trả trước theo từng đối tượng khách hàng. Sau đó, kiểm toán viên đối chiếu với các sổ sách có liên quan như sổ cái, sổ chi tiết theo từng đối tượng, bảng cân đối phát sinh..

Đọc nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng, … để xác định các nghiệp vụ bất thường nhằm tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các thủ tục kiểm tra tương ứng.

Kiểm toán số dư đầu kỳ:

 Đối với đơn vị hoặc doanh nghiệp mà công ty kiểm toán kiểm năm đầu tiên, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu khoản phải thu bất kỳ theo từng đối tượng khách hàng của đơn vị được kiểm toán, sau đó kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh

trong năm, tính toán lại để xác định được số dư; xem xét và đánh giá lại gốc ngoại tệ.

 Đối với đơn vị hoặc doanh nghiệp mà công ty kiểm toán đã kiểm nhiều năm, kiểm toán viên xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước, kiểm tra các thư xác nhận và phỏng vấn kiểm toán viên tiền nhiệm.

Tiến hành lập và gửi thư xác nhận đến các khách hàng có số dư khoản phải thu, kể cả các khoản phải thu trả trước. Tổng hợp kết quả nhận được và đối chiếu với số dư được hạch toán trong sổ sách kế toán để xác minh tính chính xác. Kiểm toán viên có thể yêu cầu nhân viên tại công ty khách hàng giải thích các sự chênh lệch nếu có.

Trong trường hợp thư xác nhận không có hồi âm, kiểm toán viên gửi thư xác nhận lần 2, đồng thời tạm thời sử dụng các thủ tục thay thế cho các khoản phải thu như là thu thập và đối chiếu các biên bản nợ của đơn vị (nếu có). Ngoài ra có thể theo dõi các nghiệp vụ phát sinh cho từng khách hàng, tính toán và ghi chép lại bằng cách thu thập các chứng từ liên quan chứng minh tính hiện hữu của các nghiêp vụ phát sinh như hóa đơn bán hàng, hợp đồng,... Bên cạnh đó, kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc niên độ bằng cách thu thập các chứng từ ngân hàng và các phiếu thu tiền mặt, sổ chi tiết tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán không cho phép kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận, kiểm toán viên cần thu thập thư giải trình của ban giám đốc hoặc ban quản trị giải thích nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế.

Đối với các khoản trích lập dự phòng và chi phí dự phòng, việc đầu tiên, kiểm toán viên cần tìm hiểu chính sách tín dụng của đơn vị (hạn mức tín dụng, thời gian tín dụng,…) và cập nhật các thay đổi so với năm trước (nếu có); tìm hiểu phương pháp đơn vị sử dụng để trích lập các khoản dự phòng, những thay đổi so với năm trước và trao đổi với đơn vị về các giả định quan trọng; kiểm tra các chứng từ liên quan đến các khoản trích lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của các khoản trích lập dự phòng, ước tính và tính toán lại; thu thập bảng phân tích tuổi nợ và chọn mẫu một số đối tượng trong các khoản trích lập dự phòng nhằm phân tích và đánh giá tính hợp lý của việc trích lập; xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày

kết thúc niên độ có ảnh hưởng hay không đến các khoản phải thu khách hàng (khách hàng phá sản, bỏ trống, …)

Kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tồn tại thực tế trong kỳ kế toán và đối chiếu với các khoản phát sinh tại khoản mục doanh thu.

Các khoản phải thu khách hàng đã trả tiền trước, kiểm toán viên kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, đồng thời kiểm tra các chứng từ thanh toán, chuyển tiền, … sau đó đánh giá lại tính hợp lý của khoản trả trước này.

Tại các nghiệp vụ bù trừ công nợ, kiểm toán viên xem xét hợp đồng và các biên bản thỏa thuận, biên bản đối chiếu giữa các bên.

Đối với các giao dịch có số dư gốc ngoại tệ, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngân hàng phát sinh giao dịch nhiều nhất, đồng thời đánh giá lại gốc ngoại tệ này nhằm kiểm tra việc hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện hoặc chưa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.

Kiểm tra việc phân loại các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời kiểm toán viên kiểm tra việc trình bày trên báo cáo tài chính bao gồm việc trình bày các khoản phải thu chiếm tỷ trọng trên 10% tổng các khoản phải thu, những khoản dưới 10% sẽ được ghi nhận các công ty khách hàng khác.

CHƢƠNG 3GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA

3.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán CPA 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty kiểm toán CPA là tổ chức tư vấn kiểm toán hợp pháp được thành lập dưới hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chuyên

nghiệp có chất lượng cao nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn của khách hàng.

Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán CPA

Tên giao dịch: CPA Auditing Company Limited

Tên viết tắt: CPA Auditing Co.,Ltd

Trụ sở: 168/22 Đường D2, Phường 22, Q. Bình thạnh, Tp. HCM Điện thoại: (84) 8 35 128 536

Fax: (84) 8 35 128 693

Website: www.kiemtoancpa.com

Email: contact@kiemtoancpa.com

Với những kinh nghiệm sâu rộng về lĩnh vực kế toán – kiểm toán – thuế, CPA là công ty kiểm toán có uy tín nghề nghiệp cao, được các nhà đầu tư tín nhiệm trong việc sử dụng các dịch vụ mà CPA cung cấp. Hiện nay, CPA đã và đang phát triển đội ngũ nhân lực vững mạnh gồm nhiều kiểm toán viên giỏi có khả năng kiểm toán và tư vấn trong nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp. Khách hàng của CPA hiện nay là những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp…. và các công ty cổ phần, TNHH trong nước.

Tuy chỉ mới được thành lập trong thời gian gần đây nhưng CPA đã và đang từng bước gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, không ngừng tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp kết hợp với thái độ phục vụ uy tín, nhiệt tình đã và đang giúp CPA dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán cũng như các dịch vụ khác có liên quan.

3.1.2 Mục tiêu, nguyên tắc và phƣơng hƣớng hoạt động

Mục tiêu hoạt động:

Công ty TNHH Kiểm toán CPA là loại hình kinh doanh dịch vụ nên tài sản lớn nhất của công ty chính là con người. CPA luôn xem yếu tố con người làm nhân tố quyết định và

quan trọng trong định hướng hoạt động kinh doanh của công ty. Vì thế, CPA chú trọng nhiều đến việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, luôn tạo điều kiện cho nhân viên trau dồi, học hỏi lẫn nhau và nâng cao chất lượng của các kiểm toán viên trong công ty.

Mục tiêu hoạt động của CPA là giúp khách hàng và những người quan tâm đến vấn đề kế toán tài chính bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của CPA nhằm góp phần ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nguyên tắc hoạt động:

Độc lập, khách quan, chính trực, bảo mật, trình độ nghiệp vụ, tư cách nghề nghiệp, chấp hành các chuẩn mực nghiệp vụ là một trong những nguyên tắc quan trọng trọng mà công ty kiểm toán CPA muốn đem lại cho khách hàng của mình.

Khách quan: Người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị.

Chính trực: Người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng.

Độc lập: Kiểm toán viên phải độc lập về mặt hình thức và tư tưởng.

Bảo mật: Người làm kiểm toán phải bảo mật thông tin có được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.

Trình độ nghiệp vụ: Người làm kiểm toán thực hiện công việc với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.

Tư cách nghề nghiệp: Người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.

Tuân thủ các chuẩn mực nghiệp vụ: Thực hiện công việc theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã dược quy định trong chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, quy định của hội nghề nghiệp và các quy định của pháp luật hiện hành.

Công ty TNHH Kiểm toán CPA (CPA) thực hiện dịch vụ kế toán dựa trên các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành. Đồng thời, công ty căn cứ trên các luật thuế GTGT, Thu nhập doang nghiệp, Nhà thầu, Thu nhập cá nhân,…. để kê khai thuế và quyết toán thuế phù hợp với những quy định của nhà nước.

Phƣơng hƣớng hoạt động:

Trong những năm sắp tới, công ty TNHH Kiểm toán CPA chú trọng nâng cao chất lượng của việc cung ứng các dịch vụ cho khách hàng nhằm mở rộng thị phần, gia tăng doanh thu và nâng cao vị thế thương mại. Quan tâm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng ở những vùng kinh tế mới, những khu công nghiệp đã và đang phát triển. Chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên, tăng số lượng nhân viên có chứng chỉ Kiểm toán viên. Mở khóa đào tạo lĩnh vực: khai báo thuế, kỹ năng thực hành chuyên môn cho sinh viên sắp tốt nghiệp…..

3.1.3 Những dịch vụ Công ty TNHH Kiểm toán CPA cung cấp

 Dịch vụ kiểm toán BCTC.  Dịch vụ kế toán.

 Dịch vụ tư vấn thuế, kê khai thuế.

 Dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý doanh nghiệp.

3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA Mô tả cấu trúc: Mô tả cấu trúc:

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban giám đốc:

Giám đốc: là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)