Bảng tính số mẫu cần kiểm tra chi tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 67 - 70)

Kiểm tra chi tiết 511

Mục tiêu: Kiểm tra tính phát sinh, chính xác. Giá trị Số mẫu

Khoảng cách mẫu 1,912,200,000 Tổng thể 80,064,959,460 Các phần tử lớn hơn KCM (1) Các phần tử đặc biệt (3) Các phần tử còn lại (Lí thuyết) 80,064,959,460 42 Các phần tử còn lại (2) 68,916,542,754 51

Tỷ lệ mẫu kiểm tra so với tổng thể (%) 62%

(Nguồn: Tài liệu của Công ty TNHH Kiểm toán CPA)

Như vậy, số mẫu tối thiểu kiểm toán viên cần kiểm tra chi tiết các chứng từ gốc liên quan là 42 mẫu. Các chứng từ gốc ở đây có thể bao gồm hóa đơn thương mại (Commercial

Invoice) do toàn bộ doanh thu đều là hàng xuất khẩu, tờ khai thuế xuất khẩu, giấy vận chuyển và hợp đồng bán hàng.

Sau đó, kiểm toán viên kiểm tra chi tiết đến các chứng từ gốc so với khoảng cách mẫu đã tính từ khi lập kế hoạch kiểm toán. Số mẫu tối thiểu là 42 mẫu. Kiểm toán viên lựa chọn mẫu từ giá trị lớn đến nhỏ trong các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu. Kiểm toán viên đã kiểm tra chi tiết 51 mẫu. Trong đó, giá trị nghiệp vụ phát sinh lớn nhất là vào ngày 29/05/2015 xuất bán vải dệt kim theo tờ khai xuất khẩu số 3004-0869-2200 trị giá 3,490,360,613 VND. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh được ghi nhận đều có đầy đủ tờ khai xuất khẩu, hóa đơn mua hàng, tờ vận chuyển và hóa đơn thương mại. Tỷ lệ mẫu đã kiểm tra là 62% so với tổng giá trị doanh thu 80,064,959,640 VND, tương đương 49,891,865,073 VND. Kiểm toán viên photo 4 đến 5 bộ hợp đồng, tờ khai xuất khẩu của các nghiệp vụ phát sinh doanh thu lớn.

Thử nghiệm năm:

Toàn bộ các khoản doanh thu đều là gốc ngoại tệ. Kiểm toán viên đã phỏng vấn chị QWERTY và được biết Công ty TNHH XYZ đã sử dụng tỷ giá trên tờ khai xuất khẩu. Như vậy Công ty TNHH XYZ đã không thực hiện theo thông tư 200/2014/TT – BTC về việc ghi nhận doanh thu theo tỷ giá phát sinh nghiệp vụ trong ngày tại ngân hàng có phát sinh giao dịch nhiều nhất. Trên thực tế, Công ty TNHH XYZ có hơn 500 đơn hàng ghi nhận doanh thu nên kiểm toán viên không có đủ thời gian để kiểm tra chi tiết từng khoản chênh lệch tỷ giá của mỗi đơn hàng. Vì vậy kiểm toán viên sẽ sử dụng tỷ giá đầu kỳ và cuối kỳ để đánh giá lại chênh lệch tỷ giá, việc đánh giá này sẽ được thực hiện trong phần ghi nhận các khoản phải thu khách hàng.

Thử nghiệm sáu:

Để kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu, kiểm toán viên tiến hành dò 5 bút toán của việc ghi nhận doanh thu trước và sau ngày kết thúc niên độ 31/12/2015.

Ngoài ra, để kiểm tra tính đúng kỳ đã ghi nhận doanh thu, kiểm toán viên thu thập các hóa đơn trước và sau ngày kế thúc niên độ 31/12/2015. Kiểm toán viên đã thu thập được các hóa đơn với tổng giá trị là 6,782,549,064 VND trong đó, giá trị trước ngày 31/12/2015 là

2,701,636,142 VND và giá trị còn lại là các khoản phát sinh doanh thu sau ngày 31/12/2015 cụ thể là từ 1 đến ngày 15 tháng 01 năm 2016. So sánh các số liệu trên với sổ nhật ký chung, kiểm toán viên thấy số liệu đã được ghi chép đúng niên độ

Theo quan sát trong khoản mục doanh thu, kiểm toán viên nhận thấy đơn vị đã ghi nhận việc phân loại doanh thu và trình bày trên báo cáo tài chính là hợp lý.

Ngoài ra, kiểm toán viên có thể nhận thấy được sự mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH XYZ, do chỉ trong 15 ngày đầu năm 2016, doanh thu của Công ty TNHH XYZ đã rơi vào khoảng hơn 4 tỷ đồng, điều đó đồng nghĩa với việc trong năm 2016, doanh thu của Công ty TNHH XYZ sẽ còn tăng mạnh.

4.2.2 Quá trình kiểm toán khoản mục các khoản phải thu

Đặc biệt, Công ty TNHH XYZ chỉ có một khách hàng duy nhất là THM Industrial Limited Company, là một công ty Hàn Quốc, trụ sở đặt tại Seoul, Hàn Quốc. THM Industrial Limited Company là một công ty lớn, là khách hàng dài hạn cũng như thân thiết của Công ty TNHH XYZ.

Để kiểm toán khoản mục khoản phải thu, Công ty TNHH Kiểm toán CPA có một thủ tục chung cho tất cả các công ty để kiểm toán khoản mục này.

Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ: Vào năm 2014, Công ty TNHH XYZ áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15, năm 2015 Công ty TNHH XYZ bắt đầu áp dụng chế độ kế toán theo hướng dẫn của thông tư 200/2014/TT – BTC và có đầy đủ điều chỉnh cũng như thuyết minh trong việc thay đổi chính sách kế toán. Như vậy có thể nhận thấy chính sách kế toán được Công ty TNHH XYZ áp dụng đã hoàn toàn nhất quán với năm trước và phù hợp với sự thay đổi trong năm 2015.

Kiểm toán viên tiến hành thực hiện thử nghiệm cơ bản bao gồm hai phương pháp thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết để kiểm toán khoản mục khoản phải thu.

Thủ tục phân tích

Do Công ty TNHH XYZ đã nâng cao năng suất và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, doanh thu tăng hơn 71 tỷ VND, vì thế số dư các khoản phải thu cuối năm 2015 cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, số dư của khoản mục khách hàng trả tiền trước năm nay tăng 100%.

Có thể thấy được rằng, tổng giá trị của doanh thu năm nay là hơn 80 tỷ VND và số dư các khoản phải thu cuối năm là hơn 31 tỷ VND, tức chiếm 37,5% tổng giá trị doanh thu trong khi đó, tổng giá trị của doanh thu năm 2014 là gần 9 tỷ đồng, và số dư các khoản phải thu cuối năm là gần 2 tỷ VND, tức chiếm 22,22% tổng giá trị doanh thu. Như vậy, thời gian để thu hồi các khoản phải thu lâu hơn năm trước.

Sự chênh lệch gần 30 tỷ VND giữa số dư khoản phải thu năm nay và năm trước là do Công ty TNHH XYZ đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời áp dụng chính sách tín dụng mới cho THM Industrial Limited Company nên số dư khoản phải thu cuối năm 2015 đã tăng lên đáng kể.

Kiểm toán viên tính thêm số vòng quay các khoản phải thu nhằm hiểu rõ hơn về sự thay đổi của vòng quay khoản phải thu trong hai năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)