Kiểm toán các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 30 - 34)

CHƢƠNG 2 : Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán BCTC

2.3 Kiểm toán khoản mục doanh thu và các khoản phải thu

2.3.2 Kiểm toán các khoản phải thu

Khoản phải thu là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính liên quan trực tiếp đến tất cả các khoản tiền thu được của doanh nghiệp. Đây là khoản mục mà người sử dụng báo cáo tài chính thường dùng để đánh giá khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp, vì thế khoản phải thu là khoản mục có thể dễ dàng phát sinh các gian lận.

Kiểm toán viên cần xác định mục tiêu kiểm toán khoản mục khoản phải thu cũng như phương pháp thực hiện nhằm có các phương pháp kiểm toán và thu thập bằng chứng khi tiến hành kiểm toán khoản mục này.

2.3.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục khoản phải thu

Nhằm đảm bảo kiểm toán khoản mục khoản phải thu tại công ty khách hàng luôn theo kịp kế hoạch, kiểm toán viên xác định các mục tiêu để kiểm toán khoản mục này bao gồm:

Bảng 2.3 : Mục tiêu kiểm toán khoản mục khoản phải thuMục đích kiểm toán khoản mục khoản phải thu Mục đích kiểm toán khoản mục khoản phải thu

Hiện hữu Các khoản phải thu đã ghi nhận đều có thực và phát sinh thực tế trong niên độ kế toán của đơn vị

Đầy đủ Tất cả các khoản phải thu đã phát sinh đều được hạch toán đầy đủ trong sổ sách kế toán của đơn vị

Quyền và nghĩa vụ

Đơn vị có quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản phải thu trên và có nghĩa vụ thu hồi các khoản phải thu này tại khách hàng khi đến hạn

Ghi chép chính xác

Tất cả các khoản phải thu đều được ghi chép chính xác dựa trên các số liệu thực tế đã phát sinh

Phân loại và trình bày

Tất cả các khoản phải thu đều được phân loại giữa khoản phải thu và khoản phải thu trả trước cũng như được trình bày hợp lý trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp

2.3.2.2 Các thủ tục kiểm toán khoản mục khoản phải thu

Khi tiến hành kiểm toán khoản mục khoản phải thu, kiểm toán viên sẽ tiến hành hai phương pháp: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.

Kiểm toán viên tiến hành so sánh số dư các khoản phải thu trong năm nay và năm trước kết hợp với việc phân tích biến động của các khoản phải thu, doanh thu thuần và dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.

Kiểm toán viên tiến hành tính tỷ số vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân giữa năm nay và năm trước, đồng thời kết hợp với việc xem xét chính sách tín dụng bán hàng trong kỳ của đơn vị để đánh giá tính hợp lý của số dư các khoản phải thu cũng như sự thay đổi số vòng quay (nếu có) cũng như khả năng lập dự phòng đối với các khoản phải thu.

Công thức tính tỷ số vòng quay khoản phải thu

Số ngày thu tiền bình quân

Thử nghiệm chi tiết

Kiểm toán viên tiến hành thu thập bảng tổng hợp theo dõi chi tiết số dư khoản phải thu và khoản phải thu trả trước theo từng đối tượng khách hàng. Sau đó, kiểm toán viên đối chiếu với các sổ sách có liên quan như sổ cái, sổ chi tiết theo từng đối tượng, bảng cân đối phát sinh..

Đọc nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng, … để xác định các nghiệp vụ bất thường nhằm tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các thủ tục kiểm tra tương ứng.

Kiểm toán số dư đầu kỳ:

 Đối với đơn vị hoặc doanh nghiệp mà công ty kiểm toán kiểm năm đầu tiên, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu khoản phải thu bất kỳ theo từng đối tượng khách hàng của đơn vị được kiểm toán, sau đó kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh

trong năm, tính toán lại để xác định được số dư; xem xét và đánh giá lại gốc ngoại tệ.

 Đối với đơn vị hoặc doanh nghiệp mà công ty kiểm toán đã kiểm nhiều năm, kiểm toán viên xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước, kiểm tra các thư xác nhận và phỏng vấn kiểm toán viên tiền nhiệm.

Tiến hành lập và gửi thư xác nhận đến các khách hàng có số dư khoản phải thu, kể cả các khoản phải thu trả trước. Tổng hợp kết quả nhận được và đối chiếu với số dư được hạch toán trong sổ sách kế toán để xác minh tính chính xác. Kiểm toán viên có thể yêu cầu nhân viên tại công ty khách hàng giải thích các sự chênh lệch nếu có.

Trong trường hợp thư xác nhận không có hồi âm, kiểm toán viên gửi thư xác nhận lần 2, đồng thời tạm thời sử dụng các thủ tục thay thế cho các khoản phải thu như là thu thập và đối chiếu các biên bản nợ của đơn vị (nếu có). Ngoài ra có thể theo dõi các nghiệp vụ phát sinh cho từng khách hàng, tính toán và ghi chép lại bằng cách thu thập các chứng từ liên quan chứng minh tính hiện hữu của các nghiêp vụ phát sinh như hóa đơn bán hàng, hợp đồng,... Bên cạnh đó, kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc niên độ bằng cách thu thập các chứng từ ngân hàng và các phiếu thu tiền mặt, sổ chi tiết tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán không cho phép kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận, kiểm toán viên cần thu thập thư giải trình của ban giám đốc hoặc ban quản trị giải thích nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế.

Đối với các khoản trích lập dự phòng và chi phí dự phòng, việc đầu tiên, kiểm toán viên cần tìm hiểu chính sách tín dụng của đơn vị (hạn mức tín dụng, thời gian tín dụng,…) và cập nhật các thay đổi so với năm trước (nếu có); tìm hiểu phương pháp đơn vị sử dụng để trích lập các khoản dự phòng, những thay đổi so với năm trước và trao đổi với đơn vị về các giả định quan trọng; kiểm tra các chứng từ liên quan đến các khoản trích lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của các khoản trích lập dự phòng, ước tính và tính toán lại; thu thập bảng phân tích tuổi nợ và chọn mẫu một số đối tượng trong các khoản trích lập dự phòng nhằm phân tích và đánh giá tính hợp lý của việc trích lập; xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày

kết thúc niên độ có ảnh hưởng hay không đến các khoản phải thu khách hàng (khách hàng phá sản, bỏ trống, …)

Kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tồn tại thực tế trong kỳ kế toán và đối chiếu với các khoản phát sinh tại khoản mục doanh thu.

Các khoản phải thu khách hàng đã trả tiền trước, kiểm toán viên kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, đồng thời kiểm tra các chứng từ thanh toán, chuyển tiền, … sau đó đánh giá lại tính hợp lý của khoản trả trước này.

Tại các nghiệp vụ bù trừ công nợ, kiểm toán viên xem xét hợp đồng và các biên bản thỏa thuận, biên bản đối chiếu giữa các bên.

Đối với các giao dịch có số dư gốc ngoại tệ, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngân hàng phát sinh giao dịch nhiều nhất, đồng thời đánh giá lại gốc ngoại tệ này nhằm kiểm tra việc hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện hoặc chưa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.

Kiểm tra việc phân loại các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời kiểm toán viên kiểm tra việc trình bày trên báo cáo tài chính bao gồm việc trình bày các khoản phải thu chiếm tỷ trọng trên 10% tổng các khoản phải thu, những khoản dưới 10% sẽ được ghi nhận các công ty khách hàng khác.

CHƢƠNG 3GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA

3.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán CPA 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)