Bảng câu hỏi khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 54 - 56)

STT Câu hỏi Không

1 Có kiểm tra tính hợp lệ của giấy báo nợ của ngân hàng hay không?

2 Thủ quỹ có độc lập với kế toán hay không 

3 Có tiến hành đối chiếu giữa sổ ngân hàng và sổ nhật ký hay không?

4 Có tiến hành đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối mỗi tháng hay không?

5 Các khoản bán chịu có được xét duyệt hay không? 

6 Có lập báo cáo hàng quý hay không? 

7 Các tờ khai xuất khẩu, phiếu xuất kho, hóa đơn vận chuyển có được lưu trữ đầy đủ hay không?

8 Công tác thực hiện các chính sách về giá, chiết khấu, giảm giá có được kiểm tra chặt chẽ hay không?

9 Có quy định rõ ràng về việc mọi mặt hàng gửi đi đều phải lập hóa đơn và ghi nhận doanh thu hay không?

10 Có tiến hành đối chiếu công nợ hàng kỳ hay không?  11 Có tiến hành đối chiếu bảng tổng hợp phải thu khách

hàng với sổ cái tài khoản 131 hay không?

12 Việc phản ánh doanh thu có theo đúng kỳ kế toán hay không?

13 Có thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, hạn mức tín dụng để kịp thời xử lý các khoản nợ không?

14 Việc hạch toán các khoản phải thu có dựa trên chứng từ hay không?

15 Có theo dõi riêng từng khoản doanh thu cho từng khách hàng hay không?

16 Kế toán trưởng cũ có bàn giao kỹ càng các công việc cho chị QWERTY không?

(Nguồn: Tài liệu của Công ty TNHH Kiểm toán CPA)

Qua đó, có thể nhận thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH XYZ tại chu trình bán hàng khá tốt, vì vậy mức độ phức tạp của quá trình kiểm toán không quá cao và rủi ro kiểm soát là tương đối thấp.

Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro

Do Công ty TNHH XYZ thành lập từ năm 2013 và đến nay đã đi vào hoạt động được gần 3 năm, trong đó chỉ tiêu doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của Công ty TNHH XYZ

để các chủ đầu tư có thể đánh giá về hiệu quả hoạt động của công ty, vì vậy kiểm toán viên đã sử dụng doanh thu làm chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu.

Để xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục, kiểm toán viên có các tiêu chí và tỷ lệ khác nhau được ước tính dựa trên xét đoán cá nhân của kiểm toán viên (theo mẫu tại Phụ lục số 09 và 10).

Với kinh nghiệm trong nghề lâu năm, kiểm toán viên đã ước tính các tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu phù hợp với tiêu chí cũng như quy mô của doanh nghiệp. Qua đó kiểm toán viên đã xác định được mức trọng yếu theo bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán báo cáo tài chính minh họa cụ thể khoản mục doanh thu và khoản phải thu​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)