Ma trận hệ số tương quan trong mô hình

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 55 - 56)

npl loan_gr roe size llp gdp inf

npl 1 loan_gr -0.2864 1 roe -0.1766 0.2372 1 size 0.2093 -0.573 -0.0145 1 llp -0.1641 0.5242 0.0945 -0.7216 1 gdp -0.0666 0.0888 -0.014 0.0666 -0.0121 1 inf 0.0976 -0.134 0.0495 -0.0211 -0.021 -0.426 1

Nguồn: Kết quả từ Stata

Ma trận hệ số tương quan ở Bảng 4.5 là một bảng thể hiện hệ số tương quan giữa các biến. Ma trận tương quan bao gồm các hàng và cột hiển thị các biến. Mỗi ô trong bảng chứa hệ số tương quan. Mỗi ô trong bảng hiển thị mối tương quan giữa hai biến. Ma trận tương quan được sử dụng để tóm tắt dữ liệu, làm đầu vào cho một phân tích và chẩn đoán cho phân tích mô hình. Ma trận mô tả mối tương quan giữa tất cả các cặp giá trị có thể có trong bảng. Hệ số tương quan nằm trong khoảng từ -1 đến +1, với -1 cho biết mối quan hệ ngược chiều hoàn hảo, +1 cho thấy mối quan hệ

cùng chiều hoàn hảo và 0 cho thấy giữa hai biến không có mối quan hệ. Một biến tương quan với chính nó sẽ luôn có hệ số tương quan là 1. Ma trận hệ số tương quan Pearson ở Bảng 4.5 thể hiện hệ số tương quan giữa các biến độc lập không quá lớn (nhò hơn 0.8) cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến có khả năng không tồn tại trong mô hình nghiên cứu. Đồng thời, ma trận hệ số tương quan còn thể hiện sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội với kết quả được thể hiện như sau.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w