Bảng tổng hợp kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 60 - 91)

H1 Độ trễ 1 năm của nợ xấu 0.1332 0.2780 Bác bỏ H2 Tăng trưởng tín dụng -0.0502 0.0000 Chấp nhận H3 Độ trễ 1 năm của tăng trưởng

tín dụng -0.0135 0.0030 Chấp nhận

H4 Lợi nhuận ròng trên VCSH -0.0037 0.0000 Chấp nhận

H5 Quy mô ngân hàng -0.0002 0.5970 Bác bỏ

H6 Tỷ lệ dự phòng 0.0008 0.0200 Chấp nhận

H7 Tăng trưởng GDP -0.0787 0.0000 Chấp nhận

H8 Tỷ lệ lạm phát 0.1042 0.0070 Chấp nhận

Nguồn: tổng hợp từ kết quả hồi quy

- Giả thuyết H2: Biến tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. <

0.5 do đó giả thuyết H2: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta âm (-0.0502) nên tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và đối lập với dấu kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu của Boudriga và cộng sự (2010); Rifat (2016); Zheng và cộng sự (2019); Nguyễn Kim Quốc Trung (2020).

- Giả thuyết H3: Biến độ trễ một năm của tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H3: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta âm (-0.0135) nên độ trễ một năm của tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và đối lập với dấu kỳ vọng ban đầu.

- Giả thuyết H4: Biến Lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định

mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H4: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta âm (-0.0037) nên biến ROE có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này chứng tỏ, biến ROE có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu mà tác giả đặt ra. Ngoài ra, kết quả của mối tương quan này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hess và cộng sự (2009); Boudriga và cộng sự (2010); Nguyễn Kim Quốc Trung (2019).

- Giả thuyết H6: Biến tỷ lệ dự phòng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H6: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta dương (0.0008) nên biến tỷ lệ dự phòng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này chứng tỏ, biến tỷ lệ dự phòng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu và trái với dấu kỳ vọng ban đầu mà tác giả đặt ra. Ngoài ra, kết quả của mối tương quan này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hess và cộng sự (2009); Boudriga và cộng sự (2010); Nguyễn Kim Quốc Trung (2019).

- Giả thuyết H7: Biến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H7: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta âm (- 0.0787) nên biến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này chứng tỏ, kết quả tương quan trong mối quan hệ giữa 2 biến phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Ngoài ra, kết quả của mối tương quan này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hess và cộng sự (2009); Boudriga và cộng sự (2010); Louzis và cộng sự (2012); Curak và cộng sự (2013); Kjosevski và Petkovski (2017); Nguyễn Kim Quốc Trung (2019).

- Giả thuyết H8: Biến tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H8: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta dương (0.1042) nên biến tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này chứng tỏ, kết quả tương quan trong mối quan hệ giữa hai biến trái với

dấu kỳ vọng ban đầu mà tác giả đặt ra. Tuy nhiên, kết quả của mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và nợ phát phù hợp với kết quả nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013), Klein (2013); Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017); Phạm Nguyễn Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018); Nguyễn Kim Quốc Trung (2020).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Nội dung chương 4 của luận văn đã trình bày khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam; mức tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu (NHTM nhà nước và NHTM cổ phần). Đồng thời bằng phương pháp nghiên cứu định lượng (sử dụng phương pháp GMM), dựa trên cơ sở hai mô hình nghiên cứu đề xuất, trong mô hình thứ nhất tác giả đã xác định 6 biến mang ý nghĩa thống kê đối với mô hình đầu tiên là những biến sau đây: tăng trưởng tín dụng; độ trễ một năm của tăng trưởng tín dụng; lợi nhuận ròng trên VCSH; tỷ lệ dự phòng; tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội; và tỷ lệ lạm phát. Ngoài ra, đối với mô hình thứ hai tác giả đã ước lượng và kiểm định mức độ ảnh hưởng của nợ xấu và tăng trưởng tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM CP tại Việt Nam. Từ những kết quả đạt được ở chương 4, một số hàm ý chính sách sẽ được đề xuất nhằm hạn chế nợ xấu và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM CP tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận

Nợ xấu là vấn đề quan tâm hàng đầu không những đối với hệ thống NHTM mà còn đối với cả nền kinh tế - tài chính của quốc gia. Sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cuối năm 2019, đầu năm 2020 cho thấy nợ xấu của toàn ngành nhìn chung chỉ tăng nhẹ từ mức 1.45% của năm 2019 lên mức 1.62% trong quý đầu năm 2020 do dịch bệnh COVID-19 chưa thực sự có ảnh hưởng rõ nét lên chất lượng nợ của toàn ngành ngân hàng. Cùng việc sự tăng trưởng chậm của tín dụng, nợ xấu cũng có thể sẽ bắt đầu có xu hướng xuất hiện trong giai đoạn tiếp theo khi nền kinh tế chịu tác động từ dịch bệnh (từ sau quý 1 năm 2020). Nợ xấu của toàn ngành ngân hàng được ước tính tăng từ 1.89% lên 3.67% (Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, 2020).

Bằng việc sử dụng phương pháp GMM cho hai mô hình nghiên cứu, thứ nhất đo lường mức độ ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam; và mô hình thứ hai nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng và nợ xấu đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình thứ nhất có 6 biến mang ý nghĩa thống kê gồm: tăng trưởng tín dụng; độ trễ một năm của tăng trưởng tín dụng; lợi nhuận ròng trên VCSH; tỷ lệ dự phòng; tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội; và tỷ lệ lạm phát. Kết quả cho thấy tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều đến nợ xấu và mức độ tác động là 0.0502.

Ngoài ra, đối với mô hình thứ hai tác giả đã ước lượng và kiểm định mức độ ảnh hưởng của nợ xấu và tăng trưởng tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM CP tại Việt Nam, bên cạnh các biến khác như độ trễ một năm của hiệu quả kinh doanh; quy mô ngân hàng; độ trễ một năm của nợ xấu; tỷ lệ dự phòng.

5.2 Hàm ý chính sách5.2.1 Tăng trưởng tín dụng 5.2.1 Tăng trưởng tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng và đóng góp tỷ lệ phần trăm lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do đó, các ngân hàng luôn

đưa ra những chính sách, chiến lược để thúc đẩy và phát triển hoạt động tín dụng. Là trung gian tài chính thực hiện việc phân phối vốn tín dụng, NHTM đã góp phần điều hòa nguồn vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tuy nhiên nhiên, việc tăng trưởng tín dụng sẽ dẫn đến khả năng phát sinh nợ xấu tại các NHTM, điều này có nghĩa là chất lượng tín dụng thấp và hiệu quả hoạt động tín dụng sẽ không cao. Chính vì vậy, để góp phần hạn chế nợ xấu, khi các NHTM đẩy mạnh hoạt động tín dụng, một số giải pháp cần chú ý như sau: - Việc hoàn thiện chính sách và xem xét và đánh giá các quy trình thực tại để cải

thiện và từng bước áp dụng theo chuẩn quốc tế về quy trình tín dụng. Bên cạnh đó, cần đưa ra các quy định chặt chẽ về quản lý nợ xấu và kiểm tra hoạt động cấp tín nhằm giúp ngân hàng giảm các nguy cơ rủi ro cao có thể dẫn đến phá sản.

- Quy trình cho vay cần thiết lập chặt chẽ từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu giải ngân, và lưu ý đến việc theo dõi và giám sát chặt chẽ việc sự dụng vốn có đúng theo hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Việc kiểm tra và đánh giá thường xuyên các khoản vay là điều cần thiết để ngăn ngừa nợ xấu phát sinh. Vì nợ xấu có tính kế thừa từ năm này sang năm khác, và ảnh hưởng không chỉ riêng đến hiệu quả của một ngân hàng mà còn tác động đến toàn ngành ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, tạo nên sự bất ổn định về tài chính và tạo ra các phí tổn và thiệt hại nặng nề trong việc xử lý nợ xấu.

- Tăng cường pháp chế là điều cần thiết để các chủ thể liên quan phải tuân thủ và thực hiện theo quy định của pháp luật, quy định, quyết định, nghị định… khi cung cấp hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, nhà nước cần tăng tính pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng bao gồm NHNN và các tổ chức tín dụng, NHTM…

- Để giải quyết nợ xấu, ngân hàng cần xem xét các cơ chế thỏa thuận, thương lượng giữa các bên liên quan là NHTM và doanh nghiệp để đạt sự đồng thuận trong khuôn khổ pháp luật quy định. Điều này giúp cho các chủ thể liên quan tìm ra giải pháp hợp lý trong việc xử lý nợ xấu như đề ra các phương án trả nợ, xác định thời

điểm trả nợ, thay đổi các điều khoản, nội dung hợp đồng tín dụng để phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của các bên.

- Các CBTD cần thường xuyên kiểm tra và giám sát nợ xấu, phân tích và đánh giá giá trị TSĐB, cũng như phải có sự đôn đốc theo dõi, chỉ đạo của lãnh đạo bộ phận tín dụng cũng như ban giám đốc để có các phương án can thiệp và xử lý nợ xấu kịp thời. Đồng thời, cần phải làm rõ trách nhiệm liên đới giữa các bên liên quan đến hoạt động tín dụng từ khâu đánh giá hồ sơ đến khâu giải ngân và khi thu hồi khoản tín dụng, để đảm bảo các bên liên quan tuân thủ pháp luật và xử lý theo quy định pháp luật khi có vấn đề xảy ra trong việc thu hồi nợ xấu. Do đó, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hạn chế rủi ro, đặc biệt ở khâu tín dụng. Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải có phẩm chất, năng lực công tác, tính thần trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn luôn được cập nhật và trau dồi.

- Xây dựng hệ thống quản lý và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả từ khâu thiết lập quy trình và các chính sách trong việc xử lý các khoản nợ xấu theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, NHTM cần quan tâm tới bộ đệm vốn để giúp ngân hàng xử lý và tránh được RRTD cũng như các nguy cơ rủi ro tiềm tang. Ngoài ra, các NHTM cũng có thể tạo ra cơ chế tự thỏa thuận trong việc mua bán, xử lý nợ xấu để thu hồi vốn với các công ty mua – bán nợ như VAMC.

5.2.2 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

- Ngân hàng thương mại hướng đến mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ như một chiến lược dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả ngân hàng và giảm trừ sự tác động của nợ xấu. Do đó, cần chú trọng đến xây dựng năm trụ cột của ngân hàng bán lẻ gồm (Châu Đình Linh, 2017): phát triển đa dạng nhiều sản phẩm – dịch vụ tài chính cá nhân và doanh nghiệp vừa & nhỏ; xây dựng đa kênh phân phối; nâng cao chất lượng dịch vụ từ chất lượng nhân viên ngân hàng; ứng dụng công nghệ vào phát triển mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro và mô hình cảnh báo sớm sẽ giúp ngân hàng phát triển bền vững hơn..

- Xây dựng, đổi mới công nghệ sẽ hỗ trợ cho NH hoạt động một cách tốt nhất từ thông tin khách hàng đến tình trạng tài chính của KH, từ đó tạo ra dữ liệu điện tử để ngân hàng sẽ có chính sách quản trị quan hệ khách hàng tốt nhất, và tiếp cận khách hàng ngày càng nhiều hơn; cuối cùng

- Mô hình khách hàng làm trung tâm được khuyến nghị áp dụng tại các NHTM, đây là mô hình bán lẻ hiện đại, lấy khách hàng là trung tâm, chú trọng đến dịch vụ khách hàng và quan trọng là tạo sự hài lòng của khách hàng để hướng tới xây dựng lòng trung thành của KH, để gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững

- Xây dựng chính sách cạnh tranh phù hợp theo xu thế mới là lấy khách hàng làm trung tâm, và khuyến khích mở rộng sản phẩm dịch vụ thông qua việc xây dựng và phát triển thương hiệu, sự gắn kết với khách hàng, và sự thuận tiện trong giao dịch… là mục tiêu và chiến lược phát triển của NHTM trong thời gian tới, và phù hợp với xu hướng kinh doanh ngân hàng trên thế giới hiện nay.

- Cần có sự lưu tâm của NHNN, như việc NHNN nên áp dụng mô hình đo lường hiệu quả ngân hàng mang tính phù hợp với đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, NHNN sẽ có các chỉ thị xử lý và can thiệp kịp thời các NHTM hoạt động kém. Ngoài ra, Mô hình này còn cung cấp tỷ lệ nợ xấu tối ưu/khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu giúp ngân hàng tiến tới biên hiệu quả. Từ đó, tác giả khuyến cáo không nên áp đặt tỷ lệ nợ xấu cố định để áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng, mà cần xây dựng khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu cho từng ngân hàng dựa vào quy mô, tối ưu hóa đầu vào thừa/đầu ra thiếu, hoặc nhóm ngân hàng, hoặc cả hệ thống ngân hàng và khả năng quản trị, quản lý rủi ro.

5.2.3 Tỷ lệ dự phòng

Để giảm thiểm rủi ro trong hoạt động tín dụng, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cần thực hiện đầy đủ đối với NHTM, đồng thời phải quản lý nguồn dự phòng tốt để bù đắp các khoản nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Trích lập dự phòng rủi ro cần thực hiện theo quy định của NHNN để có thể tạo nên “bộ đệm vốn” khi KH không có khả năng trả nợ. Khoản dự phòng này là khoản

bù đắp cho các rủi ro tín dụng xảy ra, đặc biệt là các khoản nợ xấu. Do đó chính sách dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay rất quan trọng trong việc đánh giá sự ổn định của hệ thống tài chính, đặc biệt là yếu tố LLP (tỷ lệ dự phòng) tạo ra sự biến động về lợi nhuận và vị thế vốn của ngân hàng, có liên quan đến việc cung cấp tín dụng của ngân hàng cho nền kinh tế (Nguyễn Kim Quốc Trung, Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, 2020).

Trích lập tỷ lệ dự phòng đẩy đủ và phù hợp sẽ giúp các NHTM tránh được các tổn thất từ khoản cho vay, nhằm mục đích hỗ trợ cho ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế không ổn định (Ozili, 2017). Trích lập dự phòng cần được quản lý tốt bởi

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 60 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w