CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 Kết quả nghiên cứu
4.2.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kiểm định giả thuyết nghiên cứuGiả thuyết Yếu tố Giá trị Beta Sig. Đánh giá Giả thuyết Yếu tố Giá trị Beta Sig. Đánh giá
H1 Độ trễ 1 năm của nợ xấu 0.1332 0.2780 Bác bỏ H2 Tăng trưởng tín dụng -0.0502 0.0000 Chấp nhận H3 Độ trễ 1 năm của tăng trưởng
tín dụng -0.0135 0.0030 Chấp nhận
H4 Lợi nhuận ròng trên VCSH -0.0037 0.0000 Chấp nhận
H5 Quy mô ngân hàng -0.0002 0.5970 Bác bỏ
H6 Tỷ lệ dự phòng 0.0008 0.0200 Chấp nhận
H7 Tăng trưởng GDP -0.0787 0.0000 Chấp nhận
H8 Tỷ lệ lạm phát 0.1042 0.0070 Chấp nhận
Nguồn: tổng hợp từ kết quả hồi quy
- Giả thuyết H2: Biến tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. <
0.5 do đó giả thuyết H2: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta âm (-0.0502) nên tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và đối lập với dấu kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu của Boudriga và cộng sự (2010); Rifat (2016); Zheng và cộng sự (2019); Nguyễn Kim Quốc Trung (2020).
- Giả thuyết H3: Biến độ trễ một năm của tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H3: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta âm (-0.0135) nên độ trễ một năm của tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và đối lập với dấu kỳ vọng ban đầu.
- Giả thuyết H4: Biến Lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định
mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H4: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta âm (-0.0037) nên biến ROE có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này chứng tỏ, biến ROE có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu mà tác giả đặt ra. Ngoài ra, kết quả của mối tương quan này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hess và cộng sự (2009); Boudriga và cộng sự (2010); Nguyễn Kim Quốc Trung (2019).
- Giả thuyết H6: Biến tỷ lệ dự phòng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H6: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta dương (0.0008) nên biến tỷ lệ dự phòng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này chứng tỏ, biến tỷ lệ dự phòng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu và trái với dấu kỳ vọng ban đầu mà tác giả đặt ra. Ngoài ra, kết quả của mối tương quan này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hess và cộng sự (2009); Boudriga và cộng sự (2010); Nguyễn Kim Quốc Trung (2019).
- Giả thuyết H7: Biến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H7: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta âm (- 0.0787) nên biến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này chứng tỏ, kết quả tương quan trong mối quan hệ giữa 2 biến phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Ngoài ra, kết quả của mối tương quan này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hess và cộng sự (2009); Boudriga và cộng sự (2010); Louzis và cộng sự (2012); Curak và cộng sự (2013); Kjosevski và Petkovski (2017); Nguyễn Kim Quốc Trung (2019).
- Giả thuyết H8: Biến tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. Theo Bảng 4.10, giá trị kiểm định mô hình sig. < 0.05 do đó giả thuyết H8: được chấp nhận. Đồng thời, hệ số beta dương (0.1042) nên biến tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này chứng tỏ, kết quả tương quan trong mối quan hệ giữa hai biến trái với
dấu kỳ vọng ban đầu mà tác giả đặt ra. Tuy nhiên, kết quả của mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và nợ phát phù hợp với kết quả nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013), Klein (2013); Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017); Phạm Nguyễn Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018); Nguyễn Kim Quốc Trung (2020).
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Nội dung chương 4 của luận văn đã trình bày khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam; mức tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu (NHTM nhà nước và NHTM cổ phần). Đồng thời bằng phương pháp nghiên cứu định lượng (sử dụng phương pháp GMM), dựa trên cơ sở hai mô hình nghiên cứu đề xuất, trong mô hình thứ nhất tác giả đã xác định 6 biến mang ý nghĩa thống kê đối với mô hình đầu tiên là những biến sau đây: tăng trưởng tín dụng; độ trễ một năm của tăng trưởng tín dụng; lợi nhuận ròng trên VCSH; tỷ lệ dự phòng; tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội; và tỷ lệ lạm phát. Ngoài ra, đối với mô hình thứ hai tác giả đã ước lượng và kiểm định mức độ ảnh hưởng của nợ xấu và tăng trưởng tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM CP tại Việt Nam. Từ những kết quả đạt được ở chương 4, một số hàm ý chính sách sẽ được đề xuất nhằm hạn chế nợ xấu và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM CP tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.