Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.4 Các nghiên cứu có liên quan

2.4.2 Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) với bài phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam 2007-2014, đã cho thấy với biến trễ của tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với nợ xấu bằng phương pháp mô ment tổng quát (GMM). Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng GDP, khoản nợ doanh nghiệp, hộ gia đình, việc mở rộng tín dụng nhanh chóng, thành phần danh mục đầu tư không hiệu quả, quy mô,

mức lãi suất ròng, tỷ lệ vốn và sức mạnh thị trường là những yếu tố giải thích cho rủi ro tín dụng. Các phát hiện đưa ra các vấn đề chính sách giám sát ngân hàng quan trọng: sử dụng các biến đặc thù ngân hàng làm chỉ thị cảnh báo sớm, lợi ích của việc sáp nhập ngân hàng từ các vùng khác nhau và vai trò của cạnh tranh ngân hàng và quyền sở hữu trong việc xác định rủi ro tín dụng.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Trương Đông Lộc và Lê Tuấn Phong (2016) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ các báo cáo thường niên của 12 chi nhánh ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 – 2014. Sử dụng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định, kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng có mối tương nghịch với tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh. Ngoài ra, nghiên cứu này còn tìm thấy mối tương quan thuận giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng vốn huy động.

Tác giả Đinh Huỳnh Thị Liêm (2017) đã nghiên cứu sự tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy, tăng trưởng tín dụng tương quan dương với các khoản nợ xấu và không đủ cơ sở bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ này thay đổi theo thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu này khẳng định tăng trưởng tín dụng ngân hàng và các khoản nợ xấu không liên quan đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Sự tìm hiểu tác động của các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu đặc biệt là tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ giúp các cổ đông, các nhà quản trị, các cơ quan chức năng có những chính sách trong việc hình thành các chiến lược nhằm ổn định, và phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng.

Bài nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Dân (2018) đã tìm hiểu tác động của tăng trưởng tín dụng đến chất lượng tín dụng, cụ thể là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Số liệu được tổng hợp từ 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2017. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng không cân bằng và các phương pháp phân tích hồi quy Pooled OLS, FEM và REM được sử dụng để kiểm định. Kết quả hồi quy của mô hình

FEM là mô hình phù hợp nhất đã cho thấy tác động cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Quốc Trung (2019) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu GMM, tác giả đã nghiên cứu mô hình gồm những nhân tố có ảnh hưởng đến nợ xấu là tăng trưởng tín dụng, độ trễ một năm của nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn, quy mô ngân hàng, kiểm soát nội bộ, hiệu quả ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, tỷ lệ dự phòng, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ thanh khoản, hiệu quả quản lý chi phí, và một số nhân tố vĩ mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu, nhưng không mang ý nghĩa thống kê.

22

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 32 - 35)