Phương pháp moment tổng quát (GMM)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 45 - 47)

Ước lượng GMM được chính thức hóa bởi Hansen (1982), và kể từ đó đã trở thành một trong những phương pháp ước lượng được sử dụng rộng rãi nhất cho các mô hình trong kinh tế và tài chính.

Phương pháp GMM (Generalized Method of Moments). GMM được Hansen trình bày lần đầu tiên vào năm 1982. Phương pháp GMM cho ra các hệ số ước lượng vững, không chệch và hiệu quả. Phương pháp GMM là phương pháp ước lượng hiện đại, hiệu quả, khắc phục nhiều vấn đề trong hồi quy như tự tương quan, phương sai thay đổi, hiện tượng nội sinh.

Trong kinh tế lượng và thống kê, phương pháp mô men tổng quát (GMM) là một phương pháp chung để ước lượng các tham số trong mô hình thống kê. Thông thường, nó được áp dụng trong bối cảnh mô hình bán tham số, trong đó tham số quan tâm là hữu hạn chiều, trong khi hình dạng đầy đủ của hàm phân phối dữ liệu có thể không được biết và do đó không thể áp dụng ước tính khả năng tối đa. Phương pháp này yêu cầu một số điều kiện thời điểm nhất định được chỉ định cho mô hình. Các điều kiện thời điểm này là các hàm của các tham số mô hình và dữ liệu, sao cho kỳ vọng của chúng bằng 0 tại các giá trị thực của tham số. Sau đó, phương pháp GMM giảm thiểu một tiêu chuẩn nhất định của giá trị trung bình mẫu của các điều kiện thời điểm, và do đó có thể được coi như một trường hợp đặc biệt của ước lượng khoảng cách tối thiểu (Huber, 1967).

Một số trường hợp phát hiện các khuyết tật của mô hình nghiên cứu với những nguyên nhân của các khuyết tật thường là: Sai dạng hàm hay do bỏ xót các biến quan trọng thì phương pháp GMM sẽ góp phần khắc phục sai dạng hàm hoặc các vấn đề nội sinh. Hơn nữa, dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng động nên phương pháp GMM được sử dụng để giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung chính của chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu thực hiện nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Tác giả đã đề cập đến hai phương pháp để ước lượng mô hình là phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và phương pháp GMM, tuy nhiên do việc sử dụng phương pháp OLS vẫn còn tồn tại một số khuyết tật nên kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS sẽ bị chệch và không chính xác. Hơn nữa, dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng động, nên phương pháp GMM sẽ được chọn để kiểm định và ước lượng tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam, cũng như sự tác động của tăng trưởng tín dụng và nợ xấu đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w