Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 30)

2.4.1 Nghiên cứu trên thế giới

Từ mẫu nghiên cứu là một số ngân hàng Úc trong giai đoạn 1980-2005, Hess và cộng sự (2009) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu như tăng trưởng tín dụng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính OLS, phương pháp tác động cố định và phương pháp tác động ngẫu nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tăng trưởng tín dụng cho vay cao hơn có liên quan đến nợ xấu cao hơn từ hai đến bốn năm tới. Tương tự, nghiên cứu của Foos và cộng sự (2010) đã xem xét mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng từ một mẫu của các NHTM tại 16 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong giai đoạn 1997-2007. Trong nghiên cứu của họ, tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu và đồng thời tác động đến các khoản trích lập dự phòng rủi ro cao hơn trong ba năm tiếp theo; thu nhập lãi thấp hơn, thu nhập lãi được điều chỉnh thấp hơn và tỷ lệ vốn thấp hơn.

Boudriga và cộng sự (2010) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM tại các nhóm nước Trung Đông và Bắc phi (MENA). Với dữ liệu bảng, nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu

nhiên (REM), để ước lượng mức ảnh hưởng của các yếu tố bên trong của ngân hàng (quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng), trong đó có yếu tố tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng tín dụng cao và dự phòng rủi ro cho vay tăng sẽ làm giảm mức nợ xấu. Tuy nhiên, các ngân hàng có mức vốn hóa cao sẽ có mức độ rủi ro tín dụng cao. Đồng thời, chất lượng tín dụng của các ngân hàng bị tác động cùng chiều bởi mức độ phù hợp của các thông tin do các cơ quan nhà nước và tư nhân công bố.

Festic và cộng sự (2011) đánh giá tác động của tăng trưởng tín dụng nhanh đến các khoản nợ xấu ở Trung và Đông Âu. Trên cơ sở sử dụng phương pháp tác động cố định và phương pháp tác động ngẫu nhiên, kết quả hồi quy cho thấy sự tăng trưởng của tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến nợ xấu. Nghiên cứu còn chỉ ra tác động cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của ngân hàng. Đồng thời kết quả cũng cho thấy, tăng trưởng nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến nợ xấu của các NHTM tại Trung và Đông Âu.

Vithessonthi (2015) đã nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM ở Nhật Bản trong giai đoạn mẫu 1990-2013 với phương pháp hồi quy tuyến tính OLS, phương pháp tác động cố định và phương pháp tác động ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng có tương quan thuận với các khoản nợ xấu trước khi xảy ra khủng hoảng toàn cầu năm 2007 và tương quan nghịch với các khoản nợ xấu sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu trong điều kiện giảm phát. Do các ngân hàng ở Nhật Bản trải qua những cú sốc kinh tế và tài chính vào cuối những năm 1990 cũng như trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007- 2009 và có sự thay đổi đáng kể trong tăng trưởng tín dụng trong hai thập kỷ qua, Nhật Bản là một môi trường tự nhiên. Chịu ảnh hưởng của thời gian giảm phát, nên để thực hiện việc kích thích đầu tư, tăng trưởng kinh tế, Nhật Bản buộc phải mở rộng chính sách tiền tệ trong một thời gian dài, lúc này các tiêu chuẩn cho vay bắt đầu dễ dàng hơn trong các giai đoạn lạm phát thấp (Maddaloni và Peydró, 2011), tỷ lệ lạm phát thấp cùng với chính sách tiền tệ mở rộng nên tăng trưởng tín dụng và nợ xấu lúc này có tương quan thuận với nhau. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng lo ngại về các khoản nợ

xấu trong tương lai do việc giảm các tiêu chuẩn cho vay thì tăng trưởng tín dụng nên có tương quan nghịch với nợ xấu.

Arega và cộng sự (2016) đã tiến hành về các yếu tố ảnh hưởng đến Nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Ethiopia, Khu vực miền Trung. Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc đánh giá tín dụng và giám sát tín dụng kém là những nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của nợ xấu ở DBE. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng nhanh có ảnh hưởng đáng kể và cùng cùng chiều đến nợ xấu của các ngân hàng. Đồng thời, quy mô tín dụng (bao gồm cho vay tích cực, tính thận trọng trong phê duyệt, và khẩu vị rủi ro của ngân hàng); lãi suất cao, các điều khoản tín dụng được thương lượng kém và các điều khoản tín dụng lỏng lẻo là những nguyên nhân cụ thể của ngân hàng cho việc xảy ra các khoản nợ xấu.

Nghiên cứu của Peric và Konjusak (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đối với các khoản nợ xấu ở 11 quốc gia Trung và Đông Âu trong giai đoạn từ 1999 đến 2013. Nhóm tác giả đã nghiên cứu các biến số kinh tế vĩ mô và các biến đặc thù của ngân hàng, trong đó có nhân tố tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến nợ xấu của các NH khác nhau tại các quốc gia Trung và Đông Âu. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính OLS, phương pháp tác động cố định và phương pháp tác động ngẫu nhiên, kết quả nghiên cứu đã kế thừa và đóng góp vào kết quả nghiên cứu trước đây bằng cách xem xét các hàm ý lý thuyết của tăng trưởng tín dụng đối với sự gia tăng nợ xấu và bằng cách phân tích và ước lượng các chỉ số khác nhau về tăng trưởng tín dụng trong mô hình thực nghiệm về rủi ro tín dụng. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng qua hai năm có tác động đến tăng trưởng nợ xấu tại các NHTM.

2.4.2 Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) với bài phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam 2007-2014, đã cho thấy với biến trễ của tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với nợ xấu bằng phương pháp mô ment tổng quát (GMM). Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng GDP, khoản nợ doanh nghiệp, hộ gia đình, việc mở rộng tín dụng nhanh chóng, thành phần danh mục đầu tư không hiệu quả, quy mô,

mức lãi suất ròng, tỷ lệ vốn và sức mạnh thị trường là những yếu tố giải thích cho rủi ro tín dụng. Các phát hiện đưa ra các vấn đề chính sách giám sát ngân hàng quan trọng: sử dụng các biến đặc thù ngân hàng làm chỉ thị cảnh báo sớm, lợi ích của việc sáp nhập ngân hàng từ các vùng khác nhau và vai trò của cạnh tranh ngân hàng và quyền sở hữu trong việc xác định rủi ro tín dụng.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Trương Đông Lộc và Lê Tuấn Phong (2016) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ các báo cáo thường niên của 12 chi nhánh ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 – 2014. Sử dụng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định, kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng có mối tương nghịch với tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh. Ngoài ra, nghiên cứu này còn tìm thấy mối tương quan thuận giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng vốn huy động.

Tác giả Đinh Huỳnh Thị Liêm (2017) đã nghiên cứu sự tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy, tăng trưởng tín dụng tương quan dương với các khoản nợ xấu và không đủ cơ sở bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ này thay đổi theo thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu này khẳng định tăng trưởng tín dụng ngân hàng và các khoản nợ xấu không liên quan đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Sự tìm hiểu tác động của các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu đặc biệt là tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ giúp các cổ đông, các nhà quản trị, các cơ quan chức năng có những chính sách trong việc hình thành các chiến lược nhằm ổn định, và phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng.

Bài nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Dân (2018) đã tìm hiểu tác động của tăng trưởng tín dụng đến chất lượng tín dụng, cụ thể là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Số liệu được tổng hợp từ 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2017. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng không cân bằng và các phương pháp phân tích hồi quy Pooled OLS, FEM và REM được sử dụng để kiểm định. Kết quả hồi quy của mô hình

FEM là mô hình phù hợp nhất đã cho thấy tác động cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Quốc Trung (2019) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu GMM, tác giả đã nghiên cứu mô hình gồm những nhân tố có ảnh hưởng đến nợ xấu là tăng trưởng tín dụng, độ trễ một năm của nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn, quy mô ngân hàng, kiểm soát nội bộ, hiệu quả ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, tỷ lệ dự phòng, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ thanh khoản, hiệu quả quản lý chi phí, và một số nhân tố vĩ mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến nợ xấu, nhưng không mang ý nghĩa thống kê.

22

2.4.3 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

Nhân tố/ Nghiên cứu

Hess và cộng sự (2009) Foos và cộng sự (2010) Boudriga và cộng sự (2010) Festic và cộng sự (2011) Vithessonthi (2015) Arega và cộng sự (2016) Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) Trương Đông Lộc và Lê Tuấn Phong (2016) Đinh Huỳnh Thị Liêm (2017) Đặng Văn Dân (2018) Nguyễn Kim Quốc Trung (2019)

Tăng trưởng trưởng tín dụng 𝑞 𝑞 𝑞 𝑞 𝑞 𝑞 𝑞 𝑞 𝑞 𝑞

Biến trễ của tăng trưởng tín

dụng 𝑞

Tỷ lệ lạm phát 𝑞

Tăng trưởng kinh tế 𝑞 𝑞

Tín dụng và giám sát tín dụng 𝑞

lãi suất cao 𝑞 𝑞

Các điều khoản tín dụng 𝑞

Tỷ lệ vốn 𝑞

Sức mạnh thị trường 𝑞

Độ trễ một năm của nợ xấu 𝑞

Tỷ lệ an toàn vốn 𝑞

Quy mô ngân hàng 𝑞 𝑞

Kiểm soát nội bộ 𝑞

Hiệu quả ngân hàng 𝑞 𝑞 𝑞

Tỷ lệ cho vay / vốn huy động 𝑞

Tỷ lệ dự phòng 𝑞 𝑞

Tỷ lệ đòn bẩy 𝑞

Tỷ lệ thanh khoản 𝑞

Hiệu quả quản lý chi phí 𝑞

Yếu tố vĩ mô 𝑞

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về nợ xấu và tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, tác giả còn xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở xem xét và phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tác giả đã tổng hợp một số nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM, trong đó có nhân tố tăng trưởng tín dụng và độ trễ của tăng trưởng tín dụng.

Mục tiêu nghiên cứu Tổng quan Các nghiên cứu có liên quan lý thuyết và cơ sở lý thuyết

Kết luận Kết quả nghiên cứu Trao đổi kết quả nghiên cứu và hàm ý

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Lựa chọn pooled OLS,

GMM

Chiều hướng tác động và

kiểm định

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hình 3.1 thể hiện quy trình nghiên cứu của luận văn gồm các bước sau đây: - Bước 1: Trên cơ sở đề tài được xác định “Tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ

xấu của các NHTM Việt Nam”, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu và dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước để xác định tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam.

- Bước 2: Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả sử dụng các phương pháp định lượng tương ứng để xem xét chiều hướng tác động và kiểm định mức ý nghĩa thống kê của yếu tố tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu thông qua mô hình hồi quy tuyến tính Phương pháp nghiên cứu định lượng Xác định tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu Mức độ tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu

OLS và lý giải vì sau không sử dụng phương pháp OLS. Thay vào đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp moment tổng quát (GMM). Vì dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng động nên mô hình sẽ tồn tại vấn đề nội sinh cần phải khắc phục, do đó, phương pháp GMM sẽ khắc phục khuyết tật của mô hình thông qua kiểm định Sargan Test Sargan (1958) và kiểm định hiện tượng tương quan theo Arellano – Bond (1991).

- Bước 3: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số VIF và ma trận hệ số tương quan để đảm bảo hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0.8, sau khi thỏa mãn điều kiện về đa cộng tuyến, tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình hồi quy và thực hiện kiểm định mô hình hồi quy về hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

- Bước 4: Sử dụng phương pháp GMM do dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng động, có sự tồn tại của biến nội sinh. Sau đó, thực hiện kiểm định đối với biến công cụ để đảm bảo tính hợp lý của biến công cụ nhằm khắc phục hiện tượng nội sinh thông qua kiểm định Sargan và Hansen.

- Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu.

- Bước 6: Gợi ý các ý nghĩa về mặt chính sách và hạn chế của đề tài cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.

3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu3.2.1 Mô hình nghiên cứu 3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu của Hess và cộng sự (2009); Foos và cộng sự (2010); Boudriga và cộng sự (2010); Festic và cộng sự (2011); Vithessonthi (2015); Arega và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015); Đinh Huỳnh Thị Liêm (2017); Nguyễn Kim Quốc Trung (2019), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu:

𝑞𝑞 𝑞𝑞𝑞 = 𝑞0 + 1𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞−1 + 𝑞2_______________ 𝑞𝑞 + 𝑞3_______________𝑞𝑞−1 + 4𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞 + 𝑞5𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞

𝑞

+ 𝑞6𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞 + ∑ 𝑞𝑞 _______________ + µ𝑞𝑞 [1]

H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7

H8 Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng năm trước Hiệu quả kinh doanh

NPL Tỷ lệ dự phòng

Quy mô ngân hàng

Trong đó: ���� � là nợ xấu của ngân hàng i vào thời điểm t 𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞−1 là nợ xấu của ngân hàng i vào thời điểm t-1 _

��

_��𝑞𝑞 là tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i vào thời điểm t _______________𝑞𝑞−1 là tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i vào thời điểm t-1

� ��𝑞𝑞 là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng i vào thời điểm t

�� ��𝑞𝑞 là quy mô của ngân hàng i vào thời điểm t 𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞 là tỷ lệ dự phòng của ngân hàng i vào thời điểm t

���𝑞𝑞 là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

� � �𝑞𝑞 là tỷ lệ lạm phát

Mô hình [1] xác định ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng và một số yếu tố khác đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu của Arellano và Bond (1991); Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017); Nguyễn Kim Quốc Trung (2019), độ trễ một năm của nợ xấu để đảm bảo tính vững của mô hình nghiên cứu.

Tỷ lệ tăng trưởng GDP Tỷ lệ lạm phát

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Bảng 3.1: Diễn giải các biến của mô hình

STT Ký hiệu Diễn giải biến

Biến phụ thuộc

1 𝑞𝑞 𝑞𝑞𝑞 Nợ xấu của ngân hàng i vào thời điểm t Biến độc lập

1 𝑞𝑞𝑞𝑞𝑞−1 Nợ xấu của ngân hàng i vào thời điểm t-1

2 𝑞𝑞𝑞𝑞

_______________𝑞𝑞

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 30)