Kiểm định khuyết tật của mô hình

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.2 Kiểm định khuyết tật của mô hình

Bên cạnh việc khắc phục các khuyết tật của mô hình gồm, hiện tượng phương sai sai số thay đổi, một ưu điểm của phương pháp ước lượng GMM là giải quyết và

khắc phục được hiện tượng nội sinh trong mô hình có biến trễ. Vấn đề biến nội sinh có nghĩa là các biến giải thích ở trong tình trạng không hoàn toàn độc lập với biến được giải thích và phát sinh mối ảnh hưởng 2 chiều giữa các biến này, dẫn đến phương pháp ước lượng OLS không hiệu quả và bị chệch. Các biến độc lập có quan hệ hai chiều với biến phụ thuộc được gọi là biến nội sinh, các biến còn lại gọi là biến công cụ (Phan Thanh Hiệp, 2016).

Do đó, để giải quyết vấn đề nội sinh, biến công cụ sẽ được sử dụng. Tính hợp lý của các biến công cụ được sử dụngtrong mô hình GMM thông qua hai kiểm định, đó làkiểm định về nội sinh của Sargan (1958) và kiểm định tự tương quan của Arellano – Bond (1991). Theo Driffill & các cộng sự (1998), phương pháp hồi quy GMM tốt hơn các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng trong việc kiểm tra sự chuyển động của các biến tài chính. Bài viết sử dụng kiểm định Sargan nhằm xác định tính chất phù hợp của các biến công cụ trong ước lượng GMM. Kiểm định về nội sinh trong mô hình của Sargan (1958) với giả thuyết H0 biến công cụ là ngoại sinh (không có tương quan với sai số). Kết quả kiểm định giá trị p của thống kê Sargan càng lớn càng tốt. Kiểm định Sargan với giả thuyết H0: biến công cụ là ngoại sinh, nghĩa là biến công cụ không tương quan với sai số của mô hình. Để kiểm định hiện tượng tự tương quan, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Arellano-Bond với giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương quan.

Với kết quả của mô hình (Bảng 4.9), giá trị p-value trong kiểm định Sargan bằng 1, lớn hơn 5%. Vì vậy, có thể kết luận biến công cụ không tương quan với sai số của mô hình (Sargan, 1958).

Kiểm định về tự tương quan trong mô hình của Arellano – Bond (1991) với giả thuyết H0: không tự tương quan với sai số sai phân. Kết quả kiểm định hồi quy bậc nhất AR(1) thường cho kết quả bác bỏ giả thuyết, vì vậy kết quả hồi quy bậc hai AR(2) thường cho kết quả tốt hơn. Kết quả hồi quy bậc 2 AR(2) của mô hình có giá trị p-value bằng 0.927 lớn hơn 5% nên không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình (theo Arellano – Bond, 1991).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w