Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 65 - 66)

- Ngân hàng thương mại hướng đến mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ như một chiến lược dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả ngân hàng và giảm trừ sự tác động của nợ xấu. Do đó, cần chú trọng đến xây dựng năm trụ cột của ngân hàng bán lẻ gồm (Châu Đình Linh, 2017): phát triển đa dạng nhiều sản phẩm – dịch vụ tài chính cá nhân và doanh nghiệp vừa & nhỏ; xây dựng đa kênh phân phối; nâng cao chất lượng dịch vụ từ chất lượng nhân viên ngân hàng; ứng dụng công nghệ vào phát triển mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro và mô hình cảnh báo sớm sẽ giúp ngân hàng phát triển bền vững hơn..

- Xây dựng, đổi mới công nghệ sẽ hỗ trợ cho NH hoạt động một cách tốt nhất từ thông tin khách hàng đến tình trạng tài chính của KH, từ đó tạo ra dữ liệu điện tử để ngân hàng sẽ có chính sách quản trị quan hệ khách hàng tốt nhất, và tiếp cận khách hàng ngày càng nhiều hơn; cuối cùng

- Mô hình khách hàng làm trung tâm được khuyến nghị áp dụng tại các NHTM, đây là mô hình bán lẻ hiện đại, lấy khách hàng là trung tâm, chú trọng đến dịch vụ khách hàng và quan trọng là tạo sự hài lòng của khách hàng để hướng tới xây dựng lòng trung thành của KH, để gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững

- Xây dựng chính sách cạnh tranh phù hợp theo xu thế mới là lấy khách hàng làm trung tâm, và khuyến khích mở rộng sản phẩm dịch vụ thông qua việc xây dựng và phát triển thương hiệu, sự gắn kết với khách hàng, và sự thuận tiện trong giao dịch… là mục tiêu và chiến lược phát triển của NHTM trong thời gian tới, và phù hợp với xu hướng kinh doanh ngân hàng trên thế giới hiện nay.

- Cần có sự lưu tâm của NHNN, như việc NHNN nên áp dụng mô hình đo lường hiệu quả ngân hàng mang tính phù hợp với đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, NHNN sẽ có các chỉ thị xử lý và can thiệp kịp thời các NHTM hoạt động kém. Ngoài ra, Mô hình này còn cung cấp tỷ lệ nợ xấu tối ưu/khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu giúp ngân hàng tiến tới biên hiệu quả. Từ đó, tác giả khuyến cáo không nên áp đặt tỷ lệ nợ xấu cố định để áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng, mà cần xây dựng khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu cho từng ngân hàng dựa vào quy mô, tối ưu hóa đầu vào thừa/đầu ra thiếu, hoặc nhóm ngân hàng, hoặc cả hệ thống ngân hàng và khả năng quản trị, quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w