Nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 43 - 46)

1.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan

1.4.1.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng phản ánh định hƣớng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của NH. Để đảm bảo và nâng cao chất lƣợng tín dụng, NH cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp đƣợc lợi ích của ngƣời gửi tiền, của NH và ngƣời vay tiền.

1.4.1.2. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bƣớc kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bƣớc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo NH có liên quan. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro.

1.4.1.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lƣờng, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phƣơng án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

1.4.1.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ cần phải đƣợc xem nhƣ hệ thống "đề kháng" của cơ thể. Cơ thể càng to lớn thì hệ thống này càng phải hiệu quả thì mới bảo vệ đƣợc cơ thể trƣớc những rủi ro bệnh tật luôn luôn tồn tại thƣờng trực. Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt với đội ngũ kiểm tra viên nghiệp vụ giỏi, có đạo đức nghề nghiệp sẽ phát hiện nhanh chóng, điều chỉnh kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề giúp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

1.4.1.5. Trình độ cán bộ tín dụng

Con ngƣời luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt động của một NH. Muốn nâng cao đƣợc hiệu quả trong kinh doanh, chất lƣợng trong hoạt động tín dụng nói chung, NH cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, đƣợc đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trƣờng đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tƣ vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan.

1.4.1.6. Công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng

Công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của NH. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp NH trong lĩnh vực quản lý, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng đƣợc các nhu cầu khắt khe của hệ thống NH. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép NH quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đƣa ra các công cụ hỗ trợ để giúp NH đƣa ra những quyết định đúng đắn.

1.4.2. Nhóm nhân tố khách quan

1.4.2.1. Nhân tố khách hàng

- Việc sử dụng vốn của khách hàng, ý thức trả nợ của khách hàng: Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phƣơng án kinh doanh, phƣơng án tiêu dùng cụ thể, khả thi. Song thực tế, do số lƣợng sản phẩm phục vụ đời sống cá nhân và hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp còn bị giới hạn so với nhu cầu thực tế, hoặc đang trong giai đoạn bị hạn chế, siết chặt hoặc cố ý có ý lừa đảo, hoặc bắt buộc phải sử dụng vốn sai mục đích để đáp ứng nhu cầu mà các chủ thể đi vay sử dụng vốn không đúng mục đích ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Năng lực kinh doanh, tạo nguồn thu nhập, giá trị tài sản đảm bảo: Khách hàng vay vốn có năng lực tài chính mạnh, dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả thì khả năng xảy ra rủi ro thấp, khi xảy ra rủi ro, tổn thất đối với ngân hàng đƣợc giảm thiểu. Tuy nhiên, trƣờng hợp khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, song năng lực trả nợ không đƣợc thẩm định kỹ càng, hoặc các biến cố khác làm cho năng lực trả nợ bị suy giảm, khi đó khách hàng không thể đảm bảo tiến độ trả nợ, cho vay phát sinh.

1.4.2.2. Nhân tố thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng * Môi trường kinh tế

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trƣờng thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu đƣợc lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của NH và ngƣợc lại.

* Môi trường chính trị

Môi trƣờng chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh NH. Tính ổn định về chính trị trong nƣớc sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị nhƣ: chiến tranh, bạo động, biểu tình, bãi công, … có thể dẫn đến những thiệt hại cho DN và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lƣu thông hàng hoá đình trệ, …). Và nhƣ vậy, những món tiền DN vay NH sẽ khó đƣợc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.

* Môi trường pháp lý

Một môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dƣới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các cơ quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đƣa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng môi trƣờng pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.

* Môi trường tự nhiên

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra nhƣ lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh, … có thể gây ra những thiệt hại không lƣờng trƣớc đƣợc cho cả ngƣời vay và NH. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhƣng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác NH thƣờng đƣợc chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)