CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀTHIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng
3.2.3. Quy trình cấp tín dụng
Hoạt động cho vay tại SGD Vietcombank đƣợc thực hiện thống nhất theo quy trình chung của toàn ngân hàng. Hiện nay, hoạt động cho vay đƣợc tác nghiệp theo trình tự cấp tín dụng chung cho khách hàng doanh nghiệp, trong từng thời kỳ sẽ có chính sách tín dụng phù hợp với từng giai đoạn, ngoài ra còn có những văn bản nội bộ điều chỉnh hoạt động cho vay nói chung phù hợp với những thay đổi tình hình kinh tế xã hội trong từng thời điểm. Theo đó, hoạt động cho vay doanh nghiệp tuân theo sự điều chỉnh của 03 văn bản chính sau:
Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/07/2009 của Tổng Giám đốc Vietcombank.
Quy định về chính sách khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa kèm theo Quyết định số 6366/QĐ-PTSP ngày 19/11/2008 của Tổng Giám đốc Vietcombank.
Quy định về chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 0658/QĐ-QLTD1 của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị VCB.
Sơ đồ 3.3: Quy trình cho vay tại VCB
Để hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng, chuẩn hóa tất cả quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh. Các cán bộ tín dụng tại Sở giao dịch phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các bƣớc sau:
Bước 1: Thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến KH, từ đó phân tích, đánh giá khách hàng thông qua xét duyệt hồ sơ mà khách hàng cần lập bao gồm:
+ Hồ sơ pháp lý: Bao gồm các tài liệu chứng minh đƣợc năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của KH, gồm bản sao có công chứng các giấy tờ liên quan.
+ Hồ sơ khoản vay: Bao gồm hồ sơ, phƣơng án, dự án vay vốn.
Bước 2: Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng.
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng. Sau khi hai bên cùng kí kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng. Bên cạnh việc cấp tín dụng, ngân hàng phải theo dõi, kiểm tra khách hàng.
Bước 4: Thu nợ và đƣa ra các phán quyết tín dụng mới.
Có thể thấy quy trình cho vay của SGD Vietcombank áp dụng là quy trình cho QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY
QUY TRINH THU HỒI NỢ VAY
QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY QUY TRÌNH GIẢI NGÂN TIỀN VAY
vay tập trung (một cửa) nghĩa là cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các bƣớc trong từ khi khởi đầu mối quan hệ tín dụng, tìm kiếm và chọn lọc khách hàng, thầm định, giải ngân, kiểm tra và sử dụng vốn đến khi chấm dứt hợp động tín dụng. Hiện nay theo xu hƣớng chung các ngân hàng đều phân quyền, chuyên biệt hóa từng bộ phận có sự tham gia của ban tái thẩm định và ban quản trị rủi ro trong các quyết định tín dụng, tăng tính an toàn cho các khoản vay, phát huy đƣợc tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí. Việc để cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các khâu là trách nhiệm quá nặng nề, cũng có thể là cơ hội cho 1 số cán bộ tín dụng thoái hóa biến chất móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin, thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng.
Nhìn chung quy trình cho vay của SGD Vietcombank đã đƣợc chỉnh sửa qua nhiều lần tƣơng đối phù hợp và chặt chẽ tuy nhiên nhiều thủ tục còn rƣờm rà, phức tạp. Điều này làm tăng thêm thủ tục và làm giảm đi tính hấp dẫn của các sản phẩm tín dụng ngân hàng. Từ trƣớc tới nay, khi có nhu cầu vay vốn để đầu tƣ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV đều phải lập dự án khi có nhu cầu mua sắm tài sản cố định. Ví dụ khi doanh nghiệp có nhu cầu mua thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động hành chính, hoặc khi doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu mua xe cơ giới cũng phải lập dự án,… Đối với những tài sản không trực tiếp tạo ra doanh thu nhƣ trên, do không tính toán, bóc tách đƣợc chính xác doanh thu từ việc đầu tƣ tài sản cố định, khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lập dự án, dẫn đến vƣớng mắc trong vấn đề xác định dòng tiền trả nợ khiến công tác lập dự án trở nên hình thức. Điều này cũng góp phần hạn chế nhu cầu tiếp cận vốn một cách nhanh chóng, kịp thời theo tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với mỗi khoản vay đều bắt buộc đầy đủ các thủ tục nhƣ trên nhƣ vậy sẽ gây mất thời gian cho những khách hàng vay thƣờng xuyên, từ đó có thể làm họ bị lỡ các cơ hội kinh doanh. Đây là một trong những bất cập còn tồn tại.
3.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
3.2.4.1. Nhận diện RRTD
Nhận diện rủi ro trƣớc khi cho vay
Cán bộ cho vay tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn. Trong hồ sơ có đầy đủ các thông tin nhƣ thông tin cơ bản về khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích
vay vốn, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ sẽ đƣợc cán bộ sử dụng thêm một số nguồn thông tin để kiểm tra lại. Sau đó cán bộ tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ đến phòng QTRRTD tiến hành thẩm định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá tài sản đảm bảo và những rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp với quy định. Sau đó tiến hành đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thƣơng mại, hoặc sửa đổi hạn mức, tăng hạn mức phù hợp với thẩm quyền của chi nhánh. Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng là ngƣời quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng. Trong trƣờng hợp đồng ý, phòng QTRRTD thông báo đến các phòng ban có liên quan, CBTD sẽ trực tiếp lập hồ sơ giải ngân, hồ sơ tài sản đảm bảo, đăng ký thế chấp tài sản, giải ngân món vay, quản lý khoản vay và thu nợ. Trƣờng hợp không đồng ý, Giám đốc sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng. Đối với những món vay vƣợt quyền phán quyết, VCB - SGD sẽ gửi bộ hồ sơ tín dụng đến thông qua Ban tín dụng, Ban tín dụng tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đƣa ra ý kiến tham mƣu Tổng giám đốc đồng thời sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Các chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của Tổng giám đốc.
Quá trình thẩm định tín dụng ngoài những thông tin khách hàng cung cấp thì VCB – Sở giao dịch còn sử dụng hệ thống thông tin tại hệ thống VCB. Ngoài ra, cán bộ thẩm định tín dụng còn có thể lấy từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
Nhận diện rủi ro sau khi cho vay
Kiểm tra thƣờng xuyên các món vay theo định kỳ để có những phát hiện kịp thời và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho vay xảy ra. Cụ thể:
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Cuối mỗi quý, yêu cầu khách hàng cung cấp lại toàn bộ thông tin về khách hàng, về các báo cáo tài chính để cán bộ tín dụng nhập lại toàn bộ thông tin trên hệ thống chấm điểm khách hàng để đánh giá lại khách hàng. Ngoài ra, VCB Sở giao dịch còn thƣờng xuyên kiểm tra lại tài sản đảm bảo mỗi quý một lần và yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khi giá trị tài sản đảm bảo bị sụt giảm.
- Tiêu chí chấp nhận rủi ro (phân loại KH) - -Xác định thị trƣờng và thị trƣờng mục tiêu Đề xuất TD Nguồn gốc -Tự tìm kiếm phát hiện -KH tự tìm đến -Ngƣời khác giới thiệu Đánh giá - Mục đích - Hoạt động KD - Ban lãnh đạo - Số liệu - Khác Thanh toán Gốc Lãi Tổn thất - Không trả nợ gốc - Không trả nợ lãi Đàm phán - Kỳ hạn - Thanh toán - Các điều kiện
- Đảm bảo tiền vay
- Khác
Phê duyệt
- Cán bộ tín dụng
- Giám đốc/TGĐ
Lập hồ sơ và giải ngân
Lập hồ sơ
- Dự thảo hợp đồng
- Xem xét lại hồ sơ
- Kiểm tra TSBĐ - Miễn giảm - Khác Giải ngân - Giải ngân - Hồ sơ cần thiết Quản lý danh mục Quản lý tín dụng - Các con số - Các điều khoản - TSĐB - Các khoản thanh toán - Đánh giá tín dụng Trả nợ đúng hạn Dấu hiệu bất thƣờng Xử lý -Nhận biết sớm - Chính sách xử lý - Quản lý kế hoạch - Dấu hiệu cảnh báo - Cố gắng thu hồi nợ - Biện pháp pháp lý - Tái cơ cấu
Đối với khách hàng là cá nhân: Với những món vay nhỏ hơn 500 triệu, VCB Sở giao dịch không thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên đối với món vay và tài sản đảm bảo. Đối với những món vay lớn hơn 500 triệu, thì VCB Sở giao dịch thực hiện việc nhận dạng rủi ro giống nhƣ đối với khách hàng doanh nghiệp.
Việc kiểm tra thƣờng xuyên này giúp cho VCB Sở giao dịch kịp thời phát hiện ra những khoản vay có dấu hiệu rủi ro để kịp thời xử lý. Mỗi một cán bộ tín dụng đƣợc phân công giám sát và theo dõi một nhóm khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin khi khoản vay đó có những dấu hiệu bất thƣờng.
3.2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lƣờng theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
Thứ nhất, chỉ tiêu quy mô dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Quy mô dƣ nợ tín dụng và tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng tại VCB cho thấy đƣợc thể hiện cụ thể qua Biểu đồ 3.3 dƣới đây:
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.3: Quy mô dƣ nợ tín dụng và tốc độ tăng trƣởng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD VCB qua các năm 2011-2015
Qua phân tích hoạt động tín dụng của Sở giao dịch VCB nhận thấy, quy mô dƣ nợ cho vay của chi nhánh có sự gia tăng qua các năm. Dƣ nợ cuối kỳ năm 2011 đạt 9.533,50 tỷ đồng, năm 2015 đạt 14.387,08 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ
bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 11% thấp hơn so với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bình quân của toàn hệ thống VCB (trên 20%). Mặc dù tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của Sở giao dịch VCB ở mức thấp nhƣng dƣ nợ tăng trƣởng ổn định và bền vững. Điều này cho mức tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng không quá nóng, trong khi đó khả năng quản lý và giám sát các khoản tín dụng của Sở giao dịch tăng lên đây là một yếu tố an toàn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Sở giao dịch VCB.
Thứ hai, chỉ tiêu cơ cấu dư nợ tín dụng
Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng
Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo đối tƣợng có sự cân bằng giữa nhóm khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân. Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng dịch chuyển dần sang đối tƣợng cho vay là các tổ chức và doanh nghiệp. Việc dịch chuyển dần cơ cấu cho vay sang đối tƣợng này giúp cho ngân hàng tiết kiệm đƣợc chi phí quản lý và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc cho vay sẽ gặp rủi ro hơn do tập trung cho vay vào một số khách hàng lớn. Số liệu cụ thể về dƣ nợ cho vay và cơ cấu dƣ nợ tín dụng của các đối tƣợng đƣợc thể hiện qua Bảng 3.3
Bảng 3.3: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo đối tƣợng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổ chức, doanh nghiệp 4.215 4871,3 4.817,237 6.714,87 7.887,42 Tỷ trọng (%) 44,2 45,3 43,9 54,1 54,8 Cá nhân 5.318,5 5.876,4 6.163,48 5.708,39 6.499,66 Tỷ trọng (%) 55,8 54,7 56,1 45,9 45,2 Tổng 9.533,5 10.747,7 10.980,72 12.423,26 14.387,08
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD VCB qua các năm 2011-2015
Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn
Cơ cấu dƣ nợ cho vay tập trung vào cho vay trung và dài hạn với tỷ trọng trên 60%, trong khi đó cho vay ngắn hạn chỉ chiếm gần 40%. Số liệu cụ thể đƣợc thể hiện qua Bảng 3.4
Bảng 3.4: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Cho vay ngắn hạn 3.394,66 4.311,17 4.780,893 4.415,015 5.074,25
Tỷ trọng (%) 35,6 40,1 43,5 35,5 35,3
Cho vay trung và dài
hạn 6.138,84 6.436,53 6.199,824 8.008,245 9.312,83
Tỷ trọng (%) 64,4 59,9 56,5 64,5 64,7
Tổng 9.533,5 10.747,7 10.980,72 12.423,26 14.387,08
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD VCB qua các năm 2011-2015
Trong cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn đã xuất hiện sự không phù hợp về kỳ hạn. Hiện tại, nguồn vốn huy động của Sở giao dịch VCB chủ yếu tập trung vào nguồn ngắn hạn (chiếm trên 70%), nguồn vốn huy động dài hiện chỉ chiếm gần 30%. Trong khi đó, cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dƣ nợ tín dụng. Do đó, ngân hàng đã phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn để tài trợ cho vay trung và dài hạn. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong hoạt động tín dụng của Sở giao dịch.
Thứ ba, chỉ tiêu về nợ xấu
Với tình hình nợ quá hạn ngày càng tăng trong những năm qua, nợ xấu của SGD cũng có xu hƣớng tăng. Sự gia tăng của một số nhóm ngành nghề gặp khó khăn nhƣ nhóm ngành nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, chủ yếu là mặt hàng sắt thép đã làm tăng nợ xấu của nhóm ngành hàng này lên cao, góp phần vào việc tăng tỷ lệ nợ xấu tại Sở giao dịch năm 2014. Tuy mức tăng tổng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu (năm 2014, 2015 so với năm 2013, 2012) tƣơng đối cao nhƣng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng và cũng đã đƣợc ban lãnh đạo của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam dự đoán dựa trên bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay.
Bảng 3.5: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của VCB- SGD từ 2011 – 2015 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ quá hạn 1.726 2.003,83 3.082,95 5.646,29 4.306,05 Nợ xấu 234,6 292,83 421,65 674,69 517,9 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 18,10 17,79 24,51 40,17 29,93 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,46 2,6 3,73 4,8 3,6
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD VCB qua các năm 2011-2015
Nằm chung trong tình trạng đáng báo động về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu khá cao. Cụ thể, trong vòng 5 năm gần đây (2011 – 2015), tỷ lệ nợ xấu của VCB luôn ở mức cao hơn 2%. Tuy so với nhiều NHTM khác, tỷ lệ này có thể coi là thấp nhƣng nếu so với tình hình của VCB từ những năm 2008 trở về trƣớc thì tỷ lệ này đã tăng đáng kể (giai đoạn 2004 – 2008, tỷ lệ nợ xấu của VCB chỉ ở mức 1.5%). Tỷ lệ nợ xấu (NPLs) của SGD VCB luôn ở mức thấp so với tổng nợ nội bảng của ngân hàng, cụ thể: năm 2011 nợ xấu ở mức 296,83 tỷ đồng chiếm tỷ trọng chƣa tới 4% tổng nợ nội bảng, năm 2012 nợ xấu giảm nhẹ 4 tỷ đồng ở mức 292,83 tỷ đồng chiếm 2,6% so với tổng nợ. Năm 2014, Vietcombank vẫn thực hiện phân loại nợ theo QĐ 493/QĐ-NHNN trong 5 tháng đầu năm và bắt đầu từ tháng 6 trở đi thì thực hiện theo TT 02/TT-NHNN và TT