Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và quản lý khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀTHIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và quản lý khoản vay

- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Để nâng cao năng lực hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

+ Củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ hiện có, đồng thời thành lập bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập trực thuộc Phòng kiểm tra giám sát nội bộ.

Trƣớc đây, việc kiểm tra các khoản vay sau khi giải ngân đều giao cho cán bộ tín dụng thực hiện. Nhƣ vậy, việc Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam thành lập bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng thuộc bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ với chức năng là giám sát tín dụng, kiểm tra sử dụng vốn vay ngay sau cho vay sẽ giúp đảm bảo quản lý rủi ro một cách khách quan, hạn chế rủi ro phát sinh.

+ Phát huy chức năng của hoạt động kiểm toán độc lập, phối hợp chặt chẽ giữa kiểm toán bên trong và bên ngoài, làm hạn chế tối đa khả năng che dấu rủi ro tín dụng, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro.

+ Tăng cƣờng thực hiện kiểm tra chéo giữa các chi nhánh, phòng ban trên cùng địa bàn. Có những hình thức thƣởng, phạt công khai, khuyến khích việc kiểm tra, giám sát chéo.

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Công tác thẩm định tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng. Vì vậy, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lƣợng thẩm định tín dụng bằng cách đƣa ra đƣợc các tiêu chuẩn đúng đắn, thống nhất để có thể đánh giá khoản vay một cách chính xác, hợp lý.

- Nâng cao ý thức tuân thủ tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Hội sở chính trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng

Việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc cấp tín dụng không chỉ là yêu cầu bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng mà còn là yếu tố cần thiết để Tổ chức tín dụng có thể phòng ngừa rủi ro tốt nhất. Vì vậy, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam nhất thiết phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và các quy định nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam, tránh các trƣờng hợp không tuân thủ các văn bản quy định dẫn đến rủi ro xảy ra trong quá trình cấp tín dụng.

- Xây dựng hệ thống dự báo diễn biến thị trường của các ngành hàng chủ yếu mà Sở giao dịch có dư nợ lớn

Việc xây dựng đƣợc hệ thống dự báo về diễn biến thị trƣờng theo từng ngành hàng sẽ giúp cho Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam có đƣợc định hƣớng cụ thể trong việc phát triển dƣ nợ, nhờ đó Sở giao dịch có thể lƣợng hoá đƣợc dƣ nợ đối với từng ngành hàng. Điều này sẽ giúp cho Sở giao dịch chủ động trong kế hoạch phát triển tín dụng cũng nhƣ có đƣợc chiến lƣợc phát triển tín dụng đúng đắn, hợp lý.

-Đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa các phòng, ban trong cùng chi nhánh cũng như giữa các chi nhánh với Hội sở chính, với các chi nhánh khác trong hoạt động tín dụng và hoạt động xử lý nợ xấu

Trong bất cứ hoạt động nào, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan luôn là yếu tố hết sức quan trọng mang lại sự thành công cho hoạt động đó. Trong hoạt động tín dụng và hoạt động quản lý nợ xấu cũng vậy. Việc các phòng, ban trong cùng chi nhánh nhƣ Phòng khách hàng và Phòng quản lý nợ kết hợp tốt với nhau sẽ giúp cho việc xử lý hồ sơ, tiến độ giải ngân của khách hàng nhanh chóng hơn cũng nhƣ có thể phát hiện ra những sai sót trong quá trình tác nghiệp một cách kịp thời.

Sự phối hợp tốt giữa chi nhánh và Hội sở chính sẽ giúp cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh đƣợc tốt hơn. Điều này đƣợc thể hiện thông qua việc chi nhánh báo cáo các thông tin lên Hội sở chính đầy đủ, kịp thời, có tính chính

xác cao.Ngƣợc lại, Hội sở chính có các quyết sách chính xác trong từng vấn đề để có thể ngăn ngừa rủi ro tại chi nhánh một cách hiệu quả nhất.

Mặt khác, Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính cần thƣờng xuyên có những dự báo kịp thời về tình hình thị trƣờng của các ngành hàng, những rủi ro mang tính chất ngành có thể xảy ra để cảnh báo cho các chi nhánh.

Sự phối hợp giữa các phòng, ban trong cùng chi nhánh cũng nhƣ giữa các chi nhánh với Hội sở chính, với các chi nhánh khác trong hoạt động tín dụng và hoạt động xử lý nợ xấu càng chặt chẽ và hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động phòng ngừa rủi ro càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thƣờng xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các phòng, ban trong cùng chi nhánh cũng nhƣ giữa các chi nhánh với Hội sở chính, với các chi nhánh khác trong hoạt động tín dụng và hoạt động xử lý nợ xấu, để có thể phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn cũng nhƣ đƣa ra kế hoạch xử lý nợ xấu phù hợp, nâng cao chất lƣợng hoạt động quản lý nợ xấu của ngân hàng.

- Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cần chú trọng đến việc hỗ trợ khách hàng sau cho vay

Bộ phận tín dụng Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam cần phải thƣờng xuyên theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay sau khi đƣợc giải ngân vào đúng mục đích, đồng thời phải thu thập thông tin nhiều chiều, phải làm sao để khách hàng sẵn sàng thông tin kịp thời cho Sở giao dịch về những khó khăn để khách hàng và ngân hàng cùng tìm cách tháo gỡ. Sở giao dịch cần có sự tƣ vấn kịp thời cho khách hàng về các vấn đề pháp lý, về thông tin ngành hàng để hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể tránh đƣợc rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)