Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 105 - 106)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀTHIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nƣớc là một định chế tài chính hỗn hợp vừa mang tính chất là cơ quan quản lý nhà nƣớc, vừa mang tính chất doanh nghiệp nên sự quản lý của nhà nƣớc với hoạt động của ngân hàng thƣơng mại là hết sức quan trọng, sự quản lý đó đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- NHNN cần thực hiện việc thanh tra thƣờng xuyên của NHTM qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra chấp hành luật lệ về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động đối với các tổ chức cá nhân là đối tƣợng của thanh tra ngân hàng. Hoàn thiện mô hình bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ƣơng xuống cơ sở, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về

giám sát hiệu quả những hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel, tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

- NHNN cần có những phân tích và dự báo về diễn biến thị trƣờng tín dụng trong từng thời kỳ căn cứ trên cơ sở gắn kết các biến số kinh tế, tiền tệ vĩ mô, thông qua các mô hình định tính và định lƣợng phù hợp. Thông qua đó, cung cấp các đánh giá và dự báo về diễn biến tiền tệ, tín dụng với chất lƣợng cao để các NHTM có cơ sở tham khảo, một cách tin cậy khi hoạch định chiến lƣợc RRTD của mình.

- NHNN cũng cần có những chính sách để CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) hoạt động hiệu quả hơn. Hiện nay, CIC lƣu giữ thông tin về các khoản tín dụng của các ngân hàng đƣa lên, để các ngân hàng bảo mật và dễ dàng tra cứu thông tin về khách hàng. Tuy nhiên, mặt trái là chƣa có cơ quan nào kiểm soát những thông tin đó xem có chính xác và kịp thời không. Thực tế, là tình trạng các ngân hàng không báo cáo về khách hàng có phát sinh nợ quá hạn, điều đó sẽ khiến khách hàng này tiếp tục vay vốn ở các ngân hàng khác và nhƣ vậy RRTD cho các ngân hàng là rất cao.

- NHNN nên phối hợp với các đơn vị liên quan thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo bồi dƣỡng kiến thức, cập nhập để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho các cán bộ tín dụng.

- NHNN cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh sử dụng các giấy tờ có giá nhƣ thƣơng phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại hối phiếu ký phiếu của NHTM.

- NHNN cần xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nƣớc ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)