Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀTHIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Chú trọng chất lượng trong công tác tuyển dụng nhân sự và có chính sách đào tạo, sắp xếp nhân lực phù hợp, đặc biệt chú trọng đến nhân sự làm việc trong bộ phận tín dụng, bộ phận ban hành chính sách tín dụng

Trong mọi hoạt động, con ngƣời luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định. Vì vậy, việc tổ chức, đào tạo và giáo dục cán bộ ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ điều hành và trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến dịch nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của mọi ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ tín dụng công tác tại các Phòng tín dụng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành, cũng nhƣ có kiến thức hiểu biết về một số nghiệp vụ khác của ngân hàng nhƣ: nghiệp vụ vốn, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán thẻ. Mặt khác, họ còn phải là những ngƣời hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có thể thẩm định khách hàng một cách tốt nhất.

Vì vậy, trong công tác tuyển dụng cán bộ, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam cần chú trọng để tuyển chọn những cán bộ làm việc trong các bộ phận tín dụng là các cán bộ hội tụ đủ các yếu tố trên ngoài việc họ có kết quả học tập tốt, đƣợc đào tạo chính thống về chuyên ngành ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng nắm bắt nhanh công việc, có hiểu biết về quy trình cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, kiến thức của cán bộ tín dụng, trên cơ sở đó lựa chọn, thay thế nhân sự cho phù hợp. Nếu cần có thể mạnh dạn thuyên chuyển những cán bộ chƣa đáp ứng đủ trình độ để phục vụ việc thẩm định dự án sang bộ phận khác để xây

dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ đồng đều cao, đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất.

Đặc biệt, đội ngũ cán bộ đƣợc tuyển chọn làm việc tại Phòng chính sách tín dụng Hội sở chính phải là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về hoạt động tín dụng, đã trải qua kinh nghiệm làm tín dụng, có nhƣ vậy mới có thể ban hành chính sách phù hợp để thực hiện trong toàn hệ thống, đồng thời hỗ trợ các chi nhánh trong quá trình thực hiện tác nghiệp.

- Chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác bổ nhiệm, giữ chân cán bộ lãnh đạo thuộc các bộ phận tín dụng

Việc tổ chức, quản lý trong bộ phận tín dụng có vai trò rất cần thiết trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy, việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo thuộc các bộ phận tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam cần lựa chọn những cán bộ lãnh đạo thuộc các bộ phận tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng lãnh đạo nhạy bén, bao quát tốt công việc, thấu tình đạt lý để cùng với cán bộ tín dụng phát hiện rủi ro tín dụng kịp thời, chủ động trong việc đối phó với những rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, Sở giao dịch cũng cần chú trọng nâng cao hơn nữa trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, phát huy vai trò của ngƣời lãnh đạo trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.

- Xây dựng quy chế thưởng phạt trách nhiệm đối với cán bộ thuộc bộ phận tín dụng

Tín dụng là hoạt động nhạy cảm, dễ làm nảy sinh lợi ích cá nhân của ngƣời cán bộ, rủi ro đạo đức dễ có khả năng phát sinh. Để ngăn chặn những khả năng trên cũng nhƣ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam nên áp dụng cơ chế giao khoán công việc, lƣợng hóa trách nhiệm của cán bộ tín dụng và lãnh đạo trong việc cấp tín dụng với chất lƣợng tín dụng theo nguyên tắc giao chỉ tiêu nợ xấu cho từng chi nhánh cùng với việc xây dựng quy chế thƣởng phạt cụ thể đối với đội ngũ cán bộ công tác trong bộ phận tín dụng cũng nhƣ từng đơn vị, ví dụ nhƣ đơn vị nào để nợ xấu vƣợt

quy định thì phải xem xét đánh giá lại lãnh đạo của đơn vị đó, trong những trƣờng hợp cần thiết có thể yêu cầu thuyên chuyển công tác, hạ cấp, hạ bậc lƣơng, bồi thƣờng thiệt hại.

Chính sách này sẽ có tác dụng tạo môi trƣờng kinh doanh công bằng, khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ, động viên kịp thời những cán bộ có thành tích tốt, tránh bình quân chủ nghĩa trong thu nhập, kích thích hoạt động tín dụng phát triển. Bên cạnh đó còn có tác dụng ngăn chặn rủi ro đạo đức xảy ra đối với cán bộ tín dụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của ngƣời cán bộ trong công tác tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)