Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại SGD ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 59 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀTHIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng

3.2.1. Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại SGD ngân hàng TMCP Ngoạ

và vẫn giữ vững đƣợc vị thế của mình trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng hiện nay.

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Thƣơng Việt Nam

3.2.1. Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Việt Nam

Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VCB đƣợc tổ chức chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng đƣợc cơ cấu nhƣ sau:

- Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng: Hội đồng tín dụng là cơ quan xét duyệt và quyết định cao nhất về cấp tín dụng, gia hạn, miễn giảm lãi, … trong toàn hệ thống của VCB. Mỗi chi nhánh cấp 1 có 1 Ban tín dụng. Ban tín dụng là cơ quan xét duyệt và quyết định các vấn đề tín dụng, gia hạn, miễn giảm lãi, … tại địa bàn nhất định theo quy định của VCB, trong phạm vi quyền phán quyết.

- Hội đồng ALCO: Hội đồng có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả, triển khai các sản phẩm mới, … với cơ chế họp định kỳ hàng tháng và khi có sự cố hoặc khi có diễn biến phức tạp.

- Hệ thống kiểm toán nội bộ: VCB có một phòng kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát với chức năng là kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Phòng quản lý rủi ro: Là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Hội sở chính có nhiệm vụ tham mƣu cho Tổng giám đốc giám sát, quản lý rủi ro và thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại VCB.

- Các phòng ban tại các chi nhánh: Căn cứ quy mô và tính chất hoạt động tín dụng tại từng chi nhánh, Tổng Giám đốc giao nhiệm vụ thực hiện và việc thành lập thêm các phòng ban với từng mảng việc cụ thể của công tác quản lý rủi ro tín dụng cho các phòng/ban tại chi nhánh.

Tại chi nhánh ngân hàng có sự tách biệt giữa hai bộ phận khách hàng và quản lý rủi ro. Trong đó bộ phận khách hàng đƣợc phân chia thành khách hàng cá nhân và

khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ là tìm kiếm, tiếp thị, marketing, thẩm định khách hàng, đề xuất tín dụng. Bộ phận quản lý rủi ro có nhiệm vụ làm báo cáo về thẩm định RRTD, đầu tƣ đối với khách hàng DN và khách hàng cá nhân; Thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản trị RRTD theo thông lệ, quản lý nợ có vấn đề.

Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank

Nguồn: http://www.vietcombank.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)