Phân loại KTV theo trình độ, giới tính và độ tuổi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ở Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (Trang 67)

Giới tính Nhóm tuổi (số lượng)

Trình độ/ học vị Số lượng Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 Tiến sĩ 1 1 1 Thạc sĩ 10 3 7 1 8 1 Đại học/ CĐ 40 11 29 18 12 10 Trình độ khác 79 34 45 51 19 9 Tổng 130 48 82 70 39 21

(Nguồn Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh) Bảng 2.8. cho thấy:

- KTV là nữ chiếm số đông (82/130) ở tất cả các trình độ.

- KTV có độ tuổi dưới 30 chiếm đa số (70/130). Đây là đội ngũ mới vào nghề, tuy nhiệt huyết nhưng còn thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hướng dẫn SV thực hành.

- KTV có độ tuổi từ 40-50 chiếm thiểu số. Đây là độ tuổi trưởng thành của KTV, họ là những lao động tốt nhất trong lĩnh vực này. Do quá trình phát triển ĐHYD TP.HCM từ năm 1998 mới sáp nhập các trường trung học: Trường Trung học Kỹ thuật Y tế trung ương 3, Trường Trung học Y học dân tộc Tuệ Tĩnh 2 và Khoa Tổ chức - Quản lý Y tế của Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh nay trở thành Khoa Y tế công cộng và chưa có sự chuẩn bị kế thừa đội ngũ, khi nào có KTV, viên chức nghỉ hưu, nghỉ việc mới tuyển dụng thay thế nên độ dưới 30 tuổi chiếm đa số.

2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng

22.2.1. Thực trạng trình độ sử dụng ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư phạm

Bảng 2.9: Sử dụng ngoại ngữ (n=130)

Rất thường xuyên

Thường

xuyên Đôi khi Rất ít

Tiến sĩ (n=1) 1(100%)

Thạc sĩ (n=10) 10 (100%)

Đại học/ CĐ (n=40) 26 (67,2%) 14 (35%)

Trình độ khác (n=79) 15 (19%) 64 (81%)

(Nguồn Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh)

Bảng 2.9. Sử dụng ngoại ngữ cũng là một yêu cầu trong công việc, trong tổng số 130 KTV chỉ có 1 KTV là sử dụng rất thường xuyên. Thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong công việc là các KTV ở trình độ Thạc sĩ, tất cả 10 KTV chiếm tỉ lệ 100%, KTV trình độ Đại học/Cao đẳng sử dụng ngoại ngữ là 26 KTV, chiếm 67,2% và đôi khi là 14 KTV chiếm tỉ lệ là 35%. KTV ở các trình độ khác sử dụng ngoại ngữ chỉ có 15 KTV chiếm tỉ lệ là 19% và có đến 64 KTV chiếm tỉ lệ 81% thì chỉ đôi khi mới sử dụng ngoại ngữ. Như vậy, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên nhiều trong công việc ở KTV là những KTV có trình độ là Thạc sĩ trở lên.

Bảng 2.10: Sử dụng tin học (n=130)

Rất thường xuyên Thường xuyên Đôi khi

Tiến sĩ 1 (100%)

Thạc sĩ 10 (100%)

Đại học/ CĐ 26 (65%) 14 (35%)

Trình độ khác 9 (11,4) 70 (88,6%)

Bảng 2.10. Cũng như sử dụng ngoại ngữ trong công việc, sử dụng tin học cũng rất cần thiết. Chỉ có 14 KTV (35%) ở trình độ Đại học /Cao đẳng và 70 KTV (88,6%) ở trình độ khác là thường xuyên sử dụng tin học. Chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là KTV ở trình độ Thạc sĩ trở lên là rất thường xuyên sử dụng tin học trong công việc : 1 Tiến sĩ và 10 Thạc sĩ là 100% sử dụng tin học. Ở trình độ Đại học/ Cao đẳng có 26 KTV (65%) và trình độ khác là 9 KTV (11,4%). Ở mức đôi khi: Không có KTV nào. Như vậy, có thể thấy sử dụng tin học là rất thường xuyên và thường xuyên.

Bảng 2.11: Chứng chỉ sư phạm y học

Chứng chỉ sư phạm y học Số lượng Có chứng

chỉ SP Tỉ lệ

Tiến sĩ 1 1 100 %

Thạc sĩ 10 10 100 %

Đại học/ CĐ 40 26 65 %

Trình độ khác 79 9 11,4 %

(Nguồn Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh)

Bảng 2.11. Cho dù KTV được đào tạo ở trình độ nào và học tập ở trường nào, sau khi tham gia làm việc tại ĐHYD TP.HCM đều phải qua một khóa đào tạo theo đúng yêu cầu của ĐHYD. Khóa đào tạo cung cấp các kiến thức cần thiết và cơ bản để có thể giảng dạy cho sinh viên/ học viên ngành y. Kỷ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại. KTV được cấp chứng chỉ sư phạm y học sau khóa học. KTV trình độ Tiến sĩ và Thạc sĩ đều đã được cung cấp chứng chỉ sư phạm y học (11 KTV). Trong tổng số 40 KTV ở trình độ Đại học/Cao đẳng thì có 26 KTV, chiếm tỉ lệ 65% và chỉ có 9 KTV trong số 79 KTV ở trình độ khác, chiếm tỉ lệ 11,4% đã được cấp chứng chỉ sư phạm. Số còn lại sẽ được cấp khi tham gia các khóa học tiếp

theo. Nhìn chung, đội ngũ KTV Đại học Y Dược đã đáp ứng được tất cả các tiêu chí đề ra về kỹ năng sư phạm.

2.2.2.2.Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của độingũ KTV y tếngũ KTV y tế ngũ KTV y tế

Bảng 2.12: Tự đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ KTV y tế (n=384)

Mức độ đánh giá phẩm chất (%) Rất cần

thiêt Cần thiêt

Không cần thiêt

Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất,

đạo đức 67% 33%

Tăng cường bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ 88% 22%

Kỹ năng giao tiếp và y đức 74% 36%

Y đức trong nghiên cứu khoa học 61,8% 38,2%

Quan hệ KTV với đồng nghiệp 84% 16%

Quan hệ KTV với bệnh nhân 56% 38,4% 5,6%

Bảng 2.12 :Có đến 88% KTV khi được hỏi cho rằng “rất cần thiết” và 22% là “cần thiết” trong việc tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tiếp đến là quan hệ với đồng nghiệp, 84% KTV đồng ý là “ rất cần thiết” và 16% là “cần thiết”. Tuy nhiên, quan hệ với bệnh nhân chỉ có 56% KTV trả lời là “rất cần thiết”, 38,4% là “cần thiết” và 5,6% là” không cần thiết”, điều này có thể lý giải vì KTV làm việc trong phòng thí nghiệm, các khâu cận lâm sàng trong khám, nên hầu như KTV không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, chỉ có một số ít tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

2. 2.2.3. Thực trạng về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ KTV y tế

Bảng 2.13. Tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của đội ngũ KTV y tế (n=384)

Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Hướng dẫn học viên, sinh viên, học

sinh thực tập đúng qui trình 97,5% 2,5%

Đủ kiến thức chuyên môn 85,4% 14,6%

Giao tiếp – ứng xử đúng với học

viên, sinh viên, học sinh 87% 13%

Sử dụng thành thạo vi tính trong

giảng dạy, nghiên cứu 92% 8%

Sử dụng thành thạo việc tìm kiếm

tài liệu trên internet (Pubmed,….) 65% 35%

Viết được mục tiêu, bài giảng lý

thuyết, thực hành 87,6% 12,4%

Viết được đề cương nghiên cứu 49,8% 50,2%

Kết quả trên cho thấy việc hướng dẫn sinh viên học sinh thực tập đúng qui trình là điều cần thiết và quan trọng, thể hiện tự đánh giá năng lực bản thân 97,5% là rất đồng ý và 2,5% đồng ý. Tiếp đến là việc sử dụng thành thạo vi tính trong giảng dạy, nghiên cứu, có 92% KTV rất đồng ý và 8% đồng ý. Việc viết được mục tiêu, bài giảng lý thuyết, thực hành cũng được đánh giá cao trong công việc, 87,6% KTV rất đồng ý và 12,4% đồng ý. Và viết được đề cương nghiên cứu là một khả năng rất khó, không phải KTV nào cũng có thể hoàn thành tốt, vì vậy nếu viết đề cương được dùng để đánh giá năng lực bản thân thì chỉ có 49,8% rất đồng ý và 50,2% đồng ý. Không có KTV nào không đồng ý với những yêu cầu tự đánh giá bản thân KTV.

2.2.2.4. Thực trạng về năng lực tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày nay đang tiến những bước tiến dài, công nghệ truyền thông phát triển mạnh mẽ đòi hỏi tất cả mọi người phải luôn luôn học tập, tự trao dồi kiến thức để không bị tụt hậu. Nhìn được thực

trạng trên, đội ngũ giảng viên nhà trường đã luôn luôn tìm nhiều biện pháp để cập nhật kiến thức mới, góp phần xây dựng xã hội học tập. Điều này đã được phản ánh trong kết quả điều tra với thang điểm khá cao về kỹ năng tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức của đội ngũ giảng viên.

Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường tham gia thực hiên đề tài khoa học trong giai đoạn: từ năm 2007 đến năm 2012

Bảng 2.14: Đề tài nghiên cứu (công bố trên tạp chí trường)

Các tiêu chí 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 Cấp trường Chủ nhiệm 5 5 7 11 13 Cấp trường Cộng sự 3 18 19 22 45 Khác / / / /

(Nguồn Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh)

Số lượng kỹ thuật viên tham gia nghiên cứu tập trung ở đề tài nghiên cứu cấp trường. Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp Bộ chưa thu hút được sự đầu tư quan tâm, nghiên cứu. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan mà tôi chưa có dịp tìm hiểu để trình bày.

2.2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ KTV Đại học Y Dược TP.HCM

2.2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ

Cơ sở lập kế hoạch phát triển đội ngũ KTV dựa trên Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức [23]. Đề án thành lập các trường đại học thành viên thuộc Đại học Y Dược TP.HCM (2010)

Lập kế hoạch phát triển đội ngũ KTV là nhiệm vụ trong những năm gần đây của trường. Tuy nhiên, kế hoạch chưa thể hiện rõ tầm chiến lược lâu dài. Do chưa xác định nhu cầu phát triển cụ thể ở từng bộ môn, từng khoa.

Tuyển dụng biên chế phụ thuộc chỉ tiêu của Bộ (chỉ tiêu tổng biên chế toàn trường 1500). Tùy thuộc vào từng năm số lượng viên chức nghỉ việc, hưu trí, chuyển công tác mà được tuyển dụng nhiều hay ít nhưng ưu tiên tuyển giảng viên nhất.

Tuy nhiên, đứng trước những thực tế trên, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển KTV theo tiêu chuẩn :

Định hướng tỉ lệ giảng viên/kỹ thuật viên/nhân viên: 60/20/20.

Phát triển đủ số lượng giảng viên, KTV và đảm bảo tỉ lệ có trình độ sau đại học theo quy hoạch, đảm bảo tỉ lệ giảng viên/sinh viên theo quy định trong lĩnh vực đào tạo y dược (1/10) với quy mô đào tạo dự kiến như sau:

Mục tiêu đạt tỉ lệ cơ cấu giảng viên đến năm 2020:

- Số lượng giảng viên có trình độ Sau đại học : đạt > 85%

- Số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ : đạt > 30%

- Số lượng giảng viên có trình độ GS, PGS : đạt > 15%

sau đại học thông qua các dự án đào tạo, hợp tác song phương, tập trung cho các khoa có tỉ lệ giảng viên.

Tăng cường số lượng KTV tốt nghiệp sau đại học ở một số khoa: Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học, Khoa Khoa học cơ bản, khoa Y học Cổ truyền, Khoa Y tế công cộng.

Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ KTV

Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo liên tục cho giảng viên và kỹ thuật viên.

Hàng năm lập kế hoạch thực hiện “tuần đào tạo liên tục”, các nội dung cần tập trung:

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên, KTV để sử dụng tốt ngoại ngữ trong đào tạo và NCKH.

- Đào tạo và bồi dưỡng các kiến thức, chuyên môn, kỹ năng về về sư phạm y học, phương pháp giảng dạy tích cực.

- Thường xuyên cập nhật kỹ thuật, kiến thức mới cho KTV, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn.

Đại học Y Dược TP.HCM thành lập thêm các bộ môn, đơn vị mới phù hợp với yêu cầu phát triển và hoạt động của nhà trường, phù hợp với quy chế về tổ chức và hoạt động: bộ môn Dược lâm sàng, Trung tâm Đào tạo Nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội, Trung tâm Phẫu thuật Thực nghiệm, Trung tâm Y sinh học phân tử, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Học liệu … Để phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế, nhà trường tích cực thực hiện tuyển dụng viên chức, chuyển ngạch viên chức sau khi đào tạo, đào tạo bồi dưỡng đảm bảo sự phát triển nhân lực cân đối giảng viên, kỹ thuật viên, nhân viên… đồng bộ ở các bộ môn cơ bản, cơ sở, nghiệp vụ.

- Nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo cán bộ Y tế ở các trình độ được cấp thẩm quyền cho phép (Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp), kết hợp với đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao, chuyên sâu và chuyển giao công nghệ. Đại học Y Dược TP.HCM phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo chuyên sâu và đào tạo nhân tài cho ngành Y tế.

- Lập kế hoạch và tuyển dụng phân bổ lại số lượng KTV ở các Khoa, Đơn vị còn thiếu và yếu.

Thông qua đánh giá hành năm của bộ môn người nghiên cứu ghi nhận tính hiệu quả của bố trí KTV

Bảng 2.15: Tính hiệu quả bố trí công việc KTV

Khoa Có hiệu quả Không hiệu quả

KTV Y tế công cộng / 100%

KTV Điều dưỡng/KTV 80% 20%

KTV Y / sinh học/ labo 98% 2%

KTV labo (Dược) 95% 5%

KTV labo (RHM) 92% 8%

KTV tham gia sản xuất

(Dược, YHCT) 95% 5%

(Nguồn Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh)

Khoa Y tế công cộng (thành lập từ năm 1999) hiện nay chưa có KTV y tế nào. Mặc dù kỹ thuật, thực hành tại thực địa rất nhiều, cần thiết phải có KTV. Trong thời gian qua, chủ yếu nhờ nguồn nhân lực y tế cơ sở phối hợp (do phối hợp với trạm y tế và trung tâm y tế). Tuy nhiên, hiện nay đòi hỏi phải có KTV phụ trách những nội dung này.

- Đã có một số Khoa hay Đơn vị trong trường, số lượng KTV được phân bố đồng đều về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn có những Khoa, Đơn vị còn thiếu KTV và chưa có KTV (chỉ có ở khoa Dược số lượng KTV tương

đối đủ).

- Đại học Y Dược TP.HCM luôn có kế hoạch tuyển dụng bổ sung và đào tạo đội ngũ KTV mới chuẩn bị cho những KTV đến tuổi nghỉ hưu.

2.2.3.2. Thực trạng công tác tuyển chọn, bố trí sử dụng đội ngũ

Hàng năm trường thông báo cho các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp kế hoạch tuyển dụng của nhà trường (qua trang web của trường):

- Tuyển dụng phải luôn xuất phát từ nhu cầu công việc của Khoa, Đơn vị.

- Hồ sơ dự tuyển công việc của sinh viên/ học viên sẽ thông qua các Khoa, Đơn vị trước khi thông qua Ban Giám hiệu.

- Khoa, Đơn vị sẽ thẩm định kiến thức, chuyên môn và các kỹ năng làm việc của các ứng cử viên so với yêu cầu công việc (qua phỏng vấn trực tiếp).

- Các Khoa, Đơn vị làm tờ trình Ban Giám hiệu phê duyệt (nêu rõ nhiệm vụ của nhân viên, viên chức cần tuyển).

Kể từ năm 2011, mọi KTV muốn được tuyển dụng dưới hình thức hợp đồng chính thức đều phải thử việc và làm quen công việc trong 3 tháng.

Tất cả KTV đều phải trải qua kỳ đánh giá, gồm 2 phần:

+ Phần kiểm tra nhận thức: Các nội dung có liên quan đến giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng như: quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục; chức năng nhiệm vụ của trường phổ thông, trường sư phạm; nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của KTV phải làm, hiểu biết về nhà trường nơi mình công tác...

+ Phần đánh giá chuyên môn: thực hiện 1 bài giảng về chuyên ngành hoặc thao tác kỹ thuật của chuyên ngành trong thời gian 45 phút. Sau phần

kiểm tra chuyên môn, người thử việc còn phải tham dự phần thi kiểm tra trình độ tin học, ngoại ngữ theo chuyên ngành.

Sau khi được tạm tuyển hợp đồng 1 năm, KTV sẽ được thi tuyển viên chức theo qui định của Bộ Y tế. Từ năm 2012 đến nay, trường tạm ngưng không tổ chức tuyển dụng viên chức do Luật viên chức ra đời tuyển dụng phải dựa vào vị trí việc làm, hiện nay Trường và Bộ đang xây dựng đề án vị trí việc làm.

Từ năm 2012 Đại học Y Dược TP.HCM hạn chế tuyển dụng KTV trình độ trung cấp, khuyến khích tuyển dụng KTV có trình đại học và sau đại học đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng và cơ cấu để xây dựng các trường thành viên trong tương lai.

Bảng 2.16: Đánh giá bố trí sử dụng KTV theo đánh giá của Khoa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ở Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w