1.4.1.5 .Thực hiện tốt chê độ chính sách, công tác thi đua, khen thưởng cho đội ngũ KTV y tê
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ KTV
1.5.2.2. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến sức khỏe người lao động (vệ sinh lao động, sức khỏe, bệnh nghề nghiệp).
Người sử dụng lao động phải có sự hiểu biết về các yếu tố tác hại của môi trường lao động, các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng chống trong quá trình lao động và tổ chức cho người lao
động học tập các kiến thức đó.
cải tạo nâng cấp hạ tầng nhà xưởng đảm bảo môi trường thông thoáng, hạn chế tiếng ồn, cần trang bị dụng cụ bảo hộ đạt tiêu chuẩn cho người lao động khi phải tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, hóa chất… Người lao động cần chú ý bảo vệ bản thân bằng các phương tiện bảo hộ lao động để tránh những hệ
lụy cho sức khỏe của chính mình.
Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề. Đối với các đối tượng làm công việc nặng nhọc, độc hại phải tổ chức khám sức khỏe 6 tháng 1 lần. Phải có hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế. Những người lao động có sức khoẻ loại IV và V và bị các bệnh mãn tính phải được theo dõi, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng và sắp xếp công việc phù hợp.
Môi trường làm việc phải thân thiện, tạo không khí thoải mái. Lãnh đạo phải quan tâm đến nhân viên, tập thể giúp đỡ nhau.
1.5.3. Nhận thức và năng lực của Cán Bộ Quản lý các trường ĐH, CĐ Y- Dược
- Đã ban hành và triển khai thực hiện tốt các văn bản quy định về công tác tuyển dụng, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học, có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch.
- Tổ chức và thực hiện tốt “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường”.
- Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, KTV tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định; Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; Đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên, có kinh nghiệm được phát triển lâu dài, liên tục trong nhiều năm và được trẻ hóa trong thời gian gần đây theo quy định.
- Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Cần phải quan tâm vào năng lực, thiện chí, sự đóng góp và kết quả đạt được của KTV.
1.5.4. Ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ KTV
Tạo điều kiện cho KTV tham dự đầy đủ các khóa tập huấn bồi dưỡng của cơ quan.
Động viên, giúp đỡ cho KTV trình độ trung cấp học tập liên thông lên đại học để đạt chuẩn.
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: sưu tầm tài liệu, học hỏi các Thầy, Cô đi trước, cập nhật kiến thức khoa học cho phù hợp với sự đổi mới của thời đại, học ngoại ngữ điều kiện cần thiết để tiến bộ.
Khuyến khích KTV tham gia nghiên cứu khoa học, làm cộng tác viên trong các đề tài nghiên cứu.
Phát huy các sáng kiến kinh nghiệm, sáng kiến cải tiến ứng dụng vào thực tiễn.
1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho công tác pháttriển đội ngũ KTVtriển đội ngũ KTV triển đội ngũ KTV
Đất nước đang phát triển và còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng Bộ ngành và lãnh đạo các Trường Đại học Y Dược vẫn phải quan tâm tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để giúp KTV phục vụ sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực y tế, góp phần cho sự phát triển của ngành y tế Việt Nam.
* Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác
1. Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên, KTV và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.
2. Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo của trường.
3. Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo.
4. Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý.
5. Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định.
6. Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định.
7. Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3981- 85. Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định.
8. Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của trường.
9. Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản lý, giảng viên, KTV, nhân viên và người học.
Tài chính và quản lý tài chính
1. Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường đại học.
2. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường đại học được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo quy định.
3. Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học.
Kêt luận chương 1
Trên cơ sở các vấn đề đặt ra, một số khái niệm cơ bản đã được làm rõ về những đặc trưng của chất lượng đội ngũ KTV Đại học Y Dược, những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ KTV nhà trường đã được xác định.
Chương 1 đã cơ bản nêu lên được những vấn đề lý luận mang tính định hướng cho việc phát triển đội ngũ KTV Đại học Y Dược TP.HCM. Bước tiếp theo là tìm hiểu - nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài qua việc xác định thực trạng về chất lượng đội ngũ KTV trong thực tiễn GD&ĐT và những định hướng của nhà trường trong tương lai. Vấn đề này người nghiên cứu sẽ làm rõ ở Chương 2.
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ KỸ THUẬT VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về Đại học Y Dược TP.HCM
2.1.1. Thông tin chung:
Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học miền Nam sau ngày giải phóng, tổ chức lại các trường thuộc Viện đại học Sài Gòn. Theo quyết định đúng đắn và kịp thời này, trường được thành lập trên cơ sở sáp nhập các trường Đại học Y khoa Sài Gòn (thành lập năm 1947), trường Đại học Dược khoa Sài Gòn (thành lập năm 1961) và trường Đại học Nha khoa Sài Gòn (thành lập năm 1963). Đến năm 2003 trường được đổi tên thành Đại học Y Dược TP.HCM.
Là một trường đại học công lập lớn nhất của nước ta trong lĩnh vực y tế, Đại học Y Dược TP.HCM đã không ngừng phát triển, ngày một mở rộng, hiện đại.
Từ lúc ban đầu chỉ có 3 khoa, ngày nay Đại học Y Dược TP.HCM đã có 7 khoa, một bệnh viện và nhiều trung tâm khoa học. Nhà trường đã đào tạo cho đất nước nguồn nhân lực y tế đa cấp, đa ngành, góp phần quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
Hiện nay, trường có 7 khoa đào tạo đủ các chuyên ngành đại học của ngành y tế gồm: Y, Dược, Răng Hàm Mặt (RHM), Y Học Cổ Truyền (YHCT), Y Tế Công Cộng (YTCC), Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học (ĐDKTYH). Đại học Y Dược TP.HCM có vai trò và đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh phía Nam và cả nước,
là đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lớn của ngành y tế, là đầu mối giao lưu, hợp tác quốc tế (HTQT) của ngành y tế và thực hiện nhiệm vụ phục vụ cộng đồng.
Về đào tạo:
Đại học Y Dược TP.HCM là một trong 16 trường đại học công lập trọng điểm của cả nước, là đơn vị đào tạo có truyền thống, có uy tín và chất lượng được xã hội tín nhiệm, trường đào tạo đa ngành, đa cấp, có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực khoa học sức khỏe.
Tính từ 1976, trường đã đào tạo và cung cấp cho xã hội đội ngũ cán bộ y tế đông đảo: gần 15.000 bác sĩ đa khoa, hơn 2.400 bác sĩ RHM, hơn 510 bác sĩ YHCT, hơn 6.000 dược sĩ, gần 2.000 cử nhân (ĐDKTYH, YTCC).
Từ 1983 đến nay, đã có gần 10.000 Bác sĩ CK1, CK2, nội trú ; 1.500 Thạc sĩ; trên 200 Tiến sĩ đã được công nhận.
Về nghiên cứu khoa học:
Đại học Y Dược TP.HCM là một trung tâm NCKH Y-Dược và phát triển công nghệ của ngành y tế. Nhiều công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong giảng dạy và phục vụ. Tạp chí “Y học TP.HCM” của trường được coi là một trong những tạp chí chuyên ngành có uy tín cao.
Về phục vụ cộng đồng
Trường luôn phát huy vai trò của một trung tâm đào tạo, đồng thời là một trung tâm văn hóa, thực hiện nhiệm vụ phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bệnh viện, các khu điều trị của trường, câu lạc bộ sức khỏe là nơi kết hợp tốt việc dạy - học - phục vụ, nghiên cứu khoa học và truyền thông sức khỏe.
có hiệu quả. Nhà trường và các khoa của trường là thành viên của nhiều Hội, Hiệp hội các Tổ chức quốc tế và khu vực như : Tổ chức các trường Đại học khoa học Sức khỏe thế giới, Tổ chức các Đại học sử dụng Pháp ngữ, Hội đồng Hiệu trưởng các trường sử dụng tiếng Pháp, Tổ chức giáo dục Y khoa, Nha khoa Đông Nam Á, Tổ chức Dược các nước Đông Dương, Tổ chức các trường Nha khu vực sông Mê Kông,…
2.1.2. Quá trình phát triển
Tháng 9 năm 1947 sau ngày Pháp tái chiếm Việt Nam và nổ ra toàn quốc kháng chiến, một chi nhánh của trường Đại học Y Dược Hà Nội được thành lập tại Sài gòn do Giáo sư Massias (người Pháp) làm Khoa Trưởng. Sau Hiệp định Genève 1954, chi nhánh này trở thành Y Dược Đại học đường Sài Gòn, Hiệu trưởng là Giáo sư Trần Quang Đệ.
Năm 1961, Y Dược Đại học đường Sài gòn được tách ra thành Y Khoa Đại học đường Sài gòn và Dược Khoa Đại học đường Sài gòn. Năm 1964 thành lập tiếp Nha Khoa Ðại học đường Sài gòn. Năm 1965, Trường Bác Sĩ Miền Nam được thành lập tại chiến khu Ðông Nam Bộ.
Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định thành lập Trường Đại học Y Dược TP.HCM trên cơ sở hợp nhất Y khoa Đại học đường Sài gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn và Trường Bác Sĩ Miền Nam. Ngày 18 tháng 1 năm 1977, Bộ Y tế ra Quyết định số 85/BYT-QĐ quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Y Dược TP.HCM và bổ nhiệm GS. Trương Công Trung làm Hiệu trưởng, GS. Võ Thế Quang làm Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Khoa trưởng Khoa Răng Hàm Mặt và DS. Nguyễn Kim Hùng làm Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Khoa trưởng khoa Dược.
thêm khoa Ðiều dưỡng - Kỹ thuật Y học trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật Y tế trung ương 3 và Khoa Y học cổ truyền trên cơ sở Trường Trung học Y học dân tộc Tuệ Tĩnh 2 và bộ môn Y học cổ truyền. Năm 1999, Khoa Y tế công cộng được thành lập từ bộ môn Y tế công cộng của trường và Khoa Tổ chức - Quản lý Y tế của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM. Năm 2000, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được thành lập trên cơ sở hợp nhất Phòng khám đa khoa của trường, Phòng khám đa khoa của Khoa Ðiều dưỡng - Kỹ thuật Y học và Bệnh viện Y học cổ truyền của khoa Y học cổ truyền.
Như vậy, kể từ năm 2000, Trường Đại học Y Dược TP.HCM có 7 khoa:
Khoa Khoa học cơ bản, khoa Y, khoa Y học cổ truyền, khoa Răng Hàm Mặt,
khoa Dược, khoa Ðiều dưỡng - Kỹ thuật y học, khoa Y tế công cộng và một Bệnh viện.
Theo Nghị định 49/2003/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2003, Trường Đại học Y Dược TP.HCM được phát triển thành Đại học Y Dược TP.HCM và dự kiến các khoa sẽ trở thành các trường Đại học thành viên.
2.1.3. Sứ mạng
Đại học Y Dược TP.HCM là trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế; Đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và góp phần nâng cao nền y dược học Việt Nam.
2.1.4. Mục tiêu đào tạo bậc đại học của Đại học Y Dược
Đào tạo các bác sĩ, dược sĩ, cử nhân y tế trung thành với Tổ quốc, có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở phù hợp, kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng, có khả năng tự đào tạo và vươn lên trong nghề nghiệp để phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Đại học Y Dược
Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 1975 đến nay qua nhiều thay đổi, phát triển, hoàn thiện đã có được bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh.
Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong từng lĩnh vực, có 9 phòng chức năng : Phòng Hành chính Tổng hợp; Phòng Tổ chức Cán bộ; Phòng Hợp tác Quốc tế; Phòng Quản lý Đào tạo; Phòng Sau đại học; Phòng Nghiên cứu Khoa học - Công nghệ; Phòng Kế hoạch tài chính; Phòng Quản trị Giáo tài- xây dựng cơ bản; Phòng Công tác chính trị - học sinh sinh viên.
Các khoa và các đơn vị trực thuộc: - Khoa Y
- Khoa Răng Hàm Mặt - Khoa Khoa học cơ bản - Khoa Dược
- Khoa Y tế công cộng
- Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật y học - Khoa Y học cổ truyền
- Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM - Ký túc xá
- Thư viện
- Đoàn thanh niên
- Đơn vị đảm bảo chất lượng giáo dục
- Trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội - Trung tâm Y sinh học phân tử
- Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình