Phương pháp phát triển đội ngũ KTV Đại học Y Dược:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ở Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (Trang 44)

1.4.1.5 .Thực hiện tốt chê độ chính sách, công tác thi đua, khen thưởng cho đội ngũ KTV y tê

1.4.2.Phương pháp phát triển đội ngũ KTV Đại học Y Dược:

Phương pháp phát triển đội ngũ KTV đại học Y - Dược cũng được dựa trên những phương pháp quản lý nói chung. Đó là các phương pháp quản lý được vận dụng trong một nội dung cụ thể của quản lý - quản lý nhân sự trong tổ chức.

Trong khoa học quản lý và quản lý nhân sự, các phương pháp quản lý được sử dụng để phát triển đội ngũ bao gồm:

1.4.2.1. Các phương pháp hành chính

Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào những mối quan hệ tổ chức, kỷ luật của tổ chức.

Mối quan hệ tổ chức trong hệ thống quản lý là một đặc trưng của tất cả các hệ thống quản lý. Về phương diện quản lý, quan hệ tổ chức được biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. Vì vậy, các phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên tập thể những con người bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi mọi người trong hệ thống phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.

Các phương pháp hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý nhân sự, xây dựng đội ngũ của tổ chức. Phương pháp này xác lập trật tự kỷ cương làm việc và hoạt động trong tổ chức, kết nối các phương pháp quản lý khác nhằm phát huy đồng bộ sức mạnh của chúng.

Các phương pháp hành chính cho hiệu lực tức thì ngay từ khi ban hành quyết định. Hơn nữa, các phương pháp hành chính buộc đối tượng bị tác động phải thực hiện một cách bắt buộc, không có sự lựa chọn. Điều này khiến cho

phương pháp có ưu thế trong việc giải quyết những tình huống nảy sinh trong tổ chức một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này đòi hỏi chủ thể quản lý phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ thực hiện và loại trừ khả năng có thể giải thích khác nhau đối với cùng một nhiệm vụ.

1.4.2.2. Các phương pháp tâm lý - xã hội

Phương pháp này bao gồm các cách thức tác động của chủ thể quản lý vào tư tưởng, tình cảm của con người trong tổ chức, nhằm nâng cao trách nhiệm, nhiệt tình của họ trong công việc, qua đó góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ.

Trong phát triển đội ngũ, các phương pháp này còn được sử dụng để thuyết phục, động viên các cá nhân, khi cần thiết phải có sự thay đổi trong vị trí hoặc công việc. Trong trường hợp này, phương pháp giáo dục đã tác động đến cơ cấu của đội ngũ.

Nhiều trường hợp, các phương pháp giáo dục còn được sử dụng để tác động đến các cá nhân hoặc nhóm thành viên trong đội ngũ để tạo ra sự hòa hợp trong các yếu tố giữa các cá nhân và của cả đội ngũ.

Các phương pháp tâm lý giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp là tính thuyết phục, tức là làm cho con người phân biệt được phải - trái, đúng - sai... từ đó nâng cao tính tự giác trong công việc và sự gắn bó trong tổ chức.

Các phương pháp tâm lý giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý nhân sự và phát triển đội ngũ, vì đối tượng của quản lý nhân sự là con người - một thực thể năng động, là tổng hòa của nhiều mối quan hệ.

1.4.2.3. Các phương pháp kinh tế

Các phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.

Bản chất của các phương pháp này là đặt mỗi cá nhân vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của bản thân với lợi ích chung của tổ chức. Điều đó cho phép cá nhân lựa chọn con đường hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ của mình. Các phương pháp kinh tế tác động lên con người trong tổ chức không phải bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nêu mục tiêu nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế. Do đó, các phương pháp kinh tế chấp nhận có thể có những giải pháp kinh tế khác nhau cho cùng một vấn đề. Đồng thời khi sử dụng các phương pháp này, chủ thể quản lý phải biết tạo ra những tình huống, những điều kiện để lợi ích cá nhân và từng nhóm phù hợp với lợi ích của tổ chức.

Khi sử dụng phương pháp kinh tế, cần chú ý một số điểm sau đây:

- Việc áp dụng phương pháp kinh tế luôn luôn gắn với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng... Nhìn chung, việc sử dụng các phương pháp kinh tế có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tế phải hoàn thiện các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường.

- Để áp dụng phương pháp kinh tế, phải thực hiện sự phân cấp quản lý một cách đúng đắn giữa các cấp quản lý.

- Sử dụng các phương pháp kinh tế, đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ trình độ và năng lực về nhiều mặt. Bởi vì sử dụng các phương pháp kinh tế

đòi hỏi cán bộ quản lý phải biết và thông thạo về các vấn đề kinh tế, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức vững vàng.

1.5. Các yêu tố ảnh hưởng đên việc phát triển đội ngũ KTV

1.5.1. Cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với ngành Y và cán bộ Y tế

Mức phụ cấp 50%, 40%, 30% , 20% áp dụng đối với công chức, viên chức theo Nghị định số 56/2011/ NĐ-CP:

- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt.

- Mức phụ cấp 30%. 20% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;

+ Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét,

quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chế độ lương bổng và phụ cấp hợp lý.

Chế độ đãi ngộ, khen thưởng thỏa đáng để khích lệ tinh thần cho KTV tận tâm cống hiến và giữ ngọn lửa yêu nghề.

1.5.2. Thị trường lao động và điều kiện làm việc

1.5.2.1. Thị trường lao động

Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động (lao động tự do, lao động có tay nghề) và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc...thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.

Phải có nơi tiếp nhận KTV(bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu, xí nghiệp…) nhằm bố trí công việc phù hợp với chuyên môn để KTV phát huy năng lực.

1.5.2.2. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến sức khỏe người lao động (vệ sinh lao động, sức khỏe, bệnh nghề nghiệp).

Người sử dụng lao động phải có sự hiểu biết về các yếu tố tác hại của môi trường lao động, các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng chống trong quá trình lao động và tổ chức cho người lao

động học tập các kiến thức đó.

cải tạo nâng cấp hạ tầng nhà xưởng đảm bảo môi trường thông thoáng, hạn chế tiếng ồn, cần trang bị dụng cụ bảo hộ đạt tiêu chuẩn cho người lao động khi phải tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, hóa chất… Người lao động cần chú ý bảo vệ bản thân bằng các phương tiện bảo hộ lao động để tránh những hệ

lụy cho sức khỏe của chính mình.

Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề. Đối với các đối tượng làm công việc nặng nhọc, độc hại phải tổ chức khám sức khỏe 6 tháng 1 lần. Phải có hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế. Những người lao động có sức khoẻ loại IV và V và bị các bệnh mãn tính phải được theo dõi, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng và sắp xếp công việc phù hợp.

Môi trường làm việc phải thân thiện, tạo không khí thoải mái. Lãnh đạo phải quan tâm đến nhân viên, tập thể giúp đỡ nhau.

1.5.3. Nhận thức và năng lực của Cán Bộ Quản lý các trường ĐH, CĐ Y- Dược

- Đã ban hành và triển khai thực hiện tốt các văn bản quy định về công tác tuyển dụng, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học, có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch.

- Tổ chức và thực hiện tốt “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường”.

- Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, KTV tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.

- Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định; Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; Đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên, có kinh nghiệm được phát triển lâu dài, liên tục trong nhiều năm và được trẻ hóa trong thời gian gần đây theo quy định.

- Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Cần phải quan tâm vào năng lực, thiện chí, sự đóng góp và kết quả đạt được của KTV.

1.5.4. Ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ KTV

Tạo điều kiện cho KTV tham dự đầy đủ các khóa tập huấn bồi dưỡng của cơ quan.

Động viên, giúp đỡ cho KTV trình độ trung cấp học tập liên thông lên đại học để đạt chuẩn.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: sưu tầm tài liệu, học hỏi các Thầy, Cô đi trước, cập nhật kiến thức khoa học cho phù hợp với sự đổi mới của thời đại, học ngoại ngữ điều kiện cần thiết để tiến bộ.

Khuyến khích KTV tham gia nghiên cứu khoa học, làm cộng tác viên trong các đề tài nghiên cứu.

Phát huy các sáng kiến kinh nghiệm, sáng kiến cải tiến ứng dụng vào thực tiễn.

1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho công tác pháttriển đội ngũ KTVtriển đội ngũ KTV triển đội ngũ KTV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất nước đang phát triển và còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng Bộ ngành và lãnh đạo các Trường Đại học Y Dược vẫn phải quan tâm tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để giúp KTV phục vụ sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực y tế, góp phần cho sự phát triển của ngành y tế Việt Nam.

* Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

1. Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên, KTV và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

2. Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo của trường.

3. Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo.

4. Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý.

5. Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định.

6. Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định.

7. Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3981- 85. Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định.

8. Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của trường.

9. Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản lý, giảng viên, KTV, nhân viên và người học.

Tài chính và quản lý tài chính

1. Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường đại học.

2. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường đại học được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo quy định.

3. Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học.

Kêt luận chương 1

Trên cơ sở các vấn đề đặt ra, một số khái niệm cơ bản đã được làm rõ về những đặc trưng của chất lượng đội ngũ KTV Đại học Y Dược, những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ KTV nhà trường đã được xác định.

Chương 1 đã cơ bản nêu lên được những vấn đề lý luận mang tính định hướng cho việc phát triển đội ngũ KTV Đại học Y Dược TP.HCM. Bước tiếp theo là tìm hiểu - nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài qua việc xác định thực trạng về chất lượng đội ngũ KTV trong thực tiễn GD&ĐT và những định hướng của nhà trường trong tương lai. Vấn đề này người nghiên cứu sẽ làm rõ ở Chương 2.

Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ KỸ THUẬT VIÊN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ở Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (Trang 44)