Loại hình đào tạo Đánh giá
Ngắn hạn/ chứng chỉ Tốt
Liên thông (Đại học) khá
Sau đại học khá
Khác (Hội thảo, tập huấn, ….) khá
(Nguồn: Báo cáo Đại học Y Dược , 2012)
Mặc dù những loại hình đào tạo KTV được quan tâm nhưng hiệu quả được đánh giá ở mức độ khá của các lớp đào tạo dài hạn. Những lớp ngắn hạn như sư phạm y học, nghiên cứu khoa học …., được đánh giá hiệu quả tốt.
Sau khi được tuyển dụng, KTV được cử đi học các kỹ thuật về chuyên ngành phù hợp yêu cầu của công việc (hầu hết các sinh viên/học viên tốt nghiệp ở ĐHYD TP.HCM hay trường ngoài hầu như chỉ trang bị các kiến thức căn bản, việc áp dụng các kiến thức vào thực tiễn chưa được hoàn thiện).
Hàng năm, Đại học Y Dược TP.HCM luôn tạo điều kiện để KTV có trình Sơ cấp, Trung cấp chuẩn hóa nâng cao trình độ.
Hiện tại có 2 KTV Sơ cấp Dược đang học lên Trung cấp.
Có 13 KTV trung cấp và cao đẳng đang chuẩn hóa lên đại học.
Theo khảo sát trên 384 KTV gồm biên chế nhà trường và cộng tác viên ở một số bệnh viện, chúng tôi ghi nhận: Các chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng hầu hết những nhu cầu học nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, số lượng tuyển vào hàng năm rất ít so với nhu cầu thực tế của KTV đi học. Do đó KTV đã ra học trường dân lập tỉ lệ nhiều hơn so với trong trường Đại học Y Dược. Hàng năm, nhà trường tuyển sinh mỗi ngành chỉ mở có một lớp khoảng vài chục đến 100 KTV theo học (chỉ tiêu do Bộ phân bổ). Tuy nhiên,
ở các trường dân lập hàng năm mở nhiều lớp có đến khoảng 2000 KTV theo học (xét nghiệm, gây mê, điều dưỡng) trong đó hệ điều dưỡng chiếm đa số.