Đảm bảo tính đồng bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ở Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (Trang 85)

2. 3 Thực trạng về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ KTV y tê

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Các giải pháp đưa ra sao cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên của Trường phải đảm bảo tính đồng bộ cả về quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, phân công bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó việc phát triển đội ngũ giảng viên phải đạt được những tiêu chuẩn đã được xác định.

3.1.3.Đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp đưa ra phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác, phục vụ dạy học của nhà trường trong từng thời điểm. Phải căn cứ vào số lượng cán bộ giảng viên, cơ cấu đội ngũ, phương thức quản lí, cấu trúc bộ máy, trình độ học vấn, phù hợp về cơ cấu độ tuổi, giới, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3.1.4.Đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ thể cho phép của Nhà trường trong những thời điểm cụ thể, tức là sự phù hợp về các nguồn: nguồn lực, nhân lực, vật lực và sự ủng hộ của các Bộ chủ quản, cũng như sự quyết tâm của tất cả các thành viên trong Nhà trường.

3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ kỹ thuật viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như những nguyên tắc đề xuất các giải pháp nói trên, người nghiên cứu đề ra một số giải pháp phát triển đội ngũ KTV ĐHYD TP.HCM sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ngành y tế.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật viên cơ hữu.

- Tích cực đổi mới PP dạy học theo hướng “dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học”.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo nhằm chuyển giao công nghệ.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến.

3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ngành y tế

3.2.1.1. Mục tiêu:

Kế hoạch phát triển đội ngũ KTV là thể hiện chức năng lãnh đạo - chủ động - định hướng của Đảng và Nhà nước ta về đường lối và chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo.

Kế hoạch phát triển đội ngũ KTV nhằm đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ KTV đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Điều đó giúp cho nhà trường có được một đội ngũ KTV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hóa về trình độ. Đồng thời tạo được thế chủ động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và

đào tạo của ngành y tế nói chung và từng trường nói riêng. Từ đó, xây dựng được một đội ngũ KTV có chuyên môn tay nghề cao.

Mục tiêu của kế hoạch phát triển đội ngũ KTV ĐHYD TP.HCM là xây dựng đội ngũ KTV có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ giáo dục của Trường nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ Nhà trường nói riêng, mục tiêu chiến lược của giáo dục Đại học cả nước nói chung.

3.2.1.2. Nội dung:

Muốn xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ KTV y tế: Số lượng KTV có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ là 20%, trình độ Đại học là 60% và trình độ Trung cấp là 20%. Cần phải:

- Xác định nhu cầu của từng Bộ môn, Khoa trong công tác đào tạo, giảng dạy các bậc: Sau đại học, đại học và trung học.

- Từng bước đề xuất thêm biên chế KTV có trình độ đại học trở lên. - Những KTV biên chế hệ trung cấp cần được đào tạo lên đại học để họ

có đủ năng lực tham gia hướng dẫn thực hành và giảng dạy.

- Chính sách thu hút và giữ chân nhân tài bằng các qui định cụ thể trong đãi ngộ học tập và phụ cấp, nâng cao đời sống KTV.

- Công tác tuyển dụng chưa được phổ biến rộng rãi và chưa thu hút các ứng viên.

- Thay đổi cách tuyển dụng của nhà trường (chưa khoa học), tiêu chí tuyển dụng chưa rõ ràng, dẫn đến việc tuyển chọn và bố trí chưa thực sự đúng người, đúng việc.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện:

trình đào tạo.

- Phòng Tổ chức Cán bộ tham mưu cho Hiệu trưởng để cụ thể việc tuyển chọn thu hút nhân tài, quy hoạch KTV, đào tạo, bồi dưỡng từng nhóm đội ngũ KTV theo từng nhiệm vụ, từng giai đoạn cụ thể, tập trung mục tiêu trước mắt và định hướng phát triển bền vững.

- Công khai hóa trong tuyển dụng khách quan (bằng thông báo) trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút được KTV có đúng trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành.

- Xây dựng chuẩn kiến thức cần thiết của đội ngũ KTV (sẽ được đề cập ở phần sau) nhằm xác định yêu cầu và khả năng đáp ứng công việc, xác định được số lượng, cán bộ, giảng viên, KTV cần bổ sung.

- Xây dựng các hình thức kiểm tra, đánh giá khoa học, có sự tham gia của các Khoa, đơn vị, cá nhân có chuyên môn.

- Đánh giá khách quan trình độ, kiến thức, kỹ năng của người dự tuyển một cách chính xác, công khai và minh bạch.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện:

- Thống nhất từ Đảng ủy - Lãnh đạo nhà trường.

- Kiến nghị bộ chủ quản trong việc tăng thêm, hay giảm biên chế KTV. - Để giải pháp đạt hiệu quả, công tác tổ chức triển khai phải chia từng giai đoạn theo mức độ ưu tiên, mục tiêu then chốt từ cao đến thấp.

- Bộ môn, Khoa nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng phát triển đội ngũ KTV có tính kế thừa.

3.2.2 Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật viên cơ hữu

3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp:

- Đào tạo đội ngũ KTV ĐHYD TP.HCM có chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp, tay nghề cao nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Xây dựng đội ngũ KTV có chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học.

3.2.2.2 Nội dung:

- Đào tạo đội ngũ KTV đại học ở các hệ : Tại chức, liên thông theo mô

hình đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội. - Đạo tạo KTV sau đại học. - Tham gia nghiên cứu khoa học.

- Thúc đẩy KTV tham gia các chương trình học tại nước ngoài nhằm tiếp thu những kiến thức mới, tiên tiến áp dụng vào giảng dạy như: Di truyền, Công nghệ sinh học, Y sinh học phân tử, Y học hạt nhân ….

3.2.2.3 Cách thực hiện:

Mở các lớp đào tạo đại học cho KTV trung học nhằm kiện toàn hoá đội ngũ KTV.

- Tăng chỉ tiêu đào tạo hàng năm về KTV sau đại học.

- Đề xuất cho KTV tham gia học bổng sau đại học của nhà nước và các học bổng quốc tế khác.

- Lựa chọn KTV thích hợp để có kế hoạch cử đi đào tạo tại các lớp ngắn

bảo 100% đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên được đào tạo về chuyên môn. - Mặt khác, hàng năm nhà trường tổ chức các lớp tập huấn, thi tay nghề

để bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên.

3.2.3 Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học

3.2.3 1 Mục tiêu

- Đào tạo đội ngũ KTV ngành y tế có tay nghề cao, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học.

- Đẩy mạnh ứng dụng các nghiên cứu khoa học vào nâng cao chất lượng công tác giảng dạy cho sinh viên, học viên

3.2.3.2 Nội dung:

Nghiên cứu khoa học và đào tạo luôn gắn liền trong hoạt động giáo dục đại học và sau đại học.

- KTV đại học, sau đại học hàng năm phải có công trình nghiên cứu khoa học : chủ nhiệm đề tài hoặc tham gia đề tài lớn.

- KTV trung cấp tham gia trong quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học.

- Xây dựng đội ngũ KTV có chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực nghiên cứu khoa học cơ bản, cơ sở.

- Ứng dụng các công nghệ đã có trước đó vào việc giảng dạy

3.2.3.3 Cách thức thực hiện:

- Cử các KTV tham gia học các lớp nghiên cứu khoa học tại trường. - Tạo điều kiện cho các KTV tham gia vào đề tài nghiên cứu khoa học cùng với các giảng viên.

báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch KHCN.

- Các hướng KTV nghiên cứu tập trung vào các kỹ thuật cao: Sinh học phân tử, nghiên cứu tế bào gốc, phẫu thuật ghép tạng, nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước, nghiên cứu cơ bản.

- Phòng NCKH đã tổ chức bộ phận hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

- Tổ chức các hội thảo cấp cơ sở để các KTV nâng cao chuyên môn nghiên cứu khoa học.

3.2.3.3 Điều kiện thực hiện

- Phòng nghiên cứu Khoa học công nghệ xem xét ưu tiên cung cấp kinh

phí cho KTV nghiên cứu khoa học, hiện nay đối tượng này chưa được quan tâm.

- Thúc đẩy của Bộ môn tạo điều kiện để KTV tham gia nghiên cứu, học tập và nâng cao trình độ.

- Bộ môn có biện pháp chế tài đối với những KTV không tham gia nghiên cứu khoa học nhằm thúc đẩy môi trường nâng cao năng lực KTV.

3.2.4 Tích cực đổi mới PP dạy học theo hướng “dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học”

3.2.4.1 Mục tiêu:

Dạy học tích cực, chính là lấy người học làm trung tâm. Học đi đôi với hành. Phát huy tính tích cực, chủ động tham gia học tập, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng của học viên, sinh viên, học sinh.

3.2.4.2 Nội dung:

- Định hướng cho KTV chủ động tìm thông tin mới qua internet - Nâng cao ứng dụng CNTT trong dạy học

3.2.4.3 Cách thức thực hiện

- Áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan cho tất cả các môn lý thuyết.

- Đối với các bài thực hành, áp dụng các phương pháp đánh giá khách quan khác nhau và tổ chức đánh giá trong quá trình thực tập, do số SV trong mỗi nhóm thực hành ít.

Tổ chức học và thi theo hình thức E-Learning

- Dạy học nêu vấn đề.

- Thực hiện triệt để phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm “dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học”.

- Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và quốc tế hóa chương trình đào tạo.

3.2.5 Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo nhằm chuyển giao công nghệ

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Tăng cường mở rộng hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước để đào tạo, trao đổi KTV ngành y tế.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo:

- Tham quan thực tế các cơ sở nước đào tạo ở nước ngoài

- Mở lớp ngắn hạn, hội nghị, mời các chuyên gia quốc tế về đào tạo, giảng dạy.

Trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay, các trường Đại học cần phải mở rộng quan hệ hợp tác với các trường Đại học khác trong và ngoài nước.

Và thông qua hợp tác, các trường Đại học có thể chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức, quản lý đào tạo.

Do đặc thù của ngành nghề nên việc hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi KTV càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với ĐHYD TP.HCM.

- Tham khảo kinh nghiệm về đào tạo trong lĩnh vực y tế giữa các trường; - Chia sẻ chương trình đào tạo, tiến tới có thể sử dụng một chương trình chung giữa các trường cùng ngành đào tạo KTV y tế;

- Trao đổi kiến thức KTV, sinh viên ĐHYD TP.HCM với các trường đại học khác;

- Nâng cao trình độ học tập chuyên môn, khả năng ngoại ngữ của sinh viên (trình Luận văn tốt nghiệp đại học bằng tiếng, Anh, Pháp), cấp học bổng học tập liên tục sau đại học cho sinh viên ở các trường đại học nước ngoài.

- Quan hệ trao đổi giảng viên, KTV và sinh viên, phối hợp mở các lớp huấn luyện chuyên khoa với nhiều nước: Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ðức, Áo, Hà Lan, Nhật, Thái Lan, Singapore, Campuchia v.v....

- Thu hút đầu tư của nước ngoài và các trường Đại học nước ngoài đầu tư cho ĐHYD TP.HCM …

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp này cần làm tốt các công việc sau đây:

- Xây dựng chiến lược hợp tác giai đoạn 2010- 2020 giữa ĐHYD TP.HCM với các trường Đại học trong và ngoài nước;

- Tổ chức các đợt tham quan - học tập kinh nghiệm ở các trường Đại học nước ngoài;

- Tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại các nước có ngành đào tạo Y học tiên tiến;

- Ký kết các chương trình hợp tác đào tạo và trao đổi giảng viên với các trường Đại học trong khu vực và thế giới (Bỉ, Pháp, Đức,…);

- Thực hiện chuẩn ngoại ngữ bắt buộc (Anh văn) đối với KTV của Nhà trường để KTV có điều kiện tham gia các đề án đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài…

3.2.6 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị khoa học công nghệ tiến tiến.

3.2.6.1 Mục tiêu

- Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Đầu tư trang thiết bị - phương tiện dạy học tiên tiến, chú trọng những trang thiết bị dạy học đặc thù ngành y tế phải hiện đại, phù hợp.

3.2.6.2 Nội dung

Trang thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng, là công cụ cần thiết và đắc lực cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học… Đối với ngành y tế, điều đó càng có ý nghĩa hơn. Việc cập nhật hệ thống trang thiết bị hiện đại là giải pháp hữu hiệu, tích cực chọn họat động giáo dục ngành y. Đồng thời, tạo bước đột phá trong họat động chuẩn đóan, điều trị bệnh nặng và đây cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng giảng dạy của ngành. Vì vậy cần tăng cường:

- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học tiên tiến phù hợp nhu cầu giảng dạy;

- Tăng cường hợp tác với nước ngoài;

- Khuyến khích KTV tham gia nghiên cứu khoa học hàng năm ; Có mục tiêu giáo dục tốt, đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn, nội dung chương trình hiện đại phù hợp với yêu cầu xã hội; nếu có môi trường giáo dục tốt, đội ngũ cán bộ giảng viên, KTV và đội ngũ làm công tác QLGD tốt mà không có phương tiện dạy học hoặc phương tiện dạy học chưa đảm bảo thì không thể tạo ra những sản phẩm thỏa mãn mục tiêu giáo dục đề ra.

Vì vậy, chính cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là phương tiện, là điều kiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.

3.2.6.3 Cách thực hiện

Hàng năm, các phòng chức năng như Phòng Quản Giáo tài - Xây dựng cơ bản phối hợp với Phòng Kế hoạch tài chính cùng các bộ phận chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ở Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w