Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ở Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (Trang 55)

1.4.1.5 .Thực hiện tốt chê độ chính sách, công tác thi đua, khen thưởng cho đội ngũ KTV y tê

2.1.2.Quá trình phát triển

2.1. Khái quát về Đại học Y Dược TP.HCM

2.1.2.Quá trình phát triển

Tháng 9 năm 1947 sau ngày Pháp tái chiếm Việt Nam và nổ ra toàn quốc kháng chiến, một chi nhánh của trường Đại học Y Dược Hà Nội được thành lập tại Sài gòn do Giáo sư Massias (người Pháp) làm Khoa Trưởng. Sau Hiệp định Genève 1954, chi nhánh này trở thành Y Dược Đại học đường Sài Gòn, Hiệu trưởng là Giáo sư Trần Quang Đệ.

Năm 1961, Y Dược Đại học đường Sài gòn được tách ra thành Y Khoa Đại học đường Sài gòn và Dược Khoa Đại học đường Sài gòn. Năm 1964 thành lập tiếp Nha Khoa Ðại học đường Sài gòn. Năm 1965, Trường Bác Sĩ Miền Nam được thành lập tại chiến khu Ðông Nam Bộ.

Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định thành lập Trường Đại học Y Dược TP.HCM trên cơ sở hợp nhất Y khoa Đại học đường Sài gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn và Trường Bác Sĩ Miền Nam. Ngày 18 tháng 1 năm 1977, Bộ Y tế ra Quyết định số 85/BYT-QĐ quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Y Dược TP.HCM và bổ nhiệm GS. Trương Công Trung làm Hiệu trưởng, GS. Võ Thế Quang làm Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Khoa trưởng Khoa Răng Hàm Mặt và DS. Nguyễn Kim Hùng làm Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Khoa trưởng khoa Dược.

thêm khoa Ðiều dưỡng - Kỹ thuật Y học trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật Y tế trung ương 3 và Khoa Y học cổ truyền trên cơ sở Trường Trung học Y học dân tộc Tuệ Tĩnh 2 và bộ môn Y học cổ truyền. Năm 1999, Khoa Y tế công cộng được thành lập từ bộ môn Y tế công cộng của trường và Khoa Tổ chức - Quản lý Y tế của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM. Năm 2000, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được thành lập trên cơ sở hợp nhất Phòng khám đa khoa của trường, Phòng khám đa khoa của Khoa Ðiều dưỡng - Kỹ thuật Y học và Bệnh viện Y học cổ truyền của khoa Y học cổ truyền.

Như vậy, kể từ năm 2000, Trường Đại học Y Dược TP.HCM có 7 khoa:

Khoa Khoa học cơ bản, khoa Y, khoa Y học cổ truyền, khoa Răng Hàm Mặt,

khoa Dược, khoa Ðiều dưỡng - Kỹ thuật y học, khoa Y tế công cộng và một Bệnh viện.

Theo Nghị định 49/2003/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2003, Trường Đại học Y Dược TP.HCM được phát triển thành Đại học Y Dược TP.HCM và dự kiến các khoa sẽ trở thành các trường Đại học thành viên.

2.1.3. Sứ mạng

Đại học Y Dược TP.HCM là trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế; Đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và góp phần nâng cao nền y dược học Việt Nam.

2.1.4. Mục tiêu đào tạo bậc đại học của Đại học Y Dược

Đào tạo các bác sĩ, dược sĩ, cử nhân y tế trung thành với Tổ quốc, có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở phù hợp, kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng, có khả năng tự đào tạo và vươn lên trong nghề nghiệp để phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Đại học Y Dược

Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 1975 đến nay qua nhiều thay đổi, phát triển, hoàn thiện đã có được bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh.

Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong từng lĩnh vực, có 9 phòng chức năng : Phòng Hành chính Tổng hợp; Phòng Tổ chức Cán bộ; Phòng Hợp tác Quốc tế; Phòng Quản lý Đào tạo; Phòng Sau đại học; Phòng Nghiên cứu Khoa học - Công nghệ; Phòng Kế hoạch tài chính; Phòng Quản trị Giáo tài- xây dựng cơ bản; Phòng Công tác chính trị - học sinh sinh viên.

Các khoa và các đơn vị trực thuộc: - Khoa Y

- Khoa Răng Hàm Mặt - Khoa Khoa học cơ bản - Khoa Dược

- Khoa Y tế công cộng

- Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật y học - Khoa Y học cổ truyền

- Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM - Ký túc xá

- Thư viện

- Đoàn thanh niên

- Đơn vị đảm bảo chất lượng giáo dục

- Trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội - Trung tâm Y sinh học phân tử

- Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình

- Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông - Trung tâm Huấn luyện kỹ năng y khoa

- Trung tâm Y tế chuyên sâu - Trung tâm Giáo dục y học

- Trung tâm Khoa học công nghệ Dược

- Trung tâm Nghiên cứu thuốc có nguồn gốc tự nhiên - Trung tâm Ngoại ngữ

- Trung tâm Phát triển học liệu

Các Khoa không tập trung tại địa chỉ chính của nhà trường mà một số trú đóng trên địa bàn các quận khác. Các Bộ môn, đặc biệt là các bộ môn của Khoa Y, trãi rộng khắp bệnh viện trong thành phố giúp học viên, sinh viên và học sinh tiếp cận thực hành thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về cơ sở thực hành

Trường có 33 cơ sở Viện-Bệnh viện thực hành, gồm : Bệnh viện của Trường (01): Bệnh viện Đại học Y Dược Các Viện, Bệnh viện ở TP.HCM

Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ; Bệnh viện Hùng Vương; Bệnh viện Thống Nhất; Bệnh viện Bình Dân; Bệnh viện Nhân Dân Gia Định; Bệnh viện Nhân Dân 115; Bệnh viện Da Liễu; Bệnh viện An Bình; Bệnh viện Nguyễn Trãi; Bệnh viện Nguyễn Tri Phương; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Tai Mũi Họng; Bệnh viện Răng Hàm Mặt; Bệnh viện Ung bướu; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới; Bệnh viện sức khỏe tâm thần; Bệnh viện Huyết học;

Bệnh viện Trưng Vương; Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình; Bệnh viện Lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch; Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương; Viện Y học dân tộc TP.HCM; Trung tâm chỉnh hình và Phục hồi chức năng trẻ tàn tật.

Các Bệnh viện tại các Tỉnh:

Bệnh viện đa khoa Bình Dương, Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Dương, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai

Ngoài ra, còn hỗ trợ đào tạo cho các trường (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp.HCM, Học viện Quân Y, Đại học Y Dược Cần Thơ và Đại học Tây Nguyên); Đào tạo Chuyên khoa 1 địa phương cho các tỉnh (Tây Ninh, Cần Thơ, An Giang…); Các chuyên khoa đào tạo là Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Nhiễm, Mắt, Tai Mũi Họng, Lao, Tổ chức y tế); Đào tạo cán bộ trung học cổ truyền cho các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Long, Sóc Trăng và TP.HCM)... ; Đào tạo theo địa chỉ

Số lượng học viên đến thực hành tại các bệnh viện

- Lưu lượng sinh viên Đại học thực tập tại các bệnh viện lớn:

Bảng 2.1: Lưu lượng sinh viên thực tập năm học 2012 – 2013

Bệnh viện Lưu lượng sinh viên hàng ngày Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Chợ Rẫy 1651 1461 1556

Từ Dũ 717 610 664

Nhân Dân Gia Định 451 451 451

Nguyễn Tri Phương 489 440 450

Bình Dân 309 309 309

Nhi Đồng 289 260 275

Bảng 2.2: Lưu lượng học viên thực tập năm học 2012 – 2013

Bệnh viện Lưu lượng học viên hàng ngày

Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Chợ Rẫy 442 237 339

Từ Dũ 93 75 84

Nhân Dân Gia Định 328 305 316

Bình Dân 89 64 76

2.1.6. Thực trạng hoạt động đào tạo của đại học Y Dược TP.HCM

Các chuyên ngành đào tạo

Nhà trường hiện đào tạo đủ chuyên ngành đại học của ngành y tế (Y, Dược, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Y tế công cộng, Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học). Đại học Y Dược TP.HCM đã và đang tiến hành đào tạo đa cấp, đa ngành, đa hệ. Nhà trường hiện đào tạo đủ chuyên ngành đại học của ngành y tế và quản lý theo 3 cấp: Trường, Khoa, Bộ môn.

Đào tạo ở 3 cấp: Đại học, Sau đại học và Trung học.

Đào tạo ở cả 2 hệ: Chính quy và liên thông, tại chức (vừa học vừa làm). Chuyên ngành được đào tạo: Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Dược sĩ, Cử nhân các ngành điều dưỡng - các ngành kỹ thuật y học và Y tế Công cộng và hệ Trung học gồm: Kỹ thuật viên, Điều dưỡng, Y học cổ truyền, Dược…

Các ngành/chuyên ngành đào tạo (còn gọi là chương trình đào tạo) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lượng chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ : 48

- Số lượng chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ : 27

- Số lượng ngành đào tạo đại học : 09

- Số lượng ngành đào tạo cao đẳng : 01

Quy mô và chất lượng đào tạo

Tổng số sinh viên hàng năm khoảng là 14.500 học viên, sinh viên, học sinh. Sinh viên tốt nghiệp đạt các mục tiêu giáo dục cơ bản mà nhà trường đã đặt ra về đạo đức, sức khỏe, được trang bị kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, các khoa học sức khỏe chuyên ngành, thành thạo hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, đủ để có thể hoàn thành những chức năng nghề nghiệp được giao, đồng thời có khả năng tự đào tạo.

Chất lượng đào tạo CK1, CK2 ngày một cải thiện, học viên tốt nghiệp hình thức đào tạo đặc trưng này của ngành y tế đã nâng cao được kiến thức chuyên khoa và vững vàng hơn về kỹ năng nhận biết, kỹ năng thao tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý.

Đại học Y Dược TP.HCM đã có nhiều cố gắng nhằm duy trì nề nếp dạy học, do đó các học sinh trung cấp tốt nghiệp đều đạt kết quả khá, được trang bị những kiến thức rất cơ bản, thành thạo các kỹ năng thao tác. Học sinh tốt nghiệp bậc trung cấp y tế (Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sĩ, Kỹ thuật y học, Y sĩ Y học Cổ truyền …) rất được các cơ sở y tế tin tưởng. Sau tốt nghiệp, hầu hết các sinh viên học sinh, học viên tốt nghiệp từ Đại học Y Dược TP.HCM đều có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.

Bảng 2.3: Số lượng dự tuyển, trúng tuyển và đăng ký nhập họcTrung cấp, Đại học Trung cấp, Đại học

Năm học Chỉ tiêu đăng ký dự thi trúng tuyển Số lượng nhập học Sinh viên quốc tê Trung cấp (Xét tuyển) 2008 – 2009 1020 4592 1549 959 2009 – 2010 880 1633 1428 947 2010 – 2011 1150 2212 1519 1094 2011- 2012 1290 4253 1781 1094 2012- 2013 600 1100 891 633 Đại học 2008 – 2009 1300 21979 1750 1216 15 2009 – 2010 1350 22245 2109 1204 17 2010 – 2011 1715 22249 2378 1450 16 2011- 2012 1810 25584 2631 1804 5 2012- 2013 2006 22948 2338 1858 2

Bảng 2.4: Số lượng dự tuyển, trúng tuyển và đăng ký nhập học học viên Cao học, Nghiên cứu sinh Cao học, Nghiên cứu sinh

Cao học Chỉ tiêu Số lượng trúng tuyển Số lượng nhập học (người) Sinh viên quốc tê 2008 – 2009 340 310 308 2 2009 – 2010 340 311 300 4 2010 – 2011 400 393 386 3 2011- 2012 460 515 475 2012- 2013 500 559 458 1

Nghiên cứu sinh

2008 – 2009 100 50 50

2009 – 2010 100 61 61

2010 – 2011 100 60 60

2011 – 2012 100 58 58

2012 – 2013 100 79 79

Bảng 2.5: Số lượng dự tuyển, trúng tuyển và đăng ký nhập họcCK1, CK 2 và Nội trú CK1, CK 2 và Nội trú

Chuyên khoa I Chỉ tiêu Số lượng trúng tuyển Số lượng nhập học (người) 2008 – 2009 600 636 634 2009 – 2010 600 640 622 2010 – 2011 600 595 588 2011- 2012 600 591 581 2012- 2013 600 585 576 Chuyên khoa II 2008 – 2009 140 130 130 2009 – 2010 140 135 133 2010 – 2011 230 230 230 2011 – 2012 150 110 106 2012 – 2013 150 153 153 Nội trú 2008 – 2009 85 81 81 2009 – 2010 0 0 2010 – 2011 85 88 85 2011- 2012 110 107 105 2012- 2013 110 103 103

Số lượng học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp:

Bảng 2.6: Số lượng học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp

Các tiêu chí 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Sinh viên Trung học 498 854 815 781 881

Sinh viên Đại học 1119 1047 1272 1506 1983

Hệ chính quy 748 763 953 1072 1040

Hệ liên thông đại học 371 284 319 434 943

Sau đại học 959 983 988 1157 1054

Cao học 180 219 238 337 277

Nội trú 52 61 57 76 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CKI 582 544 578 584 533

CKII 120 139 92 146 127

Nghiên cứu sinh 25 20 23 14 116

(Nguồn Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh)

2.2. Thực trạng đội ngũ KTV Đại học Y Dược TP.HCM

2.2.1. Giới thiệu nghiên cứu thực trạng 2.2.1.1 Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ

a ) Về số lượng:

Bảng 2.7: Số lượng, cơ cấu của đội ngũ kỹ thuật viên

Phân loại Nam

(%) Nữ (%) Tổng số Cán bộ cơ hữu 838 996 1834 KTV 48 (36,9%) 82 (63,1%) 130 - Tiến sĩ 1 (100%) 1 - Thạc sĩ 4 (40,0%) 6 (60,0%) 10 - Đại học 11 (27,5% ) 29 (72,5%) 40 - Khác 34 (43,0%) 45 (57,0%) 79

Như vậy: Tổng số cán bộ giảng viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý và nhân viên: 1.864 (Nam: 838, Nữ: 996). Trong đó: Cán bộ cơ hữu: 1834; Các diện còn lại: 30

Đội ngũ KTV của trường hiện nay phục vụ cho công tác giảng dạy/tổng số viên chức nhà trường là: 130/1834

Tỷ lệ kỹ thuật viên hiện nay:

- Tỷ lệ kỹ thuật viên /giảng viên : 1/8,2 - Kỹ thuật viên /sinh viên :1/999

Với tỷ lệ trên cho thấy đội ngũ KTV còn thiếu rất nhiều chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ giảng dạy của nhà trường ở hiện tại và định hướng trong tương lai.

Nhà trường phấn đấu để đến năm 2020 đạt các tiêu chí theo yêu cầu: - Đạt tỉ lệ giảng viên /KTV (3:1)

- Đạt tỉ lệ giảng viên/sinh viên (1:8)

b) Về cơ cấu trình độ, độ tuổi, giới tính:

- Xét về cơ cấu trình độ đội ngũ KTV của trường hiện nay có: 01 Tiến sĩ KTV (0,8%), 10 Thạc sĩ KTV (7,7%), 40 KTV có trình độ đại học (30,8%) và 79 KTV ở các trình độ khác (60,8%). Như vậy, KTV hiện nay chiếm đa số là trình độ trung cấp trở xuống, KTV trình độ Đại học chiếm tỉ lệ tương đối. Tuy nhiên, KTV trình độ sau đại học vẫn còn rất thấp.

KTV phân bố khắp các chuyên ngành, tỷ lệ này sẽ tăng cao trong những năm tới do quy mô đào tạo sau đại học, đại học đối với ngành KTV ngày càng tăng.

Bảng 2.8: Phân loại KTV theo trình độ, giới tính và độ tuổi.

Giới tính Nhóm tuổi (số lượng)

Trình độ/ học vị Số lượng Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 Tiến sĩ 1 1 1 Thạc sĩ 10 3 7 1 8 1 Đại học/ CĐ 40 11 29 18 12 10 Trình độ khác 79 34 45 51 19 9 Tổng 130 48 82 70 39 21

(Nguồn Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh) Bảng 2.8. cho thấy:

- KTV là nữ chiếm số đông (82/130) ở tất cả các trình độ.

- KTV có độ tuổi dưới 30 chiếm đa số (70/130). Đây là đội ngũ mới vào nghề, tuy nhiệt huyết nhưng còn thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hướng dẫn SV thực hành.

- KTV có độ tuổi từ 40-50 chiếm thiểu số. Đây là độ tuổi trưởng thành của KTV, họ là những lao động tốt nhất trong lĩnh vực này. Do quá trình phát triển ĐHYD TP.HCM từ năm 1998 mới sáp nhập các trường trung học: Trường Trung học Kỹ thuật Y tế trung ương 3, Trường Trung học Y học dân tộc Tuệ Tĩnh 2 và Khoa Tổ chức - Quản lý Y tế của Viện Vệ sinh Y tế công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ kỹ thuật viên ở Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (Trang 55)