Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 47 - 51)

CHƢƠNG 2 :THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện việc nghiên cứu công tác QL đội ngũ CBCC tại Bộ NN&PTNT một cách sâu rộng, toàn diện và đảm bảo độ chính xác cao về mặt số liệu nhằm đƣa ra những giải pháp một cách cụ thể, thiết thực, tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu đó là: Phƣơng pháp logic - lịch sử; Phƣơng pháp thống kê, mô tả; Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp; Phƣơng pháp so sánh trong nghiên cứu một số nội dung của đề tài.

2.2.1. Phương pháp logic - lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẻ, trong đó chứa đựng những yếu tố ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch

sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn: từ khung logic về cơ sở lý luận về quản lý CBCC đến tình hình nghiên cứu về quản lý CBCC; kinh nghiệm thực tế ở một số Bộ, tổ chức đã thành công về QL CBCC ở chƣơng 1. Chƣơng 3 tiếp tục giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn trả lời câu hỏi liên quan đến quản lý CBCC ở Bộ NN&PTNT nhƣ thực trạng QL CBCC ra sao? Trong chƣơng 3 phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng nhiều bắt đầu từ đánh giá thực trạng CBCC tại Bộ NN&PTNT. Kết hợp khung khổ lý luận trong chƣơng 1, tác giả kết hợp thực trạng trong chƣơng 3, để đánh giá thực trạng, điểm mạnh điểm hạn chế trong QL CBCC tại Bộ NN&PTNT. Cuối cùng là trong chƣơng 4, tác giả tổng hợp từ thực trạng, đánh giá về QL CBCC đã trình bày trong chƣơng 3 để đƣa ra đƣợc những định hƣớng và giải pháp cho việc QL CBCC tại Bộ NN&PTNT. Các nội dung trong từng chƣơng, mục, tiểu mục cũng đƣợc gắn kết với nhau theo một logic chặt chẽ.

2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Phƣơng pháp thông kê, mô tả là phƣơng pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là các hiện tƣợng số lớn và những hiện tƣợng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phƣơng pháp điều tra thống kê cho phù

hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu đƣợc thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phƣơng pháp thống kê, mô tả đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 3. Số liệu thống kê về biến động CBCC, cơ cấu CBCC qua các năm...

2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 và chƣơng 3, đặc biệt trong chƣơng 3 - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý CBCC tại Bộ NN&PTNT. Từ các thông tin đƣợc thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu của Bộ trong công tác quản lý CBCC.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh để phân tích, so sánh các hiện tƣợng kinh tế xã hội mang tính đồng nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác... Trong luận văn, ở chƣơng 1, 3, tác giả đã dùng phƣơng pháp này để so sánh việc thực hiện công

tác quản lý đội ngũ cán bộ công chức đối với Bộ hay việc so sánh các số liệu về cán bộ công chức qua các năm để thấy đƣợc sự thay đổi về chất lƣợng công chức hàng năm.

So sánh việc thực hiện QL CBCC với các tiêu chí đánh giá để khái quát những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình QL CBCC tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)