CHƢƠNG 2 :THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng quản lý đội ngũCBCC tại Bộ NN&PTNT
3.2.2. Xây dựng chính sách quản lý
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một Bộ đa ngành, đa lĩnh vực, để thực thi nhiệm vụ chỉ đạo điều hành hệ thống ngành nông nghiệp trên phạm vi cả nƣớc (hơn 60 triệu dân sống ở nông thôn, chiếm gần 69,9% dân số cả nƣớc). Vì vậy, đỏi hỏi phải có một đội ngũ CBCC tinh nhuệ để đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt trong toàn ngành, nhƣng để đạt điều đó thì cần phải xây dựng các chính sách để quản lý đội ngũ đó nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Căn cứ Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức", Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định cần đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc của Bộ là việc làm cấp thiết.
Ngày 18/3/2013, Bộ đã ban hành Nghị quyết số 638-NQ/BCS về “Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức” của Bộ. Trên cơ sở Nghị
quyết của Ban cán sự, ngày 20/3/2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 571/QĐ-BNN-TCCB ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
số 638-NQ/BCS, làm cơ sở cho việc thực hiện đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức và thống nhất nội dung trong hoạt động tổ chức quản lý của Bộ;
Ngày 12/03/2012, Bộ ban hành Quy chế làm việc kèm theo Quyết định số 484/QĐ-BNN-VP, trong đó quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc của Lãnh đạo Bộ, Thủ trƣởng, CBCC của cơ quan Bộ NN&PTNT;
Để phân định rõ các cấp quản lý CBCC, Bộ đã ban hành Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB ngày 03/11/2014 để quy định việc ủy quyền của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho Vụ trƣởng các Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và việc phân cấp của Bộ trƣởng cho ngƣời đứng đầu các cơ quan hành chínhvề một số thẩm quyền của Bộ trƣởng trong công tác quản lý CBCC.
Chính sách về sử dụng cán bộ công chức
Để thống nhất nội dung quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, Bộ NN&PTNT đã xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nƣớc để quản lý CBCC một cách thống nhất trong các Khối Văn phòng Bộ; đồng thời ban hành phân cấp quản lý công chức(bao gồm tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, khen thƣởng, kiểm tra đánh giá hay xem xét kỷ luật...), cho các Tổng cục, Cục. Thủ trƣởng các đơn vị này phải chịu trách nhiệm trƣớc Bộ về mọi hoạt động công vụ của công chức đƣợc phân cấp thuộc đơn vị mình.
Riêng đối với cấp trƣởng, cấp phó, là công chức giữ chức vụ lãnh đạo (của Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Tổng cục) đều do Bộ trƣởng, Ban cán sự quản lý. Còn đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo của các Vụ, Thanh tra, Văn phòng, Bộ trƣởng ủy quyền cho Vụ trƣởng Vụ Tổ chức cán bộ quản lý, sử dụng.
Bộ NN&PTNT đã xây dựng chính sách luân chuyển, điều động, biệt phái đối với đội ngũ cán bộ công chức (Quyết định số 2338/QĐ-BNN-TCCB
ngày 10/10/2013 của Bộ trƣởng Ban hành Quy định luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức). Việc luân chuyển công chức nhằm góp phần chủ động trong công tác quản lý, sử dụng công chức đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng toàn diện về bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm thực tiến cho công chức của Bộ. Vì vậy, đối với những cán bộ công chức khi đi luân chuyển (đến làm việc ở cơ sở, địa phƣơng) sẽ đƣợc bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó và sau khi về sẽ đƣợc xem xét có thể bổ nhiệm lên vị trí cao hơn. Việc điều động, biệt phái công chức đến công tác bộ phận khác cũng nhằm đào tạo, tăng cƣờng để thực hiện nhiệm vụ đột xuất, đồng thời để nâng cao năng lực của công chức khi đƣợc đào tạo, thử thách làm ở nhiều vị trí khác nhau.
Trên cơ sở các quy định của Nhà nƣớc về quy trình, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ công chức, Bộ NN&PTNT đã cụ thể hóa, xây dựng văn bản hƣớng dấn đến Khối Văn phòng Bộ, Bộ thống nhất chung về quy trình, tiêu chuẩn để bổ nhiệm cán bộ. Bên cạnh đó, với mục đích thu hút đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhiều kinh nghiệm thực tiễn về làm việc tại Bộ, tạo điều kiện cho cán bộ công chức khi thực thi giải quyết công việc đƣợc thuận lợi và tạo động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác tại Bộ không ngừng học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, yên tâm công tác lâu dài, đóng góp tích cực cho Bộ, Bộ xây dựng chính sách bổ nhiệm Hàm cấp Vụ.
Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng
Trong những năm vừa qua,Bộ Nông nghiệp và PTNTđặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng (ĐTBD) nguồn nhân lực. Trên cơ sở Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng công chức; Thông tƣ số 03 ngày 25/1/2011 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP; Quyết định số 1347/QĐ-
TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CBCC giai đoạn 2011-2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành kịp thời, đồng bộ nhiều văn bản và chỉ đạo triển khai các hoạt động liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo bồi dƣỡng CBCC.
Bộ NN&PTNT đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dƣỡng CBCC với mục tiêu để trang bị, cập nhật kiến thức mới; bổ sung, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phƣơng pháp làm việc cho đội ngũ CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu về thực thi nhiệm vụ, lãnh đạo, quản lý và các tiêu chuẩn chuyên ngành, tạo sự chuyển biến về chất, xây dựng hành vi thái độ làm việc tích cự, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức, kỹ năng lãnh đạo và kiến thức chuyên môn cần thiết phục vụ công tác. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo bồi dƣỡng, gắn việc đào tạo bồi dƣỡng với yêu cầu về cơ cấu ngạch công chức, với công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, với chức trách của CBCC.
Bên cạnh việc ĐTBD về chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC thì Bộ cũng yêu cầu, đòi hỏi đội ngũ CBCC cơ bản phải thông thao tiếng Anh để có khả năng làm việc độc lập với nƣớc ngoài. Trƣớc mắt phấn đấu đến năm 2015, mỗi đơn vị thuộc Bộ có ít nhất 01 công chức lãnh đạo sử dụng tiếng Anh đạt trình độ tƣơng đƣơng với IELTS 5.5 hoặc TOEFL 500 trở lên, đến năm 2020, cơ bản đội ngũ công chức lãnh đạo đạt trình độ tƣơng đƣơng với IELTS 6.5 hoặc TOEFL 550 trở lên. Ngoài ra, Bộ khuyến khích, tạo điêu kiện để đội ngũ CBCC thƣờng xuyên học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ phù hợp với công việc mình đang thực hiện.
Chính sách tiền lương
Đội ngũ cán bộ công chức tại Bộ NN&PTNT đƣợc chi trả thù lao lao động theo chế độ chính sách của nhà nƣớc, đƣợc chi từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, gồm các khoản sau:
- Tiền lƣơng: Chính sách tiền lƣơng theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về: Mức lƣơng tối thiểu chung; các bảng lƣơng; các chế độ trả lƣơng; nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lƣơng; quản lý tiền lƣơng và thu nhập đối với công chức. Việc chi trả lƣơng đƣợc thực hiện hàng tháng.
Chế độ nâng bậc lƣơng thƣờng xuyên đƣợc thực hiện định kỳ theo ứng với ngạch công chức, cụ thể: Công chức chƣa xếp bậc lƣơng cuối của bảng lƣơng, đạt tiêu chuẩn, điều kiện quy định (hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm) thì: Đủ 03 năm (36 tháng) đƣợc nâng một bậc lƣơng đối với công chức loại A (chuyên viên cao cấp), B (chuyên viên chính), C (chuyên viên). Việc nâng bậc lƣơng trƣớc thời hạn thực hiện khi công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc khi nghỉ hƣu. Chỉ tiêu số lƣợng công chức đƣợc nâng lƣơng trƣớc thời hạn do lập thành tích là 10% so với biên chế hiện có.
- Chế độ phụ cấp lƣơng (gồm: Phụ cấp thâm niên vƣợt khung, khu vực, công vụ, chức vụ lãnh đạo, thâm niên nghề): Việc thực hiện chi trả chế độ phụ cấp thực hiện cùng kỳ chi lƣơng hàng tháng, các chế độ phụ cấp lƣơng thực hiện tại Bộ gồm:
+ Phụ cấp thâm niên vƣợt khung: Áp dụng với công chức đã hƣởng bậc lƣơng cuối của bảng lƣơng, sau 3 năm đầu đƣợc nâng 5% của mức lƣơng bậc cuối cùng hiện hƣởng, từ năm thứ 4, mỗi năm đƣợc thêm 1%.
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Áp dụng với toàn bộ công chức lãnh đạo từ cấp phó phòng của đơn vị trực thuộc trở lên. Mức phụ cấp thấp nhất hệ số 0,4 (Phó phòng thuộc đơn vị trực thuộc).
+ Phụ cấp công vụ: Áp dụng với toàn bộ công chức, mức phụ cấp là 25% mức lƣơng cơ sở.
+ Phụ cấp trách nhiệm: Đối tƣợng áp dụng là một số công chức thực hiện công việc yêu cầu trách nhiệm cao nhƣ kế toán, thủ quỹ .v.v.
Ngoài chế độ tiền lƣơng và phụ cấp theo quy định của nhà nƣớc nêu trên công chức còn đƣợc hƣởng chế độ phúc lợi gồm: Chế độ nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết (chi tết nguyên đán, tết dƣơng lịch và ngày 30/4, mức bình quân khoảng hơn 1.000.000 đồng/ngƣời/năm); Bảo hiểm khi ốm đau, thai sản .v.v hƣởng nguyên lƣơng và đƣợc cơ quan hỗ trợ một khoản tiền nhất định tùy theo mức tiết kiệm chi hàng năm.
Ngoài tiền lƣơng theo quy định thì công chức Khối Văn phòng Bộ có những chế độ khác nhƣ tiền thƣởng khi thực hiện xuất sắc nhiệm vụ hay tiền thƣởng vào cuối năm, đƣợc thực hiện theo quy chế Chi tiêu nội bộ của cơ quan.
Bên cạnh tiền lƣơng và tiền thƣởng, cán bộ công chức còn đƣợc tham gia nâng ngạch, chuyển ngạch theo yêu cầu của vị trí việc làm.