CHƢƠNG 2 :THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng quản lý đội ngũCBCC tại Bộ NN&PTNT
3.2.4. Kiểm tra và đánh giá
Việc đánh giá công chức tại Bộ thực hiện theo quy định của Luật CBCC, đƣợc thực hiện hàng năm (mỗi năm một lần vào tháng 12) và trƣớc khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo.
Nội dung đánh giá CBCC:
Đối với công chức, nội dung đánh giá thực hiện theo 6 nội dung đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật CBCC, cụ thể:
- Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; - Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ nhân dân.
Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài các nội dung nêu trên còn đƣợc đánh giá thêm 03 nội dung đƣợc quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật CBCC, nhƣ sau:
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức đƣợc đánh giá, phân loại theo 04 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, cán bộ đƣợc đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngoài đáp ứng các tiêu chí luôn gƣơng mẫu chấp hành tốt đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh; duy trì kỷ luật, kỷ cƣơng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý trong phạm vi QL; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công tác; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; các cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chƣơng trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất; lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết quả tốt, có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của ngành, lĩnh vực đƣợc giao, còn phải có sáng kiến, giải pháp cụ thể đƣợc áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực đƣợc giao phụ trách và đƣợc cấp có thẩm quyền công nhận,...
Công chức đƣợc đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ ngoài việc luôn gƣơng mẫu, chấp hành tốt đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cƣơng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công việc đƣợc giao, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả
với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao, có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí còn phải hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chƣơng trình, kế hoạch công tác năm, vƣợt tiến độ, có chất lƣợng và hiệu quả; có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến đƣợc áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chƣ́ c, đơn vị đƣợc cấp có thẩm quyền công nhận,...
Cán bộ bị đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực khi không thực hiện hoặc vi phạm đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nƣớc bị cấp có thẩm quyền nghiêm khắc phê bình hoặc xử lý kỷ luật; vi phạm kỷ luật, kỷ cƣơng hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; để xảy ra mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao phụ trách, quản lý và bị kỷ luật nhƣng chƣa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất; hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực đƣợc giao phụ trách hoàn thành dƣới 70% nhiệm vụ theo chƣơng trình, kế hoạch công tác năm; hoặc có liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao phụ trách.
Còn công chức bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nếu có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật, hoàn thành dƣới 70% nhiệm vụ theo chƣơng trình, kế hoạch công tác năm, không hoàn thành nhiệm vụ tƣơng xứng với chức danh đang giữ,….
Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với CBCC,
Căn cứ vào kết quả đánh giá công chức, Bộ sẽ bình xét các danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở, chiến sỹ thi đua cấp Bộ, chiến sỹ thi đua toàn quốc, Bằng khen của Bộ trƣởng.
Bảng 3.6: Kết quả phân loại đánh giá công chức 2011-2015
Năm đánh giá Tổng số công chức đƣợc đánh giá
Kết qủa Phân loại đánh giá công chức
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực Không hoàn thành nhiệm vụ 2011 1445 751 (52,0%) 690 (47,7%) (năm 2011 không có tiêu chí đánh giá này) 4 (0,3%) 2012 1661 957 (57.6%) 599 (36.1%) 103 (6.2%) 5 (0.3%) 2013 1582 831 (52.5%) 690 (43.6%) 56 (3.5%) 2 (0.1%) 2014 1582 848 (53.6%) 702 (44.4%) 30 (1,9%) 2 (0.1%) 2015 1543 732 ( 47,4%) 756 (49,0%) 47 (3,0%) 8 (0,5%)
Nguồn: Báo cáo Đánh giá công chức năm 2011-2015
Qua bảng đánh giá công chức cho thấy trên 90% cán bộ đều hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao. Số công chức hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực chỉ chiếm một tỷ lệ ít (dƣới 10%). Tỷ lệ cán bộ hoàn thành xuất sắc đều chiếm trên 50% trong các năm, tuy nhiên năm 2013, 2014 cũng có giảm vài phần trăm, còn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì tăng đều gần 10% từ năm 2011-2015.
Việc quy định ngƣời đánh giá công chức: Theo Luật CBCC và Hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ, từ năm 2013 ngƣời đứng đầu Phòng, Ban, đơn vị đánh giá
công chức từ Cấp phó trở xuống, Bộ trƣởng đánh giá các Thứ trƣởng và Trƣởng phòng, Chính phủ sẽ đánh giá Bộ trƣởng là khá hợp lý, việc giao quyền cho ngƣời đứng đầu đánh giá sẽ nâng cao hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, nếu không có tiêu chí đánh giá rõ ràng sẽ dẫn đến sự bất công bằng giữa công chức tại các Phòng, Ban, đơn vị vì cách đánh giá của ngƣời đứng đầu khác nhau sẽ ra kết quả khác nhau.
Năm 2013, Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT đã triển khai thí điểm đánh giá ngƣời đứng đầu các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, với nội dung, tiếu chí đánh giá nhƣ sau:
- Nội dung 1: Về tƣ tƣởng, chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống; - Nội dung 2: Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị
Mỗi đơn vị đƣợc đánh giá theo các tiêu chí khác nhau căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc Bộ trƣởng phân công;
- Nội dung 3: Năng lực lãnh đạo, quản lý:
+ Tiêu chí 1: Công tác tổ chức cán bộ của đơn vị (tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ...); năng lực tập hợp, giữ gìn đoàn kết trong đơn vị;
+ Tiêu chí 2: Công tác quản lý tài chính, ngân sách đƣợc giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
+ Tiêu chí 3: Công tác thanh tra, kiểm tra; phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp công dân.
Mỗi tiêu chí đƣợc đánh giá bằng cách cho điểm từ 1 đến 4, tƣơng ứng với 4 (bốn) mức xếp loại công chức: Không hoàn thành nhiệm vụ (1 điểm); Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực (2 điểm); Hoàn thành tốt nhiệm vụ (3 điểm); Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (4 điểm). Để giúp Bộ trƣởng nhận xét, đánh giá và phân loại đƣợc khách quan, dân chủ, Phiếu đánh giá đƣợc gửi tới các đơn vị phụ trách lĩnh vực liên quan nhận xét, đánh giá.
Kết quả lấy phiếu đánh giá, phân loại của Bộ trƣởng đối với 87 ngƣời đứng đầu:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 09 ngƣời - Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 69 ngƣời - Hoàn thành nhiệm vụ: 09 ngƣời
Trên cơ sở kết quả, Bộ sẽ có văn bản gửi đến các đơn vị và thông báo kết quả trong tổng kết năm của Bộ. Tuy nhiên, cũng rất khó để đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với ngƣời đứng đầu vì Bộ NN&PTNT là Bộ đa ngành, đã lĩnh vực, vì vậy, Bộ đang xây dựng các tiêu chí cho từng nhóm ngành nghề cụ thể, từ đó sẽ đƣa ra sự đánh giá sát và chính xác hơn.