Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 78 - 79)

4. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá chung về phát triển tiêu thụ chè ở tỉnh Hà Giang trong thời gian vừa

3.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cây chè tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Quyết định số: 996/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 5 năm 2013, của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang).

Trong những năm vừa qua, thực hiện đề án phát triển sản xuất chè của tỉnh qua hai giai đoạn gồm 2010 -2015, và 2015- 2020 cùng với các dự án đầu tƣ cho sản xuất chè nhƣ: Dự án xây dựng vùng chè sạch, an toàn… phát triển sản xuất chè ở Hà Giang đã đạt đƣợc những kết quả sau: Nâng tổng diện tích chè toàn tỉnh lên 19.903,5 ha (năm 2013), sản lƣợng chè đạt 58,675 tấn năng suất búp tƣơi bình quân là 3,43 tấn/ha. Giá trị hàng hóa thu đƣợc từ chè là 46.940 triệu đồng (năm 2013).

Phát triển sản xuất chè có tác động to lớn đến việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đƣa cây chè trở thành cây trồng chính xóa đói giảm nghèo ở các xã này, ví dụ nhƣ: Xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên có trên 450 hộ gia đình nghèo đƣợc hỗ trợ trồng thay thế giống chè mới năm 2009, đã có khoảng 40% số hộ thoát nghèo từ cây trồng mũi nhọn này. Ngoài ra, ở các xã khác nhƣ xã Cao Bồ, Cao Bành (Huyện Vị Xuyên), xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì)…ngƣời dân cũng thoát nghèo nhờ cây chè. Thu nhập bình quân của ngƣời trồng chè trong tỉnh năm 2009, 2010 là 7,4 triệu đồng/tháng.

Cùng với việc mở rộng diện tích trồng chè và thực hiện các biện pháp thâm canh sản xuất chè cho năng suất, sản lƣợng cao, nhiều cơ sở chế biến và các nhà máy chè đƣợc mở ra ở các vùng nguyên liệu nhƣ: Nhà máy chè Hùng Cƣờng, Nhà máy của công ty chè Hùng An, Công ty chè Trung Thành…thúc

đẩy công nghiệp chế biến của tỉnh phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại.

Hàng năm, phát triển sản xuất chè đã giải quyết đƣợc việc làm cho rất nhiều lao động nông nghiệp (nhất là lao động trong thời gian nhàn rỗi), mang lại thu nhập cho ngƣời dân, cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Năm 2009, phát triển sản xuất chè đã giải quyết đƣợc thêm việc làm cho hàng ngàn lao động. Việc phát triển sản xuất chè còn góp phần bảo vệ môi trƣờng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn đất. Trong điều kiện Hà Giang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, các huyện phía Tây với địa hình đồi núi hiểm trở, hàng năm hay xảy ra lũ quét, sạt lở đất thì việc trồng chè chống xói mòn đất, bảo vệ môi trƣờng càng có ý nghĩa hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)