4. Kết cấu của luận văn
4.2. Các giải pháp thúc đẩy phát triển tiêu thụ chè Hà Giang đến năm 2020
4.2.5. Sản xuất sản phẩm chè sạch, an toàn
- Về các cơ sở chế biến chè: Đến cuối năm 2015, xây dựng thêm các cơ sở chế biến với tổng công suất 360 tấn chè búp tƣơi/ngày, trong đó xây dựng 01 nhà máy tinh chế biến chè với công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm, 03 nhà máy chế biến chè xanh, 03 nhà máy chế biến chè đen công suất mỗi dây chuyền 15 tấn búp tƣơi/ngày. Đến năm 2020, xây dựng thêm các xƣởng chế biến với công suất 173 tấn búp tƣơi/ngày, nâng tổng công suất chế biến chè toàn tỉnh lên 820,7 tấn/ngày, đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất sản phẩm phục vụ cho phát triển KTXH. Sử dụng nông sản, thực phẩm an toàn, chất lƣợng cao không chỉ là nhu cầu của ngƣời dân các nƣớc phát triển mà cũng là nhu
cầu của mọi ngƣời chúng ta. Điều này đã đƣợc khẳng định trong Nghị quyết số 09/2000/NQ – CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trƣơng và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp “Phải sản xuất được các loại chè phù hợp với thị hiếu của thị trường trong nước đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế”. Một trong các yêu cầu của nông sản thực phẩm an toàn chất lƣợng cao là không có dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật hoặc có ở dƣới ngƣỡng cho phép. Nâng cao chất lƣợng các cơ sản xuất, chế biến chè: Đến cuối năm 2015, 100% số cơ sở sản xuất chè đƣợc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008, ISO 14000, hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm... Khoanh vùng, hỗ trợ sản xuất chè áp dụng quy trình VietGAP và áp dụng quy trình sản xuất chế biến HACCP cho cơ sở chế biến chè, dự kiến đến năm 2020 đạt 3.000 ha.
Trong sản xuất chè, phần thu hoạch là búp chè, mà búp chè bị khá nhiều sâu hại tấn công, gây tổn thất lớn không chỉ năng suất mà còn giảm đáng kể cả chất lƣợng sản phẩm sau chế biến để đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ. Trong số sâu hại búp chè có những đối tƣợng rất khó phòng trừ (rầy xanh, bọ xít, muỗi…). Để bảo vệ năng suất và chất lƣợng búp chè, ngƣời trồng chè đã lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu, đây là nguyên nhân làm cho nhiều lô chè của Hà Giang chứa dƣ lƣợng thuốc BVTV vƣợt quá mức cho phép. Muốn có sản phẩm chè phù hợp thị hiếu thị trƣờng trong nƣớc và yêu cầu thị trƣờng quốc tế thì cần giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để thực hiện mục tiêu trên cần phải tiến hành nghiên cứu giải pháp giảm thiểu sử dụng thuốc hoá học trong phòng chống sâu chính hại chè. Một trong các hƣớng cần quan tâm là nghiên cứu lợi dụng thiên địch, chế phẩm sinh học và thảo mộc trong sản xuất chè.