Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 79 - 84)

4. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá chung về phát triển tiêu thụ chè ở tỉnh Hà Giang trong thời gian vừa

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

- Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo của cả nƣớc, kiện KTXH còn gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng ở vùng chè chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, nhất là điện, đƣờng giao thông điều nhất là hệ thống giao thông đi lại còn chƣa phát triển. Nhiều vùng trồng chè còn cách xã trung tâm huyện, xã điều này làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chè.

- Việc trồng chè trƣớc đây của một số vƣờn chè còn chƣa đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về mật độ, trồng theo phƣơng thức quảng canh nên năng suất, sản lƣợng chè chƣa cao, đến nay năng suất chè của tỉnh mới chỉ đạt trên 30% mức năng suất trung bình của khu vực và cả nƣớc.

- Các cơ sở sản xuất không có kế hoạch chủ động đầu tƣ để nâng cao năng suất, chất lƣợng; thu hái chè búp tƣơi không tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật (vẫn còn hiện tƣợng hái chè bằng liềm).

trọng mở rộng diện tích chƣa chú trọng vào công tác chỉ đạo đầu tƣ thâm canh nhằm tăng năng suất, do vậy sản lƣợng chè búp tƣơi tăng đều qua các năm nhƣng tăng chủ yếu là do diện tích chè cho thu hoạch tăng chứ năng suất chè tăng không đáng kể.

- Việc chỉ đạo kỹ thuật thâm canh, chế biến, nâng cao năng suất chè chƣa đƣợc chú trọng thƣờng xuyên. Chƣa kết hợp hài hoà giữa ngƣời trồng chè với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các nhà khoa học. Việc quản lý giống còn hạn chế, chƣa chủ động trong việc sản xuất giống, cung ứng giống nên ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng nguyên liệu chè.

- Ngƣời đầu tƣ trồng chè và chế biến chè chƣa đƣợc bảo hộ. Các tổ chức, cá nhân tham gia chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè còn gặp khó khăn về vốn, quy mô nhỏ, sản phẩm không đồng đều nên chƣa đủ sức cạnh tranh, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng đặt hàng với số lƣợng lớn.

- Mật độ của các vƣờn chè chƣa đảm bảo, trồng theo phƣơng thức quảng canh, năng suất thấp, đến nay mới khai thác đƣợc 30% tiềm năng năng suất của cây chè. Nguyên liệu đầu vào không đồng đều (hái chè không theo tiêu chuẩn chè búp tƣơi) dẫn đến chất lƣợng sản phẩm chƣa cao.

- Nhìn chung quy mô sản xuất của hộ nhỏ, trình độ thâm canh thấp, vẫn sử dụng nhiều giống cũ, chất lƣợng sản phẩm thấp, không đồng đều, sử dụng nhiều phân bón, vẫn lạm dụng thuốc BVTV, đặc biệt đối với nhóm hộ tự do.

- Việc đầu tƣ cơ sở chế biến chƣa đồng bộ, chỉ tập trung ở những nơi có đƣờng giao thông thuận tiệnnhƣng lại xa vùng nguyên liệu. Dẫn đến thời gian từ khi thu hái đến chế biến kéo dài ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm.

- Việc hình thành các cơ sở chế biến mini một cách tự phát cũng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng cũng nhƣ mất sự ổn định về giá cả khi thị trƣờng có nhu cầu về nguyên liệu không tránh đƣợc việc tranh mua, tranh bán; khi thị trƣờng không có nhu cầu cao chuyển sang ép cấp, ép giá…Hầu hết các cơ sở chế biến chè chỉ chú ý đến việc thu mua nguyên liệu để chế biến chứ chƣa chú

trọng đến phát triển vùng nguyên liệu bằng việc ký kết hợp đồng chặt chẽ với hộ nông dân để nâng cao năng suất, chất lƣợng nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Thiết bị của các doanh nghiệp thiếu đồng bộ, công nghệ chƣa đƣợc quan tâm đổi mới; ngành chƣa chủ động đƣợc thị trƣờng, thiếu sản phẩm đặc biệt cao cấp và hệ thống quản lý chất lƣợng chè đồng bộ; mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và ngƣời trồng nguyên liệu chƣa đảm bảo tính bền vững.

- Công tác xây dựng thƣơng hiệu chè quảng bá sản phẩm đã đƣợc thực hiện nhƣng mới chỉ tập trung ở 1 số doanh nghiệp lớn. Nhiều cơ sở sản xuất chƣa thực sự chú trọng trong việc đầu tƣ công nghệ và xây dựng thƣơng hiệu, nhãn mác cho sản phẩm của cơ sở dẫn đến việc quảng bá, sản xuất chế biến các sản phẩm còn đơn điệu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu chè xanh, chè vàng và chè đen ở dạng thô có giá trị xuất khẩu thấp.

3.3.2.2. Nguyên nhân

- Công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển cây chè trong những năm trƣớc đây chƣa đƣợc chú trọng, thiếu quy hoạch và kế hoạch cụ thể cho từng địa phƣơng. Việc trồng và sản xuất chè chủ yếu do dân tự lo là chính cho nên khi gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ một số ngƣời dân đã tự ý chặt phá vƣờn chè chuyển đổi sang cây khác khác làm giảm diện tích, sản lƣợng cục bộ.

- Việc phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến chƣa thực hiện tốt. Hiện nay ở một số địa phƣơng vẫn còn sử dụng giống chè Trung du lá nhỏ cho năng suất, chất lƣợng thấp. Công tác giống đã đƣợc quan tâm nghiên cứu, chọn tạo nhƣng vẫn chƣa thể cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất.

- Trƣớc đây các vƣờn chè trồng chủ yếu bằng hạt, mật độ thƣa, nhiều diện tích chè trồng từ lâu đã già cỗi có biểu hiện suy thoái, việc thực hiện quy trình trồng, chăm sóc và đầu tƣ thâm canh không đảm bảo (các huyện vùng

cao phần lớn ngƣời dân trồng quảng canh, trồng thu hái nhƣng không gắn với việc đầu tƣ chăm sóc). Chƣa chủ động nghiên cứu để sản xuất các giống cây chè thích hợp với điều kiện thổ nhƣỡng để cung ứng cho ngƣời trồng chè.

- Quy trình kỹ thuật canh tác vẫn còn bất cập, vƣờn chè chƣa đƣợc thâm canh đầy đủ. Do tập quán trồng chè theo phƣơng pháp quảng canh, mang tính tự cung, tự cấp; một số ngƣời dân còn bảo thủ, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Việc chỉ đạo kỹ thuật thâm canh, chế biến nâng cao năng suất chè chƣa đƣợc chú trọng thƣờng xuyên. Chƣa kết hợp hài hoà giữa ngƣời trồng chè, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các nhà khoa học.

- Mối liên kết giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến còn lỏng lẻo. Hiện nay một số nhà máy đã đầu tƣ trực tiếp cho vùng nguyên liệu để tạo vùng nguyên liệu riêng cho mình, nhƣng số lƣợng còn ít, hiện tƣợng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá còn phổ biến.

- Vấn đề thƣơng hiệu cho sản phẩm chè chất lƣợng cao, chè an toàn, chè đặc sản chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, mới chỉ có thƣơng hiệu chè gia đình, chè địa phƣơng nhƣ: Chè Phìn Hò Trà, Tấn Thành…hơn nữa, tỉnh chƣa có bộ tiêu chuẩn sản phẩm và các chế tài xử lý về vi phạm bản quyền thƣơng hiệu nên vẫn còn hiện tƣợng ngƣời sản xuất chè chất lƣợng thấp nhƣng lại rao bán với thƣơng hiệu chè đặc sản làm giảm uy tín của các sản phẩm chất lƣợng tốt.

- Việc nắm bắt các thông tin trên thị trƣờng còn chậm, dẫn đến việc mở rộng thị trƣờng còn hạn chế, sản phẩm chƣa đáp đƣợc thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Tổ chức quản lý ngành chƣa đáp ứng yêu cầu, chƣa có hệ thống quản lý giám sát thƣờng xuyên trong sản xuất, chế biến.

- Ngƣời đầu tƣ trồng chè và chế biến chè chƣa đƣợc bảo hộ. Các tổ chức, cá nhân tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè còn gặp khó khăn về vốn; quy mô nhỏ, sản phẩm không đồng đều nên chƣa đủ sức cạnh tranh, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng đặt hàng với số lƣợng lớn.

- Hoạt động tiếp thị quảng bá thƣơng hiệu tại thị trƣờng trong tỉnh còn hạn chế, không tạo ra điểm nổi bật để thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời tiêu dùng. Một số công ty chƣa quan tâm về đầu tƣ cho hoạt động tiếp thị thị trƣờng để tăng sự nắm bắt thông tin về sản phẩm chè của công ty. Có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, kinh phí thực hiện hoạt động tiếp thị còn hạn chế.

- Hình thức quảng bá tại thị trƣờng còn nghèo nàn, ít đầu tƣ vào việc quảng bá rộng rãi, hình thức chủ yếu là tham gia hội trợ và quảng cáo trên các báo chuyên ngành cùng với trƣng bày sản phẩm tại Trụ sở công ty, các điểm bán hàng nhỏ lẻ.

- Nhiều cơ sở sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè không quan tâm đầu tƣ công nghệ và tạo dựng nhãn hiệu sản phẩm, chỉ đƣợc thực hiện ở một số công ty kinh doanh quy mô lớn.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

4.1. Quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển tiêu thụ chè Hà Giang trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)