Thực hiện các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 87 - 89)

4. Kết cấu của luận văn

4.2. Các giải pháp thúc đẩy phát triển tiêu thụ chè Hà Giang đến năm 2020

4.2.1 Thực hiện các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu

xuất, tiêu thụ sản phẩm chè

Tỉnh cần có chính sách cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích các hộ gia đình, doanh nghiệp đƣa tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Tiếp tục thực hiện các chính sách ƣu đãi của Tỉnh đã ban hành: Cho thuê đất dài hạn, ƣu đãi về thuế sử dụng đất. Triển khai bố trí đủ vốn cho cá nhân, các hộ vay tổ chức sản xuất kinh doanh chè theo Nghị quyết số 12/2009/NQ - HĐND của HĐND tỉnh, về việc ban hành quy định một số chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ và khuyến khích phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hàng năm Ngân sách tỉnh trích một khoản kinh phí để phục vụ cho công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái. Đầu tƣ kinh phí cho việc xây dựng nhãn mác đăng ký chất lƣợng sản phẩm chè Hà Giang để trao đổi hàng hóa trên thị trƣờng thuận lợi và đƣợc bảo hộ. Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè trong tỉnh. Có chính sách trợ giá cho sản xuất chè hàng hóa nhƣ hỗ trợ giá giống, hỗ trợ phân bón, vật tƣ nông nghiệp... để ngƣời sản xuất yên tâm đầu tƣ, mở rộng sản xuất, duy trì sản xuất khi thị trƣờng biến động bất lợi cho tiêu thụ sản phẩm. Trên vùng chè, tùy theo điều kiện cụ thể xây dựng các đập nhỏ tích nƣớc tƣới cho chè và tạo nguồn sinh thủy, cải tạo sinh thái đồi chè, kết hợp nuôi cá trong mối quan hệ sinh thái bền vững. Theo quy hoạch đến năm 2020 có 14 nhà máy ở tất cả các vùng sản xuất chè trong tỉnh đƣợc xây dựng. Các địa điểm này cần xây dựng các đƣờng tải điện và trạm biến áp đáp ứng yêu cầu hoạt động các nhà máy, cơ sở chế biến. Tiếp tục triển khai thực hiện chƣơng trình cho hộ gia đình vay vốn đầu tƣ đƣợc hỗ trợ 100% lãi xuất để trồng mới, thâm canh và cải tạo chè già. Nâng mức đầu tƣ cho vay trồng mới lên là 20.000.000đ/ha, hỗ trợ lãi suất trong 5 năm; Thâm canh đƣợc vay vốn 15 triệu đồng/ha, với thời gian

12 tháng và cải tạo chè già đƣợc vay vốn với mức 15 triệu đồng/ha với thời gian 24 tháng. Đối với các doanh nghiệp mà ký hợp đồng với nhân dân để trồng và thu mua sản phẩm thì đƣợc vay vốn, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi xuất trong thời gian 3 năm để đầu tƣ, nâng cấp hoặc xây dựng mới cơ sở chế biến chè, mức vay đƣợc hỗ trợ lãi xuất là 50% giá trị đầu tƣ. Chính sách hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký chất lƣợng, quảng bá sản phẩm. Các sản phẩm của Công ty, các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký chất lƣợng, quảng bá sản phẩm lần đầu đƣợc hỗ trợ 50% kinh phí.

Nhà nƣớc hỗ trợ bằng cách cho vay vốn, tín dụng ƣu đãi giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh mua sắm dây truyền công nghệ qua đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hoá nguồn vốn vay phát triển chè (đầu tƣ cho trồng mới, đối mới công nghệ, xúc tiến thƣơng mại và phát triển thƣơng hiệu). Với những khoản vay ƣu đãi của Nhà nƣớc sẽ giúp cho doanh nghiệp mua sắm những dây truyền công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất và chế biến chè qua đó làm tăng tính hiệu quả cũng nhƣ làm tăng chất lƣợng chè sản xuất ra. Mặt khác vốn tín dụng ƣu đãi cũng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè cải thiện phần nào cơ sở hạ tầng sản xuất tiến tới mở rộng quy mô sản xuất tăng năng suất và chất lƣợng. Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trƣờng cho các doanh nghiệp.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm chè. Các nhà doanh nghiệp sẽ lấy bộ tiêu chuẩn chất lƣợng đó làm căn cứ để sản xuất và chế biến chè tạo ra những sản phẩm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chè an toàn chất lƣợng cao và có chế tài xử phạt các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè kém chất lƣợng.

nhƣỡng, khí hậu của từng vùng chè để nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng chè nguyên liệu, cải thiện chất lƣợng những sản phẩm chè xuất khẩu (trong những năm vừa qua tỉnh đã sử dụng ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ 40% giá giống cho ngƣời trồng chè bằng giống chè mới chất lƣợng cao). Đồng thời, tăng cƣờng công tác khuyến cáo về chè thông qua nhiều kênh tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho dân. Chỉ đạo ngƣời dân thực hiện chặt chẽ quy trình kỹ thuật nhất là việc đầu tƣ chăm sóc, thâm canh để nâng cao năng suất, chú ý từ khâu thu hái chăm sóc đến khâu chế biến. Tuyên truyền vận động ngƣời dân trồng bổ sung những diện tích chè bị mất cây nhằm đảm bảo mật độ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất. Nhà nƣớc cần hỗ trợ ngƣời dân phá bỏ chè cũ để trồng giống chè mới, trồng thay thế nƣơng chè cũ, trồng chè thâm canh năng suất cao với lãi suất ƣu đãi, miễn thuế đối với các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ trồng chè mới; ƣu đãi nhập thiết bị, máy móc công nghệ cao, vật tƣ phù hợp cho các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất chè; khuyến khích các hộ tƣ nhân, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè an toàn, chất lƣợng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)