Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuếTNCN từ tiền công, tiền lươngđố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 88)

3.3.1 .Về cơ cấutổ chức bộ máy quản lý Cục ThuếThái Nguyên

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuếTNCN từ tiền công, tiền lươngđố

Nguyên

Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, nhiệm vụ thu ngân sách và thu các sắc thuế của tỉnh Thái Nguyên cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó có Thuế Thu nhập cá nhân nói riêng và chịu sự ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế

Trong công tác quản lý thuế đang còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu và là một thách thức trong quá trình phát triển. Song nói đến tồn tại về năng lực trong quản lý thuế ngoài các yếu tố luật pháp, cơ chế chính sách còn không đồng bộ, chồng chéo... thì sự hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ công chức Thuế là một nguyên nhân quan trọng. Sự hạn chế ấy bộc lộ rõ qua mấy cái thiếu dễ nhận thấy như: bộ máy tổ chức chưa thực sự hiệu quả, cán bộ công chức thiếu kiến thức, thiếu tầm nhìn, thiếu tư duy độc lập, sáng tạo...

Đi sâu hơn nữa lại có thể thấy trước hết những khiếm khuyết của cán bộ công chức có nguyên nhân sâu xa từ sự hạn chế, lạc hậu của công tác đào tạo, quy hoạch và của chính sách bố trí, sử dụng cán bộ công chức. Sự hạn chế của khâu đào tạo, quy hoạch thể hiện ở chỗ đào tạo không chuyên sâu, nặng về lý thuyết mang nhẹ về thực hành. Còn chính sách bố trí, sử dụng cán bộ thuế thì nặng về sắp xếp cơ cấu theo chủ quan, không tôn trọng sở trường sở đoản...

Số lượng các lớp bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật kiến thức cho cán bộ thuế chưa được nhiều và thường xuyên.

Chương trình bồi dưỡng, tập huấn còn mang nặng tính phổ biến các văn bản chính sách chế độ, chưa có nội dung chuyên sâu, phổ biến trao đổi kinh nghiệm, nên tác dụng không cao đặc biệt là chưa có chuyên đề bồi dưỡng riêng nghiệp vụ đối với quản lý các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ hầu hết chưa được đào tạo các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của cơ chế giám sát.

3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế

Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển với nhịp độ cao. Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số

thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ; đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế. Số lượng người nộp thuế Thu nhập cá nhân ngày một gia tăng nhất là sự gia tăng thành lập của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi nguồn nhân lực và các công cụ hỗ trợ tin học hoá không đáp ứng được.

3.4.3. Môi trường quản lý thuế

Môi trường quản lý thuế, chính sách thuế thay đổi liên tục khiến NNT không cập nhật kịp, thủ tục hành chính rườm rà; thường xuyên gặp sự cố về điện, mạng internet gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh.

Những bất cập thuế dù sau nhiều lần bổ sung, sửa đổi. Thời gian qua, NNT muốn giải quyết những vấn đề về thuế thường tốn nhiều thời gian. Nguyên nhân hầu hết đều xuất phát từ sự chồng chéo, xung đột giữa các văn bản luật, thông tư với nhau. Từ đây, Bộ Tài chính đã đưa ra những dự thảo mới nhằm bổ sung, thay đổi chính sách thuế để tăng khả năng áp dụng vào thực tiễn. Song trên thực tế, những điều chỉnh về thuế vẫn chưa thực sự đơn giản và đi vào cuộc sống.

Thực hiện Luật quản lý thuế, cơ quan thuế tổ chức quản lý theo chức năng và áp dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế đối với người nộp thuế. Với bộ máy hiện tại, vai trò của Nhà nước trong quản lý người nộp thuế TNCN đã phát huy được hiệu quả góp phần cho Cục Thuế luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

3.4.4. Tình hình kinh tế xã hội

Hầu hết sự khác biệt về tình hình kinh tế và mức sống của người nộp thuế là nguyên nhân trong ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế với NSNN.

người nộp thuế ngày càng cao nên đóng góp vào NSNN ngày càng nhiều, năm sau có tốc độ tăng cao hơn năm trước. Nhờ tăng trưởng về thu ngân sách mà tỉnh Thái Nguyên có thêm nguồn vốn để chi cho đầu tư phát triển và giải quyết nhiều vấn đề về giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, dịch bệnh... Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một bộ phận tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn chưa chấp hành tốt các quy định về kê khai thuế, chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Đặc biệt có trường hợp cố tình vi phạm pháp luật để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước, trốn thuế, thể hiện tính tuân thủ pháp luật thấp.

3.4.5. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế

Nhìn chung, pháp luật thuế của nước ta nhận được sự đồng thuận của đa số quần chúng nhân dân và được nghiêm chỉnh thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số người nộp thuế chưa chấp hành tốt pháp luật về thuế như Kinh doanh nhưng không tiến hành thủ tục đăng ký thuế; không nộp hoặc nộp không đúng hạn hồ sơ khai thuế, nộp không đủ các thông tin cần thiết liên quan đến thuế; báo cáo các thông tin không đầy đủ và chính xác; không nộp hoặc nộp không đúng hạn tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước; Cố tình trốn thuế, gian lận thuế... Tình trạng trên hiện đang diễn ra khá phổ biến.

Người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ, tự nguyện chưa cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế vào Kho bạc, Ngân hàng theo thông báo của cơ quan thuế. Một số người nộp thuế cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như kê khai giảm thu nhập, khai khống đối tượng giảm trừ… để không nộp thuế TNCN vào NSNN.

tư về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, bàng quan.

3.4.6. Sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý nhà nước khác trong quản lý thuế

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý không những giúp chia sẻ được những nỗ lực trong xây dựng chính sách và đảm bảo thực thi đầy đủ, hiệu quả những chính sách thuế mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực (như tài chính, con người) nhằm đạt được các mục tiêu chính sách; đảm bảo cho tất cả các cơ quan liên quan có những hành động cần thiết nhằm thực hiện các chính sách của Chính phủ; đảm bảo cho những chính sách trong lĩnh vực này không gây ra những ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực khác...Mặc dù vậy, hiện nay một sốcơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (như cơ quan Sở lao động thương binh xã hội, công an, ngân hàng, các cơ quan thông tin đại chúng...) ở từng nơi, từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

3.5. Đánh giáchung về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lươngđối với các Doanh nghiệp có vốnĐTNN tại Cục Thuế tỉnh Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 88)