Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ thuế

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng chuyên môn của cán bộ thuế, mức độ quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại của ngành thuế.

Và một số các chỉ tiêu khác liên quan đến công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ TIỀN CÔNG, TIỀN LƯƠNGĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THUỘC CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN QUẢN LÝ

3.1.Tổng quan vềkinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến công tácquản lýthu thuế TNCNtại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.Vị trí địa lí

Thái Nguyên nằm ở vị trí trung tâm vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 80km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35km. Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng với khoảng cách Hà Nội - Thái Nguyên chỉ còn 62km và cách không xa cảng biển Hải Phòng.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ liên tỉnh đều thuận tiện cho giao thương, các tuyến đường Quốc lộ 3, 37 và 1A chạy qua là các tuyến đường huyết mạch nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hệ thống đường sắt đang nối Thái Nguyên với thủ đô, Thái Nguyên với tỉnh Bắc Giang - Lạng Sơn, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc tiếp cận với các tỉnh giáp Trung Quốc. Hệ thống đường sông cũng thuận tiện, nối cảng sông Đa Phúc của Tỉnh đến cảng Hải Phòng và Quảng Ninh.

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế. Cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Nhiều công trình, dự án quan trọng đã được đầu tư xây dựng và hoàn thành cùng với việc thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn vào tỉnh. Đặc biệt, Thái Nguyên đã thu hút Tập đoàn Samsung đầu tư 6,4 tỷ USD xây dựng thành “cứ điểm hoàn chỉnh mạnh nhất toàn cầu” tại tỉnh. Đây là những yếu tố tạo điều kiện để Thái Nguyên đạt được những kết quả vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 52 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước năm 2016 đạt 8.500 tỷ đồng tăng 16,1% so với năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 70,8%/năm; năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 477.485 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với năm trước. Nhiều khu, cụm công nghiệp mới được hình thành. Các ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển. Dịch vụ phát triển cả về quy mô và loại hình, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 15,2%/năm; giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 19,08 tỷ USD, tăng 19.7% so với năm trước; trong đó xuất khẩu khu vực FDI đạt 8,67 tỷ USD.

Tỉnh đã quy hoạch 06 Khu công nghiệp, 32 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.638 ha, thu hút 178 dự án đi vào hoạt động. Hệ thống lưới điện được đầu tư nâng cấp, đã có 100% xã, phường, thị trấn có lưới điện quốc gia, trên 98% số hộ được sử dụng điện.

Tính riêng trong giai đoạn 2011-2016, tỉnh có hàng trăm dự án đầu tư, trong đó có hơn 60 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là trên 7 tỷ USD, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố có vốn FDI trong cả nước. Nổi bật trong các dự án có nguồn vốn FDI lớn là Dự án Nhà máy điện tử Samsung - Thái Nguyên của Tập đoàn Samsung Electronic, Hàn Quốc.

3.2. Khái quát chung các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Nguyên

Sau hơn 6 năm thành lập và phát triển, các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyêndần khẳng định được vị trí trung tâm công nghiệp, xứng đáng là đầu tàu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.

Nếu như năm 2014 chỉ có 39 DN vốn FDI, thì đến hết tháng 12/2016 đã có 77 DN vốn FDI tham gia hoạt động tại các KCN Thái Nguyên, so với 2014 tăng gần gấp 2 lần. Năm 2014 việc giải ngân vốn FDI là 2,1 triệu USD/20,08 triệu USD, thì hết 6 tháng đầu năm 2016 là 6 tỷ/7 tỷ USD (tăng 3 lần). Đến nay tại các Khu côngnghiệpđã có 77 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoàiđược cấp Đăng ký kinh doanh và Chứng nhận đầu tư và Ngoài ra còn nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn đang hoàn chỉnh hồ sơ để được cấp phép chứng nhận đầu tư. Đáng chú ý tại khu công nghiệp Yên Bình có các dự án lớn mang tầm quốc gia và khu vực như: Tổ hợp khu liên hợpcông nghệ cao của Tập đoàn SamSung Hàn Quốc (4 tỷ USD), …

Việc đầu tư, xây dựng các dự án lớn đã kéo theo các công ty của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc lần lượt được thành lập kinh doanh các ngành công nghiệp dịch vụ phụ trợ như ngành điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may,...với tổng vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. Các dự án của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiở Thái Nguyên đã có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của tỉnh, nhiều dự án đang đầu tư xây dựng và các dự án lớn đã đi vào sản xuất, tạo ra năng lực sản xuất tăng cao, đặc biệt là nhóm sản xuất sản phẩm điện tử, viễn thông và nhóm chế biến khoáng sản sau khai thác… tạo ra khối lượng sản phẩm lớn với giá trị cao, là đòn bẩy kinh tế, tạo đà tăng trưởng đột phá cho sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thái Nguyên.

Bảng 3.1. Tổng hợp về các DN đang hoạt động trên địa bàn Thái Nguyên

(Nguồn: Cục Thuế Thái Nguyên)

Năm 2014 số lượng doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 39 đơn vị chiếm 0,013 % số DN trong toàn tỉnh. TT Loại hình DN Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Tổng số DN toàn tỉnh 2.807 3.339 4.034 1 DN Nhà nước 25 23 17 2 DN ngoài Nhà nước 2.743 3.266 3.940 3 DN có vốnĐTNN 39 50 77

Năm 2016 số lượng doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 77 đơn vị tăng 1,97 lần số lượng DN năm 2014, chiếm 0,019 % số DN trong toàn tỉnh.

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Thái Nguyên là doanh nghiệp đến từ các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào..., đầu tư nhiều lĩnh vực như sản xuất linh kiện điện tử, dệt may, thiết bị vật tư y tế, xây dựng,... Trong đó các DN đến từ Hàn Quốc chiếm 81,82%, lý do Tập đoàn SamsunglàTập đoàn lớn nhất Hàn Quốc với các lĩnh vực như điện tử, điện,… nên khi đầu tư vào khu công nghiệp Thái Nguyên đã thu hút các DN từ Hàn Quốc đến để đầu tư kinh doanh.

3.3.Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lươngđối với các Doanh nghiệp có vốn ĐTNNtại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

3.3.1.Về cơ cấutổ chức bộ máy quản lý Cục Thuế Thái Nguyên

Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Cục Thuế Thái Nguyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010; Quyếtđịnh số 2245/QQĐ-TCT ngày 08/11/2010 của Tổng cục trưởngTổng cục Thuế quy địnhchức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Thuế

Chi cục Thuế Thành phố Chi cục Thuế Đồng Hỷ Chi cục Thuế Võ Nhai Chi cục Thuế Phú Lương Chi cục Thuế Đại Từ Chi cục Thuế Sông Công Chi cục Thuế Phú Bình Chi cục Thuế Phổ Yên Chi cục ThuếĐ ịnh Hoá Cục trưởng Phó cục trưởng Phó cục trưởng Phó cục trưởng Phòng Kiểm tra thuế số 2 Phòng Quản lý thuế TNCN Phòng Tổng hợp NVDT Phòng Tuyên truyền Phòng Kiểm tra thuế số 1 Phòng Tin học Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính QTTV -ÂC Phòng Quản lý nợ& CN Phòng Thanh tra thuế Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kê khai kế toán thuế

Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên gồm 12 Phòng và 9 Chi cục Thuế Cục Thuế có Cục trưởng và 03 Phó Cục trưởng.Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn. Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời

báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.

- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.

- Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

*Sơ lược chức năng của các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên Các phòng ban Chức năng

1. Phòng Tổ chức cán bộ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý công chức, biên chế, tiền lương, đào tạo công chức và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.

2. Phòng Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

3. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân

Kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; thực hiện dự toán thu ngân sách được giao hàng năm.

4. Phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán

Giúp Cục trưởng Cục Thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN; thực hiện công tác pháp chế về thuế và công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn Cục Thuế quản lý.

5. Phòng Hành chính quản trị - tài vụ - ấn chỉ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế. Thực hiện công tác quản lý hóa đơn, ấn chỉ thuế trong phạm vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)