Tăng cường công tác thu nợ đọng thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 103)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Tăng cường công tác thu nợ đọng thuế

Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện đúng, đủ các biện pháp quản lý nợ đối với NNT còn nợ thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và quy trình quản lý nợ thuế, không để phát sinh thêm số nợ thuế mới. Thực hiện công bố công khai thông tin các tổ chức khấu trừ thuế cũng như người nộp thuế nợ thuế lớn, chây ỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, các chủ đầu tưđể thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN.

4.2.4.Đẩy mạnh công tác quản lý thu nhập từ tiền công, tiền lương

Trong thời gian tới, Cục Thuế, các Chi cục Thuế cần phối hợp chặt chẽ với các đội thuế phường, xã để theo dõi sát tình hình thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân, nắm chắc tình hình nguồn thu, các khoản giảm trừ của cá nhân theo quy định pháp luật, kịp thời đưa vào kiểm soát, quản lý những đối tượng thuộc diện nộp thuế. Ngành thuế cần phát triển nhiều hình thức tuyên dương, vinh danh những cá nhân có nhiều thành tích đóng góp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước đúng, đủ, khuyến khích họ tiếp tục kê khai và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Đẩy mạnh và thực hiện triệt để hơn nữa việc thực hiện cơ chế khấu trừ thuế TNCN tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Muốn vậy, Cục

làm cho các đơn vị chi trả thu nhập thấy rõ trách nhiệm phải khấu trừ tiền thuế; xử lý kịp thời, nghiêm minh các đơn vị không thực hiện đúng trách nhiệm.

Xây dựng phần mềm kế toán thuế để theo dõi hạch toán kịp thời chính xác toàn bộ các khoản thu từ thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng vào các tài khoản kế toán thuế; tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán thuế vững mạnh, đáp ứng yêu cầu tổng hợp cung cấp thông tin tiến độ thu thuế để phục vụ tốt công tác chỉ đạo quản lý thu.

4.2.5.Tăng cường công tác điều hành và phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất: Chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ thuế cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, lĩnh vực kế toán, tài chính, kiến thức về quản lý nhà nước cũng như bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của người công chức thuế.

Thứ hai: Cục Thuế Thái Nguyên cần có một kế hoạch lâu dài, mang tính

chiến lược trong công tác đào tạo cán bộtrẻ như cử cán bộ trẻ tham gia các khóa học chuyên sâu về Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn... để có thể giao tiếp, làm việc với người nước ngoài mà không cần thông qua phiên dịch, tránh được tình trạng bất đồng ngôn ngữ như hiện nay. Đồng thời cần có các chính sách hỗ trợ cán bộ trẻ đi học và mạnh dạn bổ nhiệm vị trí công tác tại các phòng thanh tra, kiểm tra thuế, phòng quản lý thuế TNCN để tạo môi trường cho họ rèn luyện, nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cần đào tạo nâng cao trình độ kế toán quốc tế cho cán bộ thuế vì Doanh nghiệp nước ngoài vừa phải chịu sự quản lý của pháp luật nơi cư trú vừa phải tuân thủ pháp luật nước đầu tư. Để khắc phục tình trạng lợi dụng kẻ hở của Luật pháp, cán bộ quản lý thuế phải có những hiểu biết sâu sắc về chế độ kế toán của Việt Nam cũng như quốc tế. Điều này để tránh sự xung đột trong quản lý thuế thông qua kiểm soát kế toán giữa Việt Nam và quốc tế, nhằm quản lý tốt nguồn thu thuế thu nhập cá nhân.

Thứ ba:Cần chấn chỉnh việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công tác; thực

vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế của cơ quan thuế với người dân phải kịp thời, đúng thời gian.

Thứ tư: Cần tổ chức khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những tập

thể, cá nhân xuất sắc là những tấm gương điển hình tiên tiến có tinh thần xung kích trong công tác, sáng kiến trong quản lý thuế, phát động phong trào thi đua sâu rộng, đảm bảo quyết tâm triển khai thực hiện hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế hàng năm.

4.2.6.Tăng cường phối hợp giữa các ban ngành trong công tác quản lý thuế TNCN

Thứ nhất:Phối hợp có hiệu quả với Sở Kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các

khu công nghiệp Thái Nguyên và một số các cơ quan chức năng có liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị đầu tư nước ngoài đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích...; Xác định rõ các doanh nghiệp thành lập hoạt động trong địa bàn được ưu đãi thuế, số lao động làm ngoài khu vực ưu đãi thuế nhưng lại kê khai tại địa bàn được hưởng ưu đãi thuế để trốn thuế TNCN… để từ đó có biện pháp kiểm soát việc chấp hành pháp luật thuế TNCN của người nộp thuế.

Thứ hai:Tăng cường phối hợp tốt với các Sở, Ban, Ngành quản lý lao

động như: Phòng quản lý xuất nhập cảnh, Sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh, Ban quản lý các KCNThái Nguyên… để nắm rõ về thông tin về số lượng lao động, tình hình biến động lao động làm việc tại các tổ chức trả thu nhập, đặc biệt là người lao động nước ngoài ngay khi đến Thái Nguyênđể làm việc.

Thứ ba: Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử

lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thuế, cũng như việc tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật thuế, công tác biểu dương các đơn vị có thành tích trong chấp hành pháp luật thuế, đồng thời phê phán các đối tượng gian lận thuế. Qua đó tạo môi trường trong sạch trong thực thi pháp luật thuế, tránh thắc mắc, kiện tụng, đảm bảo sự bình đẳng giữa các người nộp thuế, tạo được

sự đồng thuận cao của mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan trên địa bàn trong quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)