Quản lý nộp thuế và xử lý chứng từ nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 76)

3.3.1 .Về cơ cấutổ chức bộ máy quản lý Cục ThuếThái Nguyên

3.3.4. Quản lý nộp thuế và xử lý chứng từ nộp thuế

3.3.4.1. Quản lý nộp thuế

Quản lý thu nộp tiền thuế có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế và quyết định đến số thu vào NSNN, trong những năm qua quản lý thu nộp tiền thuế của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên luôn diễn ra theo đúng quy trình quản lý thuế, các cán bộ thuế luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đảm bảo số thu năm sau luôn cao hơn năm trước.

Phòng KK&KTT thu nhận các chứng từ nộp thuế của người nộp thuế từ Kho bạc chuyển đến, tiến hành phân loại chứng từ theo tài khoản nộp thuế, theo đối tượng lập chứng từ, theo loại chứng từ; thực hiện kiểm tra đối chiếu các chứng từ nộp tiền đảm bảo đúng mẫu và đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định. Đối với công tác kế toán thuế đã phối hợp chặt chẽ cơ quan Kho bạc thực hiện dự án hiện đại hóa thu nộp ngân sách nhà nước, phối hợp với cơ quan kho bạc triển khai mở rộng ủy nhiệm thu qua ngân hàng tại tất cả các địa bàn và hỗ trợ nộp thuế điện tử, giúp cho NNT thực hiện trích nộp tiền thuế vào ngân sách thuận lợi, việc kế toán thu ngân sách tại cơ quan thuế và kho bạc được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, chính xác, thống nhất được dữ liệu số thu NSNN giữa cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước. Vì vậy đã kịp thời hạch toán các khoản thực thu thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó đã thực hiện tốt chế độ báo cáo tiến độ hoàn thành theo dự toán thu, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo công tác thu hàng tháng, quý, năm.

Cục Thuế Thái Nguyên đã thực hiện ký kết quy chế phối hợp giữa CQT, Kho bạc và hệ thống các ngân hàng thương mại trên phạm vi toàn tỉnh. Thông qua quy chế phối hợp này đã mang lại lợi ích, tạo thuận lợi cho cả người nộp thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước.

Qua các số liệu dưới cũng có thể nhận thấy công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều chuyển biến, năm sau có nhiều tiến bộ hơn năm trước. Trong các năm qua, số thu từ khu vực Doanh nghiệp có vốn ĐTNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này do tình hình kinh tế trong năm qua đã từng bước được cải thiện do sự gia tăng về số lượng các Doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Bảng 3.4: Tình hình nộp thuế TNCN từ tiền công, tiền lương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tổng số thuế TNCN từ tiền công, tiền lương 243.435 444.861 539.334 Số thu từ khu vực DNNN 223.436 419.395 511.049 Số thu từ khu vực hành chính sự nghiệp 633 818 1.017 Số thu từ DN NQD 19.366 24.648 27.268

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động quản lý thuế TNCN)

Nhìn chung công tác thực hiện thu thuế TNCN bước đầu đã có những kết quả nhất định. Để đạt được những thành quả đó trước hết phải nói đến sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ thuế trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng. Bên cạnh đó còn có sự tham gia tích cực của các ban ngành liên quan trong việc tuyên truyền luật thuế để luật thuế đến gần với người nộp thuế hơn. Chính vì vậy, kết quả thu thuế ngày càng cao và công tác quản lý thuế TNCN ngày càng có hiệu quả hơn.

3.3.4.2. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Cũng như mọi hoạt động trong quản lý thuế, để công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đem lại hiệu quả, Lãnh đạo ngành thuế Thái Nguyên đã

chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức Ngân hàng, Kho bạc tỉnh trên địa bàn ký kết các quy chế phối hợp trong việc thu nợ đọng tiền thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn. Bên cạnh các quy chế phối hợp với các ngành Cục Thuế Thái Nguyên cũng đã ban hành quy chế thực hiện thu nợ thuế đối với các bộ phận chức năng trong ngành thuế, quy chế nêu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận trong công tác Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Quy chế quy định một số điểm về trách nhiệm của các bộ phận chức năng như sau:

+ Các đoàn thanh tra, kiểm tra thuế sau khi thực hiện các cuộc kiểm tra, thanh tra tại doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm đôn đốc thu hết số thuế truy thu sau kiểm tra, thanh tra.

+ Đối với bộ phận Quản lý thuế thu nhập cá nhân ngoài những nhiệm vụ được quy định tại quyết định của Tổng cục thuế còn có trách nhiệm đôn đốc để thu hết số nợ thuế thu nhập cá nhân vào NSNN, chỉ tiêu này cũng được đưa vào bình xét thi đua hàng tháng, quý và cuối năm của các phòng.

+ Bộ phận kiểm tra thuế sau khi phân các cán bộ theo dõi, giám sát kê khai thuế của các doanh nghiệp thì đồng thời các cán bộ này phải có trách nhiệm đôn đốc thu hết số nợ thuế cũ và số thuế mà doanh nghiệp vừa kê khai. Trường hợp để nợ đọng thuế thì bị đưa vào diện hạ mức bình xét thi đua các kỳ.

+ Bộ phận kê khai - kế toán thuế có trách nhiệm phối hợp cùng bộ phận quản lý nợ & CCN thuế điều chỉnh các khoản nợ ảo đã nộp vào NSNN nhưng do sai tài khoản, tiểu mục mà dẫn tới nợ thuế, đảm bảo số nợ ảo được giảm xuống do nộp sai mục lục ngân sách triệt để.

Qua đó đã thu được một số kết quả tích cực, đáng ghi nhận đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế, giảm thiểu nợ đọng thuế một cách rõ rệt và tạo ra mối liên hệ công tác chặt chẽ, mật thiết giữa cơ quan thuế với các cơ quan khác đóng trên địa bàn, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong công tác quản lý nợ thuế.

Bảng 3.5. Tổng hợp tình hình Nợ thuế TNCN TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015 /2014 2016 /2015 1 Số DN nợ thuế DN 217 315 320 2 Số tiền nợ thuế Trđ 94.750 130.824 132.132 138% 139% 3 Về Thuế TNCN 3.1 Tổng DN nợ thuế DN 89 74 90 83% 121% DN có vốn ĐTNN DN 11 9 6 82% 67% 3.2 Tổng số DN nợ TNCN Trđ 1.977 1.470 1.632 74% 111% DN có vốn ĐTNN Trđ 121 114 75 94% 66% 3.3 Số cá nhân nợ thuế Cá nhân 0 0 0 0% 3.4 Số tiền cá nhân nợ Trđ 0 0 0 0% 3.5 Tỷ lệ nợ thuế TNCN của DN ĐTNN/ Tổng DN nợ % 6% 8% 5%

(Nguồn: Cục Thuế Thái Nguyên)

Từ bảng 3.5 cho thấy mặc dù số DN có vốn ĐTNN vẫn còn nợ thuế TNCN nhưng có giảm qua từng năm, cụ thể năm 2014 là 11 DN; năm 2015 là 9 DN; năm 2016 là 6 DN. Số tiền nợ thuế cũng như tỷ lệ nợ thuế so với tổng giảm:Năm 2014: với 121 triệu đồng trong tổng số 11 doanh nghiệp ĐTNNcòn

nợ thuế TNCN chiếm tỷ lệ82% số DN và 94% số tiền nợ thuế TNCN. Đến năm 2016: với 75 triệu đồng trong tổng số 6 doanh nghiệp ĐTNN còn nợ thuế TNCN chiếm tỷ lệ 67% số DN và 66% số tiền nợ thuế TNCN. Trong các năm 2014, 2015, 2016 không còn cá nhân nào nợ thuế TNCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)