Quan điểm, phương hướng, mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhântừ tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 99)

3.3.1 .Về cơ cấutổ chức bộ máy quản lý Cục ThuếThái Nguyên

4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhântừ tiền

ngoài tại Cục Thuế Thái Nguyên

4.1.1.Quan điểm quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

Cải cách hành chính thuế là yêu cầu bức thiết đặt ra trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính đối với sự phát triển, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, trong nhiều năm qua, ngành Thuế đã đẩy mạnh thực hiện lĩnh vực này.

Với Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu phấn đấu cải thiện thang điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN - 4. Theo đó, lĩnh vực thuế thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế đối với doanh nghiệp; công khai các quy trình, quy chế, thủ tục này để người nộp thuế giám sát thực hiện.

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2710/QĐ-BTC ngày 17/2/2011 phê duyệt Kế hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016- 2020, với mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, việc cải cách chính sách thuế đến năm 2020 sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí cũng sẽ được sửa đổi để khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc,

có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.

Quản lý thuế TNCN trước hết cần một hệ thống chính sách hợp lý và công bằng. Cải cách hệ thống thuế cần thực hiện theo hướng tạo hành lang pháp luật trong chính sách thuế, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đồng thời từng bước điều chỉnh mức thuế phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế.

Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã góp phần quan trọng, làm tăng ngân sách cho tỉnh Thái Nguyên. Do đó theo chủ trương của Tổng cục Thuế và UBND tỉnh tiếp tục tạo điều kiện tối đa thu hút đầu tư phát triển đa ngành nghề đối với các Doanhnghiệp FDI thì phương châm quản lý thuế của Cục ThuếThái Nguyên cũng luôn đồng hành, điều chỉnh, cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế tạo thuận lợi cho các Doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.

4.1.2. Phương hướng quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

Ngành thuế đang trong giai đoạn cải cách và hiện đại hoá mạnh mẽ, nhất là đang chuyển đổi hẳn sang cơ chế quản lý theo chức năng, tăng cường tính tự chủ, tự giác trong kê khai nộp thuế của người nộp thuế. Cơ quan thuế, cán bộ thuế giảm thiểu tiếp xúc với NNT, chỉ tập trung hỗ trợ chính sách thuế khi có yêu cầu và kiểm tra thanh tra tại cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm theo một quy trình chặt chẽ. Bên cạnh đó, thực hiện Luật quản lý thuế với sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, chắc chắn rằng công tác thu thuế trong giai đoạn mới sẽ thắng lợi toàn diện, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội đất nước phát triển.

Việc hoàn thiện quản lý thuế TNCN trên cơ sở xuất phát từ những định hướng phát triển kinh tếxã hội của tỉnh Thái Nguyên và chỉ tiêu thu Ngân

sách đặt ra hàng năm đối với Cục Thuế Thái Nguyên. Đồng thời, đảm bảo những quan điểm cơ bản trong chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2016-2020.

Tham gia ý kiên hoàn thiện khung pháp lý về thuế đáp ứng với yêu cầu thực tiễn sự phát triển kinh tế của đất nước và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các sắc thuế càn phải được xây dựng đảm bảo phù hợp với điều kiện Việt Nam nhưng phải đảm bảo tính thông lệ quốc tế, thực hiện tốt các cam kết khu vực và quốc tế.

Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, minh bạch góp phần thúc đẩy cải cách hành chính.

Tạo môi trường bình đẳng, công bằng và hấp dẫn thu hút đầu tư của các Doanh nghiệp nước ngoài, ban hành qui chế phối hợp công tác giữa các ngành trong tỉnh để quản lý Doanh nghiệp FDI hiệu quả và đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo ổn định nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi Ngân sách trên địa bàn.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, để cho các Doanh nghiệp nước ngoài khi đến đầu tư tại tỉnh thấy rõ được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.

Nâng cao năng lực quản lý thu thuế của cán bộ công chức thuế về nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.

4.1.3. Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

Với mục tiêu là xây dựng các KCN Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp nặng của các tỉnh miền núi phía Bắc, thời gian qua UBND tỉnhThái Nguyênđã không ngừng đẩy mạnh các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài. Từ công tác xây dựng quy hoạch tổng thể mang tầm chiến lược của KCN Phổ Yên, Phú Bình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng các danh

mục dự án, lĩnh vực ưu tiên đầu tư, đến việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường , hỗ trợ tái định cư để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án.Lãnh đạo tỉnh đã chủ động tiếp xúc, làm việc với các đại sứ quán nước ngoài, thành lập các đoàn đến các nước phát triển để trực tiếp xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài đến đầu tư vào các KCN Thái Nguyên như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... Vì vậy trong thời gian tới hứa hẹn sẽ có nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các dư án vào các KCN Thái Nguyên, kéo theo đó là sự gia tăng không ngừng về số lượng lao động Việt Nam và nước ngoài về KCN Thái Nguyênđể lao động, làm việc.

Trước tình hình đó để quản lý tốt thuế TNCN, đảm bảo nguồn thu ổn định cho NSNN, phục vụ cho công tác hoạch định và điều hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa ngành thuế, Lãnh đạo Cục Thuế Thái Nguyên đã đề ra quan điểm quản lý thuế TNCN trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: Quản lý thuế TNCN cần đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh

tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, kích thích thu hút đầu tư nói chungvà đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai:Cần có các biện pháp nhằm quản lý đúng đối tượng, không bỏ

sót đối tượng nhất là các cá nhân người nước ngoài làm việc trong các đơn vị trên địa bàn tỉnh, kiểm soát khoản thu nhập chịu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế TNCN phát sinh, tăng thu cho NSNN cũng như ngân sách địa phương.

Thứ ba:Thực hiện cải cách hành chính, thực hiện tốt công tác tuyên

truyền, phổ biến pháp luật thuế, giúp người nộp thuế hiểu biết pháp luật thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế.

4.2. Giải pháp quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lươngđối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)