Đối với các cơ quan chức năng liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 109)

4.2.5 .Tăng cường công tác điều hành và phát triển nguồn nhân lực

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Đối với các cơ quan chức năng liên quan

- Cần phối hợp tốt với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin, tài liệu về người nộp thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế.

- Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý, tạo ra sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cho mọi tổ chức, cá nhân ; khuyến khích các trường hợp chấp hành tốt pháp luật thuế, đồng thời lên án các đối tượng vi phạm. Đây chính là động lực thúc đẩy người nộp thuế chấp hành tốt Pháp luật thuế, cũng là biện pháp giúp ngành thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ

KẾT LUẬN

Thuế TNCN là một sắc thuế có phạm vi đối tượng điều chỉnh tương đối rộng, liên quan đến mọi thành phần, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt công tác quản lý thuế TNCN đối với các đơn vị có vốn ĐTNN càng phức tạp do có liên quan đến yếu tố quản lý người nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài. Ngành Thuế Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp quản lý và đã đạt nhiều thành công, song vẫn tồn tại nhiều thiếu sót cần sớm được khắc phục. Để công tác quản lý thuế TNCN đối với các đơn vị có vốn ĐTNN đem lại hiệu quả cao thì cần phải có sự vào cuộc sự quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh và sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành, mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, mọi thành phần trong xã hội.

Thực hiện tốt công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng sẽ tạo lập được sự ổn định, kỷ cương trong quản lý Nhà nước về thuế; tăng thu cho ngân sách nhà nước, tạo sự công bằng, bình đẳng cho mọi người nộp thuế.

Với chức năng quản lý nhà nước về thuế ở địa phương cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý để từ đó tập trung chỉ đạo, hạn chế đến mức thấp nhất những thắc mắc của người nộp thuế. Tạo niềm tin cho mọi thành phần kinh tế, khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

Đối với cơ quan quản lý thuế, cần chú trọng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp, phát huy tính năng động, sáng tạo để đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu; chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế… để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của ngành thuế.

Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm nó có ảnh hưởng và chịu chi phối của hàng loạt các quan điểm, chính sách kinh tế - xã hội và sự phát triển của nền kinh tế- xã hội. Việc hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm khơi tăng nguồn thu cho

Ngân sách Nhà nước và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Với những kiến thức về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế do vậy những vấn đề được đề cập trong đề tài còn nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các anh, chị và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2009), Hướng dẫn thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế

và chính sách thuế mới;

2. Ban Quản lý các KCNThái Nguyên (2014), Báo cáo thống kê của BQL

KCN Thái Nguyênnăm 2014;

3. Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên (2015), Báo cáo thống kê của BQL

KCN Thái Nguyên năm 2015;

4. Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên (2016), Báo cáo thống kê của BQL

KCN Thái Nguyên năm 2016;

5. Cục Thuế Thái Nguyên (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014;

6. Cục Thuế Thái Nguyên (2015), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015;

7. Cục Thuế Thái Nguyên (2016), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016;

8. Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 "về việc

phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020";

9. Phan Thị Cúc - Trần Phước - Nguyễn Thị Mỹ Linh (2007), Giáo trình Thuế (Lý thuyết, bài tập và bài giải), Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội;

10. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2005), Hệ thống văn bản pháp luật thuế hiện hành;

11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2006),

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2007),

Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2012),

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13;

14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2012),

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 26/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

15. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 111/2013/TT-BTC;

16. Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi

hành, Nhà xuất bản Tài chính.

17. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 108/QĐ-TCT ngày 14/01/2010 quy

định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục thuế; Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Cục thuế, Hà Nội.

Tài liệu trên internet

18. Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn (2016); 19. Website Tổng cục Thuế: http://www.gdt.gov.vn (2016);

20. Website Cục Thuế Thái Nguyên: http://www.thainguyen.gdt.gov.vn (2016);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công,tiền lương tạicục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)