Kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức của trường đại học kỹ thuật công nghiệp thuộc đại học thái nguyên (Trang 95)

Bảng 3.19: Kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học

Năm Số đề tài nghiệm thu Số đề tài ứng dụng

Kết quả nghiệm thu

Tốt Khá Không đúng hạn SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Năm 2012 69 40 36 52,2 33 47,8 0 0 Năm 2013 113 56 45 39,8 68 60,2 0 0 Năm 2014 125 63 53 42,4 72 57,6 0 0 Năm 2015 135 71 58 43,0 77 57,0 0 0 Năm 2016 142 78 61 43,0 81 57,0 0 0 Tổng 584 308 253 43,3 331 56,7 0 0

Nguồn: Phòng KH công nghệ và HTQT - Trường ĐHKTCN

Dựa trên bảng số liệu trên cho thấy, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của Trường được nghiệm thu liên tục được tăng lên qua các năm. Tuy nhiên

kết quả nghiệm thu cho thấy tỷ lệ đề tài nghiên cứu khoa học đạt loại tốt vẫn còn thấp và nhiều cán bộ thực hiện các đề tài nghiến cứu khoa học còn mang tính hình thức.

Những năm gần đây, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã luôn chú trọng đến nâng cao khả năng nghiên cứu khoa ho ̣c cho CBVC trong trường nhằ m đưa ra các đề tài mang tính ứng dụng cao. Song kết quả của công tác này không đươ ̣c đánh giá cao (xem bảng 3.20), cụ thể như sau:

Bảng 3.20: Kết quả khảo sát về nâng cao khả năng nghiên cứu của CBVC

Nhóm

nhân tố Câu hỏi 1 2 3 4 5 ĐTB

Nâng cao khả

năng nghiên

cứu

Anh/Chị nhận thấy khả năng nghiên cứu của bản thân được nâng cao theo thời gian

21 45 54 65 35 3,22

Anh/Chị tham gia nghiên cứu khoa

học một cách rất nhiệt tình, chủ động 19 38 50 54 59 3,44 Anh/Chị tự thấy rằng các công trình

nghiên cứu khoa học của nhà trường đang ngày càng có chất lượng và có ý nghĩa thiết thực

20 35 45 50 70 3,52

Nhà trường có những biện pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên và giảng viên một cách có hiệu quả

18 28 38 87 49 3,55

Nhà trường có sự khuyến khích và tạo điều kiện tốt để các giảng viên đóng góp các nghiên cứu khoa học trong các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nhà trường

11 14 39 89 67 3,85

Dựa vào kết quả đánh giá của CBVC trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp cho thấy, mặc dù Nhà trường đã ta ̣o mo ̣i điều kiê ̣n để các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học trong các hô ̣i thảo hô ̣i nghi ̣ ở trong và ngoài trường (nô ̣i dung phỏng vấn đa ̣t 3,85 điểm), song khả năng nghiên cứu khoa học của đô ̣i ngũ viên chức Nhà trường chưa được nâng cao, chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học không cao, không có ý nghĩa thiết thực (nô ̣i dung phỏng vấn chỉ đạt 3,52 điểm). Theo phản hồi, hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên chỉ được sử du ̣ng làm tài liê ̣u lưu hành nô ̣i bô ̣, không có đề tài xuất sắc và số đề tài được triển lãm trong các hô ̣i thảo, hô ̣i nghi ̣ rất ít. Tình trạng này phát sinh từ sự thiếu chủ động, nhiê ̣t tình khi tham gia nghiên cứ u khoa ho ̣c của đội ngũ giảng viên (nội dung phỏng vấn chỉ đa ̣t 3,44 điểm) do các biê ̣n pháp thúc đẩy năng lực nghiên cứu khoa ho ̣c của lãnh đa ̣o Nhà trường không hiê ̣u quả (nô ̣i dung đạt 3,55 điểm); Nhà trường chưa có quỹ kinh phí dành riêng cho hoa ̣t động nghiên cứu khoa ho ̣c; Đồ ng thời, năng lực nghiên cứu khoa học của nhiều viên chứ c trong trường chưa đáp ứng được nhiệm vụ, thiếu các nhà khoa học đứng đầu ngành, khoa, thiếu các nhóm nghiên cứu, và khả năng làm việc nhóm của nhiều viên chứ c còn hạn chế.

Như vâ ̣y, có thể thấy kỹ năng nghiên cứu khoa ho ̣c của đô ̣i ngũ CBVC trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp còn rất ha ̣n chế và gần như chưa được nâng cao theo thờ i gian. Do đó, lãnh đạo Nhà trường cần tìm ra các giải pháp quản lý để khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đề tài NCKH của giảng viên nói chung, đề tài NCKH cấp cơ sở của giảng viên nói riêng.

3.3.3. Kết quả thực hiện quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Để đánh giá quy trình nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức trường Đa ̣i ho ̣c Kỹ thuâ ̣t Công nghiê ̣p. Tác giả lâ ̣p bảng hỏi gửi đến 125 cán bộ viên chức trong trường (gồm 25 cán bô ̣ quản lý và 100 cán bô ̣ giảng viên)

đánh giá theo các tiêu chí (tốt, khá, trung bình, yếu). Từ đó, tác giả thu được kết quả (xem bảng 3.21) như sau:

Bảng 3.21: Kết quả đánh giá về quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC

Nội dung Mức độ

Cá n bô ̣ GV Cán bô ̣ QL Chung

SL % SL % SL %

Quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ

cá n bô ̣ viên chức

Tốt 25 25 3 12 28 23

Khá 55 55 10 40 65 54

T.Bình 20 20 10 40 30 25

Yếu 0 0 2 8 2 8

Nguồn: Tổng hợp của tác giả về kết quả đánh giá quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC năm 2016

Như vậy, chỉ có 28 cán bộ viên chức đánh giá quy trình nâng cao chất lươ ̣ng cán bộ của Nhà trường hiện nay là tốt (chiếm 23%); 65 ý kiến cho là thực hiện khá (chiếm54%) đây là số ý kiến tán thành đông nhất; số ý kiến cho rằng Nhà trường thực hiện quy trình nâng cao chất lươ ̣ng cán bô ̣ viên chức đạt ở mức trung bình 30 ý kiến (chiếm 25%); đặc biệt có 2 ý kiến cho là việc thực hiện quy trình là yếu (chiếm 8%).

Thực tế trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng trường Đa ̣i ho ̣c Kỹ thuâ ̣t Công nghiê ̣p đã thực hiện mọi chế độ, chính sách đào ta ̣o phát triển đối với mọi cán bộ, viên chức toàn trường nhằm nâng cao chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ này về cả kỹ năng và chuyên môn, thể lực, trí lực và tâm lực. Tuy nhiên, do Nhà trường chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển đội ngũ CBVC có trình độ chuyên môn cao, nên chưa tạo được động lực thúc đẩy, khích lệ cán bô ̣ tham gia học tập, nghiên cứu ở trình độ cao. Chưa có chính sách đãi ngộ thu hút viên chức có trình độ chuyên môn và chức danh

cao từ nơi khác, trường khác về trường công tác nên qua các năm chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ CBVC ta ̣i trường không có sự thay đổi theo hướng tích cực.

3.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ CBVC ở Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

3.4.1. Các yếu tố bên trong

3.4.1.1. Chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC giai đoạn 2016-2020 chung của các Trường đại học, cao đẳng tại Đại học Thái Nguyên. Tuy nhiên những định hướng chiến lược chỉ mang tính chất chung chung và chưa cụ thể. Đại học kỹ thuật Công nghiệp vẫn chưa xây dựng chiến lược phát triển riêng cho phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của Trường. Chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của trường chỉ mang tính ngắn hạn và chỉ là bản kế hoạch cho từng năm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác hoạch định và bố trí nguồn nhân lực của trường, thiếu chủ động trong công tác phân bổ và đào tạo nguồn nhân lực, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực của trường.

3.4.1.2. Chính sách của Nhà trường đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Trong những năm qua, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp cũng có các chính sách đầu tư cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: chính sách về tài chính, chính sách về các khoản lương thưởng và phúc lợi, các chính sách hỗ trợ CBVC học tập ở xa. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng CBVC tại trường.

3.4.2. Các yếu tố bên ngoài

3.4.2.1. Đặc điểm, tính chất của ngành, lĩnh vực hoạt động

Nền giáo dục đại học của Việt Nam còn lạc hậu kém xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đô ̣i ngũ giảng viên vẫn giữ tư tưởng bảo

thủ , cách thức giảng da ̣y truyền thố ng đo ̣c chép, “mă ̣t đố i mă ̣t”. Điều này rất bất lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nó i chung và nâng cao chấ t lượng đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức trường Đa ̣i ho ̣c Kỹ thuâ ̣t Công nghiệp nói riêng.

3.4.2.2. Chính sách đãi ngộ của Nhà nước

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính thức của giảng viên đại học ở Việt Nam nói chung và cán bô ̣ viên chức trường Đa ̣i ho ̣c Kỹ thuâ ̣t Công nghiê ̣p nói riêng (thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới). Không những thế khi so sánh với những người có trình độ tương đương nhưng đang công tác trong các ngành nghề khác như kỹ sư, bác sỹ, kế toán… thì mức lương của cán bô ̣ viên chức cũng thấp hơn.

Cán bô ̣ viên chức ho ̣c vi ̣ cao nhất ở Viê ̣t Nam là Giáo sư có mức lương tháng kể cả phụ cấp cũng không quá 400-500USD/tháng trong khi ở Senegal (là nước đang phát triển còn nghèo hơn Việt Nam) Giáo sư có thể nhâ ̣n trên 2.000USD/tháng. Như vâ ̣y có thể thấy, chế đô ̣ đãi ngô ̣ của Nhà nước đối với cán bô ̣ viên chức nước ta rất thấp.Điều này kết hơ ̣p với điều kiện làm việc không đảm bảo chất lượng có thể đem lại những hậu quả như: Tệ nạn tham nhũng, tiêu cực trong giáo dục, làm thoái hoá suy đồi đạo đức nghề nghiệp của cán bô ̣ viên chức; Chất lượng đào tạo và nghiên cứu kém, lãng phí chất xám khiến cho chất lượng đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức nước ta không cao. Để đảm bảo người lao động không bị thiệt thòi, yếu thế trong quan hệ lao động, Nhà nước cũng đưa ra các chính sách về thành lập các cấp công đoàn để bảo vệ quyền lợi ích của người lao động.

3.4.2.3. Chính sách, luật pháp của Nhà nước

Các đề án đổi mới cơ chế tài chính, đề án học bổng và học phí của sinh viên; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc đào tạo theo nhu

cầu xã hội, chất lượng cao, chi phí thấp, khuyến khích các trường đại học liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo; xây dựng các trung tâm đào tạo dự báo nguồn nhân lực và nhu cầu xã hội. Các chương trình hợp tác quốc tế đã đươ ̣c nhà nước triển khai để nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ cán bô ̣ công tác trong ngành giáo du ̣c.

Nhờ những đề án và những chính sách này mà các các cán bộ và nhân viên tại các trường đa ̣i ho ̣c cả nước nói chung và trường Đại ho ̣c Kỹ thuâ ̣t Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên nói riêng luôn cố gắng để tự nâng cao năng lực của bản thân mình. Từ đó, chất lượng nguồn lực cán bô ̣ viên chứ c đươ ̣c nâng cao.

3.4.2.4. Yếu tố về kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Xu thế hội nhập kinh tế nướ c ta đã kéo theo sự hô ̣i nhâ ̣p về giáo dục của các nước trong khu vực ASEAN. Đây là điều kiện tốt nhất để chúng ta học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gửi giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài nâng cao trình độ khoa học, đặc biệt là trong đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển đã khiến hê ̣ thống các trường đa ̣i học tăng nhanh về số lượng song chất lươ ̣ng đào ta ̣o không đảm bảo, điều này khiến cho môi trường cạnh tranh giữa các trường đa ̣i ho ̣c ngày càng khố c liê ̣t. Đào ta ̣o ồ ạt khiến sinh viên ra trường không có viê ̣c làm hoă ̣c làm viê ̣c không đúng chuyên ngành đào ta ̣o. Trường Đa ̣i ho ̣c Kỹ thuâ ̣t Công nghiê ̣p cũng không tránh khỏi hiện tượng trên, các em sinh viên ra trường không tìm được việc làm chiếm tỷ lệ khá lớn, một số ngành có tỷ lệ việc làm ít. Điều này ảnh hưởng đến chất lươ ̣ng đào tạo của Nhà trường cũng như ảnh hưởng đến chất lươ ̣ng cán bộ viên chức toàn trường.

3.5. Đánh giá chung về nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ CBVC của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

3.5.1. Kết quả đạt được

+ Nâng cao trình độ chuyên môn

Thờ i gian qua,trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã chú trọng đào tạo giảng viên có chất lượng cao, trình đô ̣ trên đa ̣i ho ̣c ta ̣i các ho ̣c vi ̣ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tha ̣c sĩ. Đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức Nhà trường không những tăng lên về số lượng mà còn nâng cao về phẩm chất đa ̣o đức. Điều này tạo ra thuâ ̣n lơ ̣i to lớn cho công tác nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chứ c ta ̣i trường đa ̣t hiê ̣u quả cao hơn.

Chế độ, chính sách nhằm khuyến khích giáo viên và nhân viên đã và đang mang lại những điều kiện thuận lợi và cần thiết nhằm giúp cho các cán bộ nhân viên ổn định công tác. Kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của Nhà trường cũng được đẩy mạnh và được cán bộ giảng viên và nhân viên trong toàn trường ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình.

+ Nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy

Năng lực giáo dục của giảng viên và năng lực quản lý của cán bộ phục vụ đào ta ̣o Nhà trường đang có chuyển biến tích cực, tạo ra những nét mới, làm tiền đề để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sâu sắc phương pháp, qui trình giáo dục và đào tạo tại Trường trong thời gian tới.Điều này giúp ta ̣o môi trường học tập trong sáng, lành mạnh và sự phấn đấu thi đua giành kết quả tốt là những thành quả mà Nhà trường đạt được trong suốt những năm vừa qua.

Trong công tác xếp loại giảng viên, Nhà trườ ng không có giảng viên nào xếp loại trung bình và yếu kém phần lớn cán bô ̣ đã hoàn thành công viê ̣c, nhiệm vu ̣ đươ ̣c phân công.

+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ

Đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức trong Trường luôn có ý thức cố gắng tự bồi dưỡng mình thông qua việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học.

Đồng thời học hỏi lẫn nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công tác để thấy được những khó khăn vướng mắc qua đó tự nâng cao năng lư ̣c chuyên môn và chất lươ ̣ng bản thân.

Đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức luôn được Nhà trường tạo mo ̣i điều kiện tham gia đầy đủ các chương trình nâng cao chuyên môn, nâng cao trình đô ̣ ngoa ̣i ngữ, nhờ vậy, hiệu quả công tác của cán bộ giáo viên và nhân viên được nâng cao, qua đó chất lượng đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức trong Nhà trường cũng dần được tăng lên.

+ Nâng cao về thể lực

Đô ̣i ngũ cán bộ viên chức trường Đa ̣i ho ̣c Kỹ thuâ ̣t Công nghiê ̣p luôn tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường niên do Nhà trường tổ chức. Do vậy chất lươ ̣ng cán bô ̣ viên chức Nhà trường về trí lực luôn không ngừ ng được nâng lên.

3.5.2. Những hạn chế, bất cập

+ Nâng cao trình độ, chuyên môn

Mặc dù Nhà trường đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện để đội ngũ cán bô ̣ viên chứ c tham gia vào qúa trình đào tạo và phát triển, nhưng so với sự phát triển của quy mô Nhà trường cũng như số lươ ̣ng sinh viên tăng thêm hàng năm thì công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của Nhà trường chưa tương xứng với quy mô; Lực lượng cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

+ Nâng cao phương pháp giảng dạy

Trong công tác đánh giá cán bộ vẫn tồn ta ̣i những cán bô ̣ chưa hoàn thành công việc đươ ̣c phân công. Số lượng giảng viên xếp loại khá vẫn chiếm tỷ tro ̣ng chủ yếu, cán bô ̣ hoàn thành xuất sắc nhiê ̣m vu ̣ còn ít.

+ Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức của trường đại học kỹ thuật công nghiệp thuộc đại học thái nguyên (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)