5. Bố cục của luận văn
3.5.2. Những hạn chế, bất cập
+ Nâng cao trình độ, chuyên môn
Mặc dù Nhà trường đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện để đội ngũ cán bô ̣ viên chứ c tham gia vào qúa trình đào tạo và phát triển, nhưng so với sự phát triển của quy mô Nhà trường cũng như số lươ ̣ng sinh viên tăng thêm hàng năm thì công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của Nhà trường chưa tương xứng với quy mô; Lực lượng cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
+ Nâng cao phương pháp giảng dạy
Trong công tác đánh giá cán bộ vẫn tồn ta ̣i những cán bô ̣ chưa hoàn thành công việc đươ ̣c phân công. Số lượng giảng viên xếp loại khá vẫn chiếm tỷ tro ̣ng chủ yếu, cán bô ̣ hoàn thành xuất sắc nhiê ̣m vu ̣ còn ít.
+ Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học
Năng lực nghiên cứu khoa ho ̣c của đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức trường Đa ̣i học Kỹ thuâ ̣t Công nghiê ̣p còn ha ̣n chế, ít có đề tài đa ̣t chất lượng cao. Số đề
tài đươ ̣c công bố trên các tạp chí khoa học, tham gia hô ̣i thảo, hô ̣i nghi ̣ còn ít chủ yếu chỉ được sử du ̣ng làm tài liê ̣u lưu hành nô ̣i bô ̣.
Trong quá trình hội nhập, việc học tập và nghiên cứu khoa học luôn là vấn đề mà các nhà trường đề ra cho mỗi cán bộ viên chức. Điều kiện cơ sở vật chất đôi khi còn chưa đáp ứng được hết những nhu cầu mà họ phải đáp ứng trong quá trình học tập và nghiên cứu. Các điều kiện phương tiện mà nhà trường phục vụ chủ yếu là các sinh viên và học viên thực hành, để mua các trang thiết bị cần phải đầu tư rất nhiều. Nhà trường chưa thể đáp ứng được hết những yêu cầu về cơ sở vật chất, đây cũng là hạn chế không nhỏ trong cuộc nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của Nhà trường.
+ Năng lực tự bồi dưỡng
Mặc dù luôn cố gắng tự bồi dưỡng bản thân song mô ̣t số viên chức đi học tập, bồi dưỡng chỉ nhằm thoả mãn sở thích cá nhân hoặc đáp ứng điều kiện cần và đủ đối với tiêu chuẩn ngạch viên chứ c nên kết quả quá trình tự bôi dưỡng không cao.
+ Nâng cao thể lực
Số lượng cán bộ viên chứ c tham gia nâng cao thể lực hàng năm ta ̣i trường luôn không đáp ứng theo đúng kế hoa ̣ch đề ra. Đồng thời, công tác nâng cao trí lực của Ban lãnh đa ̣o Nhà trường cũng còn kém xa so với nhu cầu đào tạo.
Chất lượng đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức Nhà trường xét trên các khía ca ̣nh: trình đô ̣ chuyên môn, trình đô ̣ ngoa ̣i ngữ, kỹ năng phương pháp giảng da ̣y và trình đô ̣ nghiên cứu khoa ho ̣c không tăng lên theo thời gian. Từ đây cho thấy điểm yếu trong công tác nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ CBVC của Nhà trường.
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế bất cập
Có thể nói, những hạn chế, yếu kém, bất cập về chất lượng đội ngũ CBVC của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân cụ thể sau:
Thứ nhất, do Nhà trường chưa có sự tổ chức, quản lý chặt chẽ cũng như chưa có chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm khuyến khích và động viên tất cả viên chứ c Nhà trường cùng tham gia tự bồ i dưỡng.
Thứ hai, cơ chế chính sách liên quan đến công tác tuyển dụng đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ và bố trí sử dụng đội ngũ viên chứ c trong những năm qua chưa đồng bộ, còn nhiều gian lâ ̣n chưa thực sự tuyển cho ̣n được cán bộ đủ chất lượng cũng như chưa khuyến khích được đội ngũ viên chức đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.
Thứ ba, Nhà trường chưa có chính sách để tuyển chọn giữ chân người
tài, công tác tuyển dụng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng viên chứ c. Chế độ phúc lợi chưa cao bằng một số trường ngoài công lập, nên không thu hút được giảng viên giỏi về làm việc và công tác tại Trường.
Thứ tư, đội ngũ viên chức chưa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học, cũng như nâng cao chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ viên chức hoặc các chính sách để hỗ trợ giảng viên tham gia còn thiếu nên chưa khuyến khích được đội ngũ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học.
Thứ năm, cuộc sống hiện nay của các cán bộ viên chức trong Nhà trường đôi khi còn khó khăn do mới đi làm chưa có đủ khả năng để trang trải cho cuộc sống hay công tác đào tạo và nâng cao năng lực của bản thân còn tốn nhiều chi phí.
Thứ sáu. các điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường phục vụ cho giảng
dạy và nghiên cứu khoa học đôi khi còn thiếu do những đặc thù của ngành nghề đào tạo hay trong công tác chuyên môn, nên gây ra những khó khăn trong quá trình công tác của các cán bộ viên chức.
Chương 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBVC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu về nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ CBVC của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
4.1.1. Một số quan điểm về sử dụng đội ngũ CBVC
Thứ nhất, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc trong Nhà trường, đó cũng là vấn đề mà tất cả các đơn vị sự nghiệp hay tổ chức luôn luôn chú trọng trong sự phát triển của mình.Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay thì kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ là vấn đề hết sức cần thiết và được đặt lên hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC. Chỉ làm tốt được điều này mới có thểđáp ứng được nhu cầu của xã hội và theo kịp nền kinh tế đang trên đà của các nước phát triển trên thế giới hiện nay.
Thứ hai, nâng cao thể lực, trí lực và tâm lực cho toàn bộ đội ngũ CBVC trong Nhà trường. Sức khỏe được coi là thứ quý giá nhất của con người, nhưng chỉ có sức khỏe tốt cũng chưa đủ mà bên cạnh đó mỗi ngườilao động nói chung, mỗi CBVC nói riêng muốn làm được việc lại cần phải trí tuệ thông minh và thái độ, tác phong làm việc tốt nhất. Do đó để thực hiện tốt các vấn đề thì người CBVC phải có trí, lực và tâm để có thể đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
Thứ ba, sử dụng hợp lý đội ngũ CBVC trong Nhà trường, đây là việc làm cần thiết và khách quan, luôn cần được trường quan tâm thường xuyên liên tục trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình.Với xu hướng toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế thế giới đã và đang tác động lớn làm thay đổi môi trường kinh doanh của mọi quốc gia và mọi tổ chức. Việt Nam cũng
không thể nằm ngoài xu hướng đó. Do vậy cần phải tìm cách để đứng vững trong môi trường cạnh tranh trước hết là thị trường trong nước và tiếp tới vươn ra thị trường quốc tế. Để hội nhập và đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì không thể phủ nhận vai trò của việc sử dụng hợp lý đội ngũ CBVC. Bởi con người chính là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi tổ chức và mỗi quốc gia. Sử dụng hợp lý con người sẽ thúc đẩy họ hăng say học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và vận dụng các kiến thức có được vào việc xác định các chiến lược phát triển đúng đắn.
Thứ tư, tăng cường, bổ sung trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc cho CBVC. Để công việc hoàn thành hiệu quả tốt người lao động không phải chỉ cần có kiến thức là đủ mà phải có một môi trường làm việc tốt nhất. Bởi vì cơ sở vật chất và môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người lao động, chất lượng và hiệu quả làm việc. Do đó, việc cải thiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC.
4.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp định hướng phát triển cho mình trong những năm tiếp theo là phấn đấu trở thành một trường Đại học đa ngành, đa nghề với đặc trưng là những ngành mũi nhọn, chuyên sâu về Cơ, Điện, Điện tử,… đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao có kiến thức và năng lực thực hành cao đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong khu vực.
Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ giảng viên và sinh viên của trường sẽ tiếp cận được tiêu chuẩn của nền giáo dục, khoa học và công nghệ các nước tiên tiến, đưa Nhà trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ có uy tín trong nước, khu vực và trên thế giới.
Đến năm 2030, Nhà trường sẽ trở thành một trong những trường Đại học Kỹ thuật có nhiều lĩnh vực ngang tầm với các trường Đại học tiên tiến trên thế giới.
Xây dựng hệ thống tổ chức nhân sự theo đúng chuẩn mực; tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng tuyển dụng CBVC; nâng cao hiệu quả công tác sử dụng lao động; Đổi mới công tác bổ nhiệm và sử dụng cán bộ; Tập trung đào tạo chuyên gia có chuyên ngành sâu; Xây dựng chính sách, biện pháp thu hút lao động trình độ cao.
Yêu cầu về phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên là xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên phải theo từng giai đoạn dựa trên cơ sở của quy mô và nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng, phát huy năng lực của đội ngũ hiện có và tuyển dụng bổ sung những giảng viên và nhân viên có đủ chuẩn theo quy định.
Đào tạo, bồi dưỡng phải theo kế hoạch cụ thể, có quy hoạch nhằm đảm bảo sự cân đối về số lượng, cơ cấu và đồng thời đạt chuẩn về trình độ và năng lực.
Công tác tuyển dụng phải tiến hành chặt chẽ theo quy trình nhằm tuyển chọn những giảng viên và nhân viên có đủ năng lực thật sự, đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đạt được.
Bên cạnh đó, Nhà trường sẽ xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá đội ngũ CBVC nhất là đội ngũ giảng viên, đứng lớp để nhanh chóng có đội ngũ lao động đảm bảo chất lượng đào tạo theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.1.3. Mục tiêu
Mục tiêu của nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC gắn liền với quy mô đào tạo của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Nhận thức được điều này, Ban lãnh đạo Nhà trường đã xây dựng những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cả về chất và lượng của CBVC trong từng giai đoạn phát triển để có những định hướng chính sách tốt nhất, phù hợp nhất cho Nhà trường.
4.1.3.1. Mục tiêu chung
- Phát triển vững chắc và toàn diện đội ngũ CBVC, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ, chuyên viên về giảng dạy, nghiên
cứu, quản lý, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Tập trung đầu tư nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng sử dụng ngoại ngữ của giảng viên là chìa khóa của sự phát triển bền vững. Xây dựng môi trường giáo dục, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tiên tiến và chuyên nghiệp cho người học.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng ngang tầm với các trường đại học trong nước và khu vực là mục tiêu phát triển đội ngũ CBVC của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp và tầm nhìn đến năm 2025.
- Xây dựng đội ngũ CBVC vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có văn hóa, có trí tuệ, kiến thức và năng lực thực tiễn.
- Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ CBVC có trình độ chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, sức khỏe tốt, có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với Nhà trường.
4.1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Về số lượng CBVC: Nhà trường trong quá trình phát triển của mình đã luôn đặt ra mục tiêu về số lượng cán bộ viên chức, bởi số lượng của một tổ chức quyết định xem tổ chức đó có lớn mạnh hay không; mục tiêu về số lượng của Nhà trường (xem bảng 4.1).
Bảng 4.1: Mục tiêu về số lượng CBVC đến năm 2025
STT Trình độ của CBVC Mục tiêu đến năm 2025 1 Giáo sư 5 2 Phó giáo sư 21 3 Tiến sĩ 52 4 Thạc sĩ 352 Tổng cộng 430 Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức - trường ĐHKTCN
Với mục tiêu đặt ra về số lượng ho ̣c hàm ho ̣c vi ̣ như trên, Nhà trường đã có cái nhìn tổng quan về số lượng giảng viên phải đạt chuẩn của mình. Đối với những người có học hàm học vị sẽ giúp cho công tác đào tạo và thúc đẩy những người còn lại tiếp tục phấn đấu và khẳng định mình. Việc đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức là một quá trình lâu dài, dựa trên những cơ sở thực tế của mình Nhà trường đã đặt ra mục tiêu cụ thể giúp cho hoàn thiện quá trình này.
Về phẩm chất đội ngũ: Các giảng viên và nhân viên của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã luôn nhận thức rất sâu sắc về quan điểm của Đảng và Nhà nước. Với hơn 300 đảng viên đang sinh hoạt tại Nhà trường đã làm cho Nhà trường là một Đảng bộ lớn mạnh. Đến năm 2025 mục tiêu của Nhà trường là tăng số lượng đảng viên lên 400 và tăng số lượng đảng viên được cấp bằng chính trị viên cao cấp là 30 người.
Về chất lượng giảng dạy và phục vụ đào tạo: Vấn đề chất lượng giảng dạy luôn được Nhà trường đề ra và là mục tiêu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức trong Nhà trường. Đây cũng là mục tiêu mà Nhà trường cần phải đạt được đến năm 2025 tăng cường chất lượng giảng dạy và phục vụ đào tạo, chất lượng giảng dạy được thể hiện qua sự đánh giá về chất lượng của các giảng viên do vậy đến năm 2025 Nhà trường với việc thể hiện qua hệ thống tín chỉ sẽ giúp cho phân loại giảng viên, nếu những giảng viên nào không đạt được chuẩn về giờ giảng thì sẽ không thu hút được sinh viên.
Công tác phục vụ đào tạo là tiêu chí chung để nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.Đến năm 2025, Nhà trường có mục tiêu công tác phục vụ đào tạo phải phải được hoàn toàn thống nhất và mang lại sự hài lòng cho các giảng viên, học viên và sinh viên trong toàn trường.
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
Để thực hiện nhiệm vụ đã nêu trên, dựa vào cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng về phát triển đội ngũ CBVC của Trường Đại học Kỹ
thuật Công nghiệp, đề tài xin đưa ranhững giải pháp cụ thể liên quan đến công tác chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của Nhà trường như sau:
4.2.1. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đãi ngộ cá n bộ viên chức
Giải pháp tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với cơ chế của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, đồng thời phù hợp với cơ chế chuyển đổi của giáo dục đại học nước ta hiện nay, đặc biệt là quá trình chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.
Đội ngũ cán bô ̣ viên chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy chính sách của Đảng và Nhà nước luôn nhất quán coi giáo dục là quốc sách hàng đầu với phương châm “tôn sư trọng đạo”, trong những năm gần đây nhà nước đã đặc biệt chú trọng tới các chính sách