Khái quát về Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuô ̣c Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức của trường đại học kỹ thuật công nghiệp thuộc đại học thái nguyên (Trang 52)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Khái quát về Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuô ̣c Đại học

3.1. Khá i quát về Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuô ̣c Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp được thành lập ngày 19/8/1965 theo quyết định số 164/CP Hội đồng Chính phủ. Tính đến năm 2016, Trường đã có lịch sử 51 năm với nhiều giai đoạn và tên gọi khác nhau:

- Phân hiệu Đại học Bách khoa tại Thái Nguyên. - Phân hiệu Đại học Cơ Điện.

- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc. - Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên.

- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên.

Ở mỗi chặng đường lịch sử đó, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, thời bao cấp cũng như khi đất nước mở cửa, mỗi giai đoạn phát triển của Nhà trường đều được ghi dấu bằng những mốc son đáng tự hào.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của nhà trường

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp gồm có 11 khoa chuyên môn,và 13 phòng chức năng với 583 cán bộ viên chức và lao động hợp đồng.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Nguồn: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

HỘI ĐỒNG KH – ĐT CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

KẾ HOẠCH - TÀICHÍNH

CÁC KHOA CHUYÊN MÔN CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH – TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM QUẢN TRỊ - PHỤC VỤ KHẢO THÍ & ĐBCLGD CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THANH TRA –PHÁP CHẾ

CN. THÔNG TIN-THƯ VIỆN

CƠ KHÍ ĐIỆN

DỊCH VỤ TỔNG HỢP ĐT THEO NHU CẦU XH HT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ CÔNG TÁC HSSV KHOA HỌC – CN & HTQT ĐÀO TẠO KT ÔTÔ &MÁY ĐỘNGLỰC

XÂY DỰNG & MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ

KHOA HỌC CƠ BẢN

SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM

VIỆN NC PTCNC VỀ KTCN

Ghi chú: Mối quan hệ đào tạo Mối quan hệ tư vấn

3.1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị đào tạo và đơn vị chức năng của Nhà trường

Mỗi phòng khoa đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau nhưng lại cùng với nhau hoàn thành các công việc trong đào tạo cũng như phục vụ của nhà trường, nếu không đảm bảo tốt thì chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ không được nâng lên. Do đó, vị trí, chức năng và quyền hạn của từng khoa, phòng sẽ phải được thể hiện cụ thể, rõ ràng.

Một là, các khoa chuyên môn: Các khoa chuyên môn là nòng cốt cơ bản của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo. Đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy của Nhà trường.Các khoa chính đào tạo về chuyên ngành như khoa Cơ khí, khoa Điện, khoa Điện tử, khoa Kinh tế công nghiệp có chức năng đào tạo theo lịch giảng dạy của Nhà trường. Hàng kỳ tổng hợp điểm và báo cáo số liệu lên cho nhà trường; là cầu nối giữa các cán bộ trong nhà trường với các em sinh viên, giúp các sinh viên có sinh hoạt tập thể theo từng khoa, lớp. Mang lại môi trường hoạt động lành mạnh cho người học; giải đáp tất cả những thắc mắc cho tất cả các em sinh viên, giúp đỡ các em trong quá trình học tập của mình. Hiện nay, Nhà trường bố trí các phòng, khoa ngay gần với ký túc xá sinh viên để các em có thể tiện cho việc hỏi hoặc có những ý kiến thắc mắc về bài học của mình.

Các khoa chuyên môn ngoài nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo theo lịch đào tạo của nhà trường, còn có quyền thông báo; phối hợp cùng với các phòng ban chức năng để có những giải pháp xử lý với những sinh viên chưa hoàn thành các nhiệm vụ trong học tập cũng như về ý thức đạo đức.

Đồng thời việc giảng dạy và học tập tại các khoa luôn được đặt lên hàng đầu, nên chất lượng của từng giờ giảng phải được các khoa quản lý theo các tiêu chí đánh giá chung của Nhà trường. Ban lãnh đạo khoa có thể xem xét và quản lý để chất lượng giảng dạy của Nhà trường cũng được nâng lên. Nếu

những giáo viên nào không chuẩn bị bài làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, hay có tư cách đạo đức không thích hợp để đứng lớp thì ban lãnh đạo khoa có thể có những giải pháp xử lý riêng tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Hai là, các phòng ban chức năng:

(i) Phòng Công tác Học sinh, Sinh viên

Phòng Công tác học sinh, sinh viên là phòng gắn kết liên quan trực tiếp đến các chế độ và quyền lợi của sinh viên trong nhà trường. Đối với một nhà trường đây là đầu mối để triển khai thực hiện các kế hoạch chung đến sinh viên.

- Chức năng: Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các chế độ và quản lý quá trình học tập cho sinh viên, triển khai công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên thông qua các hoạt động như tuần sinh hoạt công dân, lao đông công ích, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn Thanh niên hay Hội sinh viên,… Hàng năm cùng với nhà trường giúp giải đáp những thắc mắc và vướng mắc của sinh viên, phối hợp với các phòng ban khác lên lịch hoạt động của sinh viên trong từng thời kỳ. Thực hiện tốt các chế độ khen thưởng cho sinh viên, khi sinh viên có vấn đề gì thông qua các phòng ban của nhà trường giúp đỡ sinh viên đó trong điều kiện có thể.

- Quyền hạn: Đối với phòng ban liên quan trực tiếp đến sinh viên, ngoài việc giúp đỡ và cùng phối hợp, tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh có thể cùng với nhà trường giải quyết những vấn đề của sinh viên.

(ii) Phòng Đào tạo

- Vai trò: Phòng đào tạo là nơi để nhà trường thông qua đó lên lịch kế hoạch giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên. Đây là phòng ban quan trọng giúp cho sự hoạt động và phát triển chung của Nhà trường.

- Chức năng: Phòng đào tạo dựa vào số lượng đội ngũ cán bộ viên chức và kế hoạch học tập của Nhà trường để đưa ra lịch hoạt động và giảng dạy cho các giảng viên và sinh viên.

Là nơi liên kết các hoạt động giữa sinh viên trong trường, ngoài trường và các cơ sở đào tạo trong và ngoài trường.Nên các thời khóa biểu đưa ra nhằm làm cho công tác đào tạo được diễn ra một cách trôi chảy.

- Quyền hạn:

Phòng đào tạo dựa vào các kết quả của sinh viên để xem sinh viên nào quá yếu không đủ điều kiện để có thể tiếp tục theo học, sẽ có các giải pháp nhằm nhắc nhở, động viên. Nếu như những sinh viên nào không chịu cố gắng trong học tập phòng đào tạo sẽ có quyền dừng học đối với sinh viên này.

Các lịch giảng dạy và hoạt động của cán bộ giảng viên được phòng đào tạo làm và thông báo đến cho các cán bộ, sau đó phòng đào tạo có trách nhiệm kiểm tra tổng hợp xem có các giảng viên đã làm đúng hay chưa. Nếu chưa đúng thì phòng đào tạo có thể nhắc nhở cho đúng với lịch trình đào tạo mà mình đưa ra.

(iii) Trung tâm Công nghệ Thông tin Thư viện

- Vai trò: Trung tâm công nghệ thông tin thư viện là nơi để các sinh viên tham gia và hỏi, tham khảo tài liệu giáo trình liên quan đến môn học. Ngoài ra các sinh viên còn có thể tự học tại các phòng học của Nhà trường. Với thư viện Nhà trường được mở rộng đã tạo nên cho sinh viên những không gian học tích cực.

- Chức năng: Trung tâm Công nghệ thông tin và Thư viện phục vụ cho các sinh viên trong vấn đề học liệu và cung cấp giảng đường tự học cho các em, với những tiện ích học tập giúp phục vụ tốt cho các môn học.

Ngoài ra còn là nơi để các cán bộ công nhân viên của Nhà trường tiếp xúc và học tập, cũng như tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chuyên ngành của mình. Cùng với việc nâng cao chất lượng trong đào tạo và phục vụ đào tạo thì đây là nơi cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc nâng cao và phát triển trình độ của cán bộ trong Nhà trường.

- Quyền hạn: Trung tâm Công nghệ thông tin thư viện phục vụ trong việc tìm kiếm tài liệu cho các em sinh viên, cùng với các em sinh viên tạo nên môi trường học tập lành mạnh trong Nhà trường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp các em sinh viên hoặc các học viên không có ý thức giữ gìn đối với tài sản của Nhà trường thì phòng có thể thông báo hoặc có những giải pháp cùng với các bộ phận khác có các giải pháp cảnh cáo đối với những trường hợp này, giúp cho không ảnh hưởng đến các sinh viên khác.

(iv) Phòng Kế hoạch - Tài chính

- Vai trò: Là nơi quản lý các hoạt động thu chi về tài chính của Nhà trường đảm bảo về mặt quyền lợi cho các cán bộ và các em sinh viên.

-Chức năng: Thực hiện và đảm bảo về mặt quyền lợi cho cán bộ viên chức trong Nhà trường, thanh toán các khoản như lương và các khoản phúc lợi khác.

Quản lý toàn bộ về mặt tài chính của nhà trường, giúp cho thực hiện việc quyết toán ngân sách và đáp ứng những yêu cầu về mặt thủ tục hành chính đối với các khoản chi thường xuyên của Nhà trường.Tuy không trực tiếp phục vụ cho công tác đào tạo của Nhà trường, nhưng đây lại là một phòng ban quan trọng trong việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ công nhân viên và các em sinh viên trong trường.

- Quyền hạn: Có quyền đòi hỏi, yêu cầu các hồ sơ chứng từ cho đầy đủ và các hồ sơ liên quan để hợp lý với quy chế của Nhà trường.

(v) Trung tâm Hợp tác và Đào tạo quốc tế

-Vai trò: Là nơi để thực hiện các hoạt động liên quan đến hợp tác quốc tế của Nhà trường, mang lại cho Nhà trường những lợi ích từ hợp tác và đào tạo quốc tế.

- Chức năng: Trung tâm hợp tác và đào tạo quốc tế là nơi cung cấp cho sinh viên các chương trình về liên kết đào tạo, các chương trình về học tập tại nước ngoài.

Quản lý các chương trình về đào tạo quốc tếcủa Nhà trường, mang lại cho Nhà trường những môn học và ngành học tiên tiến. Tất cả những thắc

mắc của các em sinh viên sẽ được giải đáp và mang lại những tiết học bổ ích trong và ngoài chương trình cho người học.

- Quyền hạn: Bởi đây là nơi trung tâm tập trung về liên kết và đào tạo quốc tế của Nhà trường nên được quyền tham vấn cho Nhà trường về tính hợp lý của những chương trình đang thực hiện và đào tạo. Ngoài ra, còn có thể nghiên cứu các chương trình mới cho Nhà trường để thu hút các sinh viên.

(vi) Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế

-Vai trò: Là nơi để thực hiện các hoạt động liên quan đến các hoạt động quản lý và NCKH, chuyển giao công nghê ̣ và hợp tác quốc tế.

- Chức năng: Tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng về chiến lược, định hướng phát triển, tổ chức triển khai các hoạt động quản lý và NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế của Nhà trường.

- Quyền hạn: Có quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chương trình, đề tài NCKH sau khi được phê duyệt. Được quyền quản lý công tác đào tạo, đào tạo lại, công tác thông tin khoa học công nghệ, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ mới trong lĩnh vực NCKH của CBVC trong Nhà trường.

(vii) Phòng Hành chính - Tổ chức

- Vai trò: Đây là bộ phận chức năng không chỉ mang trọng trách tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân sự mà còn có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ lưu trữ, văn thư hành chính của Nhà trường.

- Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện các công tác trong lĩnh vực: Hành chính, Tổng hợp, Thi đua, Tổ chức cán bộ và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

- Quyền hạn: Được quyền thừa lệnh Hiệu trưởng kí và đóng dấu của Trường những văn bản, giấy tờ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo sự uỷ nhiệm của Hiệu trưởng.

(viii) Phòng Quản trị - Phục vụ

-Vai trò: Là nơi thực hiện quản lý các dự án quy hoạch phát triển, các dự án đầu tư xây dựng, trang thiết bị, cơ sở vật chất, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho CBVC và sinh viên, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả theo quy định của Nhà trường.

- Chức năng: Giúp Ban Giám hiệu quản lý đất đai, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, công tác in ấn, điều phối phương tiện công tác, các hoạt động phục vụ và dịch vụ thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.

- Quyền hạn: Phòng Quản trị - Phục vụ dưới sự uỷ nhiệm của Hiệu trưởng, được quyền thực hiện những công việc về quản lý các dự án quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, trang thiết bị và mua sắm, công tác y tế, công tác an toàn và PCCC; Có quyền đề xuất, ban hành các quy định về quản lý, định mức và tiêu chuẩn sử dụng vật tư, văn phòng phẩm, điện, nước hàng năm cho Nhà trường.

(ix) Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

- Vai trò: Là nơi để thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác Khảo thí (các hoạt động về kiểm tra, đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của người học;viê ̣c giao nhận đề thi); Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục cho Nhà trường (công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định, các nhiệm vụ về việc chuẩn đầu ra).

- Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường theo các quy định của Bộ GD&ĐT, Đại học Thái Nguyên, các văn bản pháp luật hiện hành.

- Quyền hạn: Có quyền, tư vấn,tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng về việc ban hành các quy định cụ thể cũng như công việc giám sát, quản lý đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiê ̣n về công tác Khảo thí và công tác Đảm bảo chất

lượng giáo dục theo đúng các quy định của Nhà trường và quy chế của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục cho Nhà trường.

(x) Phòng Thanh tra - Pháp chế

- Vai trò: Là bộ phận thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước, những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Nhà trường sao cho đúng pháp luật, ngăn ngừa tham nhũng, giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luậtđảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu chung của Nhà trường.

- Chức năng: Đây là tổ chức thanh tra nội bộ, có chức năng tham mưu, quản lý, tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực thanh tra, pháp chế theo quy định của Nhà trường, Bộ Giáo dục & Đào tạo và pháp luật của Nhà nước, được hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Hiệu trưởng Nhà trường.

- Quyền hạn: Có quyềnphối kết hợp với Ban thanh tra đào tạo, thực hiện công tác như giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế trong đào tạo; các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, thực hiện nội quy, quy chế của Nhà trường đối với CBVC và sinh viên; tiếp nhận, giải quyết các đơn thư, tố cáo, khiếu nại trong lĩnh vực công tác phạm vi Nhà trường quản lý, công tác phòng ngừa chống tham nhũng theo quy định của Pháp luật;Phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan tới CBVC và học sinh - sinh viên, phối kết hợp tham gia đóng góp ý kiến với các đơn vị trong Trường có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung về quy chế, quy định của Nhà trường cho phù hợp với từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức của trường đại học kỹ thuật công nghiệp thuộc đại học thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)