PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Một là, nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của trường Đại học, thực chất là nghiên cứu những gì? Các tiêu chí đánh giá chất lượng là gì?
Hai là, có những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên?
Ba là, chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên hiện tại như thế nào? Nhà trường đã đạt đươ ̣c những kết quả gì, những hạn chế, bất cập?Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó là gì?
Bốn là, để nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ CBVC của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên trong những năm tới, nhà trường cần phải có những quan điểm, định hướng gì? Cần có những giải pháp cơ bản nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện đề tài, tác giả đã xây dựng các câu hỏi, đặt ra các tình huống, những vấn đề nghiên cứu... tiến hành điều tra đội ngũ CBVC Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên, tham vấn các chuyên gia, nhà nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài. Nội dung câu hỏi nghiên cứu và điều tra nghiên cứu đề tài được thể hiện như sau:
- Thông tin chung của nội dung câu hỏi về đội ngũ CBVC được điều tra gồm: 1) Giới tính; 2) Tuổi; 3) Công việc đảm nhiệm; 4) Trình độ chuyên môn được đào tạo; 6) Trình độ lý luận chính trị; 7) Trình độ tin học; 8) Trình độ ngoại ngữ…
- Thông tin đánh giá về từng nội dung của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái
Nguyên. Mỗi một nội dung của công tác nâng cao tác giả sẽ xây dựng các thang đo khác nhau, mỗi thang đo người được phỏng vấn sẽ có 5 phương án trả lời để đánh giá với các mức điểm như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - trung bình (Trung lập); 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.
Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình. Đề tài tác giả có sử dụng hai nguồn dữ liệu về thứ cấp và sơ cấp.
2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Lấy thông tin, số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm: Số liệu từ các bảng biểu tổng hợp kết quả các chỉ tiêu trong các năm; Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước đó, các thông tin, tài liệu, số liệu trên thế giới và trong nước được thu thập từ Internet, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu của các học giả… có liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC ở các trường đại học. Cụ thể là thu thập thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên và một số Trường đại học khác của Việt Nam.
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để thực hiện nghiên cứu, thu thập tài liệu làm sáng tỏ đề tài luận văn, tác giả tự đi điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến để thu thập các thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC trong Nhà trường. Thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp các ý kiến sẽ được tổng hợp vào trong các bảng biểu nhằm phân tích và đưa ra các kết luận về các vấn đề cần điều tra. Nội dung lấy ý kiến là các câu hỏi được tác giả xây dựng lên để điều tra bao gồm đánh giá của đội ngũ CBVC tại trường Đại học Kỹ thuật
Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên. Mục đích của điều tra khảo sát là lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ giảng viên về thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp bao gồm các nội dung chính:nâng cao chuyên môn, nâng cao về ngoại ngữ, nâng cao các kỹ năng của cán bộ và phương pháp giảng dạy, nâng cao khả năng nghiên cứu.
- Đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra về nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC ở trường đại học cần thiết phải được nhân rộng và bám sát vào tình hình thực tế của Nhà trường, gồm có: (i) Các nhà quản lý (các nhà quản lý sẽ cho biết được những nội dung mà Ban lãnh đạo Nhà trường cho là cần thiết và phải được củng cố trong những năm tiếp theo. Mục tiêu trong những năm sắp tới của Nhà trường là gì. Khi phỏng vấn điều tra các nhà quản lý thì ta sẽ có được cái nhìn tổng quát về định hướng sự phát triển của Nhà trường); (ii) Đội ngũ giảng viên (giảng viên được coi là đối tượng trọng tâm về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Nhà trường), qua phỏng vấn các giảng viên ta sẽ thấy được nhu cầu của họ về đào tạo như thế nào? Họ có đủ điều kiện để đáp ứng được những nhu cầu mà nhà trường đề ra hay không? Họ có mong muốn gì trong thời gian sắp tới; (iii) Các nhân viên làm việc làm việc tại các phòng ban, nhà xưởng, nhà thực hành, thực tập.
Về quy mô mẫu:
Trong một số nghiên cứu, các tác giả lại tính mẫu theo công thức sau: n = N/ (1 + Ne2)
Trong đó: N là tổng thể
e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.
Tổng số lượng CBVC tại trường tính đến thời điểm cuối năm 2016 là 518 cán bộ. Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là:
n = 518 /(1+518 x0,052) = 225 mẫu.
Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 225 mẫu. Để dự phòng các phiếu điều tra là không hợp lệ, tác giả tiến hành thu thập 250 mẫu. Tổng số phiếu thu về
là 233 mẫu. Có 8 mẫu không hợp lệ. Do đó tổng số phiếu điều tra tác giả tiến hành thực tế nghiên cứu là 225 mẫu, bằng đúng cỡ mẫu tối thiểu, đủ điều kiện để nghiên cứu. Kết quả thu về cho thấy trong tổng số 225 mẫu hợp lệ có: 165 người là giảng viên (ở 11 Khoa chuyên môn, mỗi khoa 15 người) và 60 người là nhân viên làm việc tại các đơn vị chức năng (gồm 12 đơn vị, mỗi đơn vị 05 người). Tác giả cho rằng, điều này đã thể hiện được tính khoa học và có ý nghĩa về thống kê theo quy luật số lớn.
Thông qua các đối tượng nghiên cứu sẽ thu thập các thông tin sơ cấp liên quan như sau:
- Đối với các giảng viên: Các giảng viên luôn là những vấn đề được quan tâm là về đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC trong Nhà trường. Qua phỏng vấn các giảng viên sẽ thấy được nhu cầu của họ về đào tạo như thế nào? Họ có đủ điều kiện để đáp ứng được những nhu cầu do Nhà trường đề ra hay không? Họ có mong muốn gì trong thời gian sắp tới?
- Đối với các nhân viên làm việc tại các phòng chức năng: Đây chính là một phần quan trọng trong việc giúp các công việc của Nhà trường được tiến hành trôi chảy, việc nâng cao trình độ của họ cũng là việc làm rất cần thiết. Thông qua phỏng vấn điều tra sẽ giúp cho ta khái quát được trình độ hiện tại của họ, họ cần phải được đào tạo thêm về những kiến thức gì trong tương lai và cần phải đáp ứng những yêu cầu gì của họ như trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công việc hay những kỹ năng xử lý trong công việc của họ.
Cách thức điều tra, thu thập thông tin: Điều tra bằng sử dụng bảng hỏi. Bảng hỏi, phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận văn để đáp ứng được mục tiêu của đề tài.
Ngoài ra, sử dụng phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, các nhà quản lý đào tạo của Nhà trường bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Thông qua phương pháp chuyên gia sẽ có được những đánh giá, đề xuất những giải pháp mang tính khoa học và tính khả thi cao. Tác giả tiến hành phỏng vấn 10 chuyên gia là các nhà quản lý của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập thông tin và các số liệu, tác giả kiểm tra, bổ sung, xử lý, tính toán, loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác, tiến hành tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, thiết kế thành hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất. Sử dụng các công cụ toán học và phần mềm Excel 2010 để xử lý số liệu thu thập cho nghiên cứu của luận văn.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các số liệu, tư liệu đã thu thập được để phản ánh chất lượng đội ngũ CBVC của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, chỉ ra ưu, nhược điểm, những hạn chế, bất cập.
- Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian: Dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thời gian đúng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng. Vận dụng phương pháp này để đánh giá sự biến động về số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ CBVC của Nhà trường.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Dựa vào phương pháp này, toàn bộ số liệu thu thập được sẽ được phân tổ, nhóm theo những tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Phương pháp phân tổ thống kê là cơ sở cho việc vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy, phương pháp cân đối…
- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ các quy định tiêu chuân, năng lực, trình độ chuyên môn. Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian, để làm rõ sự khác nhau về việc nâng cao chất lượng, trình độ của mỗi cán bộ giảng viên, cán bộ phục vụ của Nhà trường. Phân tích so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so
sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, trong cùng một vấn đề… Qua đó đánh giá được các yếu tố về phát triển hay sự hạn chế của yếu tố đang được xét đến. Đối với trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thì sự so sánh này là giữa trình độ của cán bộ viên chức đạt được theo từng năm cụ thể, có được như mục tiêu của Nhà trường không. Về mặt số lượng so sánh theo từng năm tăng lên hay giảm xuống, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Nhà trường như thế nào.
- Phương pháp định lượng và định tính: Sử dụng xem xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ CBVC, các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Một số phương pháp khác: Sử dụng bảng, biểu đồ, sơ đồ hóa và phân tích xu hướng; phương pháp dự báo để xác định các chỉ tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của Trường trong thời gian tới.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ CBVC của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ CBVC là những cách thức, giải pháp khác nhau được sử dụng trên cơ sở những chỉ tiêu, chỉ số nhất định để từ đó có những nhận xét, kết luận về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ CBVC hiện có cũng như khả năng sẽ có trong tương lai. Các chỉ tiêu mà Nhà trường dựa vào để đánh giá bao gồm:
- Chỉ tiêu biểu hiện về trình độ văn hóa. - Chỉ tiêu về năng lực trình độ chuyên môn. - Chỉ tiêu về trình độ tin học, ngoại ngữ.
- Chỉ tiêu biểu hiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, phong cách làm việc.
- Chỉ tiêu về hiệu quả, chất lượng giảng dạy và phục vụ đào tạo của đội ngũ CBVC.
Tỷ lệ GV có trình độ học vấn (chuyên môn, tin
học, ngoại ngữ) loại i
=
Số lượng GV có trình độ học vấn (chuyên môn, tin học, ngoại ngữ) loại i
x 100 Tổng số cán bộ viên chức
2.3.2. Các chỉ tiêu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên
- Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC về thể lực. - Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC về trí lực. - Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC về tâm lực.
2.3.3. Chỉ tiêu đạt chuẩn về tiếng Anh và tin học
Ở mỗi Nhà trường, chỉ tiêu đạt chuẩn về tiếng Anh và tin học cho cán bộ nhân viên thường được đưa ra luôn được Nhà trường đưa ra theo từng năm cụ thể.
Năm 2013, Nhà trường bắt đầu đưa ra chỉ tiêu này để đến cuối năm 2014 các cán bộ công nhân viên trong trường có thể thực hiện được. Chỉ tiêu Nhà trường đặt ra là đối với cán bộ giảng viên hết năm 2014 các cán bộ phải đạt 450 điểm TOEFL ITP, năm 2015 phải đạt 500 điểm TOEFL ITP trở lên. Đối với cán bộ công chức của Nhà trường thì cần phải đạt chứng chỉ IC3 vào tháng 08 năm 2014, năm 2015 phải hoàn thành chứng chỉ ngoại ngữ B2 hoặc 350 điểm TOEFL ITP, năm 2016 phải hoàn thành 500 điểm TOEFL ITP trở lên đối với giảng viên giảng dạy lý thuyết, 430 điểm đối với giáo viên thực hành và 400 điểm đối với cán bộ phục vụ khối văn phòng.
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBVC của Nhà trường
- Đó là điều kiện làm việc; môi trường công tác.
- Chế độ đãi ngộ của nơi công tác.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
2.3.5. Chỉ tiêu về quy trình quản lý hoạt động giảng dạy
Đánh giá, xem xét những điểm yếu, điểm thiếu sót chưa hoàn chỉnh của hệ thống đào tạo. Cần thường xuyên cập nhật, nâng cấp chương trình, đổi mới toàn diện cơ chế quản lý, phương pháp dạy mới mang tính đột phá và phù hợp với xu hướng phát triển, xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu của của từng tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, việc đào tạo phải sát thực tế, trên công nghệ mới và hiện đại, có định hướng rõ ràng cho từng nghề cụ thể…
Bên cạnh phát triển hệ thống đào tạo thì việc nâng cấp đội ngũ Giảng viên là ưu tiên hàng đầu, vì có thầy giỏi mới có những học trò giỏi. Do vậy, cần xây dựng tiêu chuẩn giảng viên cho từng cấp, xây dựng tiêu chí đánh giá và thực hiện việc đánh giá thành tích của từng giảng viên nhằm tạo động lực, kích thích sự học hỏi và phấn đấu trong tập thể giảng viên, thu hút và đãi ngộ xứng đáng đối với những giảng viên giỏi nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế, giảng viên người nước ngoài,…
Chương 3