Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức của trường đại học kỹ thuật công nghiệp thuộc đại học thái nguyên (Trang 33)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

1.2.2.1. Thị trường lao động

Thị trường lao động phát triển thì người chủ doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được người lao động có trình độ, kỹ năng đáp ứng được nhu cầu sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người lao động cũng dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình. Sự phát triển của hệ thống thông tin thị trường lao động, của trung tâm giới thiệu việc làm sẽ là cầu nối tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mối quan hệ giữa cung và cầu lao động sẽ ảnh hưởng đến mức tiền công trả cho người lao động và ảnh hưởng đến các nguồn cung lao động đòi hỏi các trường phải nâng cao chất lượng giảng dạy, tất nhiên đòi hỏi đội ngũ BCVC trong các trường đa ̣i học phải nâng cao trình độ, chất lươ ̣ng của mình.

1.2.2.2. Trình độ phát triển giáo dục, đào tạo

Giáo dục đào tạo là hoạt động nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như nhân cách đạo đức cho mỗi con người. Xét đến giáo dục đào tạo không chỉ xét đến sự ảnh hưởng trực tiếp đến CBVC đơn thuần mà nó còn có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ người dân của một quốc gia. Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật không phải là sản phẩm của một giai đoạn học đơn thuần mà nó là kết quả của cả một quá trình học tập kiến thức, rèn luyện từ khi bắt đầu bước vào ghế nhà trường. Vì vậy giáo dục đào tạo không chỉ đào tạo cho hiện tại mà nó là một nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực con người trong dài hạn. Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật… của người lao động mà việc phát triển giáo dục còn có tác động lan tỏa sang các yếu tố khác nằm trong phạm vi các yếu tố có tác động đến chất lượng CBVC. Điển hình như phát triển giáo dục đào tạo có tác động tích cực tới chất lượng dinh dưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhờ có hiểu biết, trình độ mà người lao động biết để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, bảo vệ mình trong lao động để tránh những tai nạn lao động xảy ra và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.

1.2.2.3. Luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước

Chính sách của Đảng và Nhà nước cũng có tác động đến việc nâng cao chất lượng CBVC tại các trường đa ̣i ho ̣c. Trước yêu cầu của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa thì mỗi trườ ng đa ̣i ho ̣c phải xây dựng cho mình những chiến lược hợp lý nhằm nâng cao chất lượng CBVC. Việc đề ra các chính sách để cụ thể hóa mục tiêu của chiến lược quyết định đến việc có thực hiện được mục tiêu đó hay không? Bởi thế chất lượng CBVC phụ thuộc nhiều vào các chính sách nâng cao chất lượng CBVC. Trong đó quan trọng nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, các chính sách về việc làm, thất nghiệp, các chính sách về nâng cao sức khỏe người lao động, an toàn lao động... Qua các chính sách đó, Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu về vấn đề phát triển bền vững con người. Nâng cao sức khỏe người lao động, nâng cao trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như tinh thần ý chí người lao động, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng CBVC đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1.2.2.4. Yếu tố kinh tế thị trường

Chất lượng CBVC bị chi phối nhiều bởi các yếu tố kinh tế xã hội, trong đó tăng trưởng là yếu tố quan trọng tác động trên nhiều phương diện.Trước hết nó trực tiếp cải thiện đời sống của người dân.Qua tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống mà trước hết là chất lượng dinh dưỡng được nâng cao hơn, người dân được hưởng tốt hơn các dịch vụ giáo dục cũng như chăm sóc sức khỏe.Từ việc chất lượng cuộc sống được nâng cao, các dịch vụ chăm sóc được quan tâm hơn làm cho con người không những được cải thiện hơn về tình hình sức khỏe và còn nâng cao được trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của mình.Qua đó nâng cao chất lượng CBVC góp phần vào công cuộc phát triển con người. Tăng trưởng kinh tế không chỉ là “môi trường” mà còn là động lực để thúc đẩy nâng cao chất lượng CBVC. Yêu cầu của phát triển đặt ra là phải có những con người có thể lực tốt, trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật tốt. Chính vì vậy để có thể phát triển nhanh và bền vững thì yêu cầu tất yếu là phải nâng cao chất

lượng nhân tố con người, nhân tố quyết định tới quá trình sản xuất xã hội. Tuy nhiên các biến đổi xã hội cũng có nhiều mặt tiêu cực của nó, những biến đổi không có lợi đến môi trường sống, môi trường tự nhiên gây ô nhiễm, làm tăng bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động cũng như chất lượng cuộc sống người lao động.

1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ CBVC ở trường đại học

1.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của một số trường đại học nước ngoài

1.3.1.1. Kinh nghiệm của các trường đại học ở Nhật

Để thích nghi với xu thế hình thành nền kinh tế tri thức cho đến nay, nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu… rất chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tại các trường đa ̣i ho ̣c ở Nhâ ̣t Bản công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bô ̣ viên chức được thực hiê ̣n trên một số mặt chủ yếu sau đây:

Nhật Bản tăng cường đầu tư cho giáo dục, xúc tiến cải cách hiện đại hóa giáo dục nhằm đào tạo cho toàn xã hội và cho nền kinh tế một lực lượng lao động có trình độ trí tuệ cao, có kỹ năng và tay nghề giỏi; tạo điều kiện để mọi người được học tập và đào tạo thường xuyên, suốt đời.

Ở Nhật Bản, vấn đề đầu tư cho giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ CBVC trong trường đa ̣i ho ̣c được nhà nước đặc biệt ưu tiên. Trong toàn bộ chi tiêu ngân sách, tỷ trọng chi cho giáo dục và văn hóa luôn giữ vững ở mức khá cao đạt 12,3%. Trong khi đó, tỷ trọng chi cho quốc phòng và các cơ quan Chính phủ lại giảm liên tục. Qua đó thấy rằng, Nhật Bản rất coi trọng giáo dục vì cho rằng con người là yếu tố quyết định của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế và giáo dục. Giáo dục là công cụ có hiệu quả để dạy cho công chúng các quy tắc xã hội, làm cho thấm nhuần tinh thần dân tộc, phát triển khả năng tri thức và chuyên môn của họ.

Chính phủ đã thực hiê ̣n giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với tất cả mọi người và tham gia sâu và quá trình giáo dục bậc cao.Các trường học được mở trên khắp đất nước. Bộ giáo dục và đào tạo Nhật đã theo dõi chặt chẽ điều kiện giáo dục và kết quả học tập của các trường tại các địa phương khác nhau để có các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Sự kết hợp giữa giáo dục Nhà trường với gia đình cũng được phát huy với nhiều hình thức đa dạng để nâng cao chất lươ ̣ng CBVC ta ̣i các trường đa ̣i học này.

1.3.1.2. Kinh nghiệm tại các trường Đại học ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, để phát triển kinh tế tri thức thì cần phải đề cao vai trò đội ngũ tri thức, đô ̣i ngũ CBVC làm việc trong lĩnh vực kinh tế và trong các trường đại học. Họ đã áp dụng chính sách tuyển chọn nhân tài vào các trường đa ̣i ho ̣c như sau:

- Phải có trình độ về toán học cao cấp.

- Có thực tiễn trong một lĩnh vực nghiên cứu. - Có tri thức cơ bản về máy tính.

- Nắm được phương pháp quản lý hiện đại. - Có trình độ Tiếng Anh.

- Có tri thức về khoa học xã hội và nhân văn.

Vớ i yêu cầu đầu vào khắt khe như trên sẽ đảm bảo chất lượng đô ̣i ngũ CBVC được tuyển chọn kỹ càng và ta ̣o tiền để cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này khi đang giữ cương vi ̣ công tác trong các trường đa ̣i học.

1.3.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của một số trường Đại học tại Việt Nam

1.3.2.1. Kinh nghiệm của trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong công tác nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ CBVC, ban lãnh đa ̣o trường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chú tro ̣ng nên công tác ta ̣o nguồn đô ̣i ngũ viên chức, cụ thể như sau:

Thứ nhất, ĐHQGHN thực hiê ̣n rà soát lại toàn bộ đội ngũ CBVC, cán bộ quản lí của ĐHQGHN. Sau đó, ĐHQGHN cùng với các đơn vị có kế hoạch, đầu tư, bồi dưỡng cho đạt chuẩn. Vì dụ gửi các thầy cô có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cận kề, gần đạt chuẩn quốc tế sang nước ngoài khoảng 3 - 4 tháng để nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Mong muốn cao nhất là gửi giảng viên sang các trường là đối tác của các đơn vị có đề án thành phần của NVCL để họ có điều kiện hòa mình vào công việc thực tế của đối tác cả về giảng dạy, nghiên cứu và quản lý sinh viên.

Thứ hai, là phải giảm tỉ lệ sinh viên/giảng viên tiến tới chuẩn của các trường đại học mạnh trên thế giới.Với tỉ lệ sinh viên/giảng viên thấp, CBVC sẽ có điều kiện nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học một cách chuyên nghiệp hơn.Điều đó giải thích tại sao lâu nay chủ trương của lãnh đạo ĐHQGHN không tăng quy mô đào tạo - ổn định quy mô đào tạo đại học bậc chính quy, giảm quy mô đào tạo đại học bậc không chính quy và tăng quy mô đào tạo bậc sau đại học.

Thứ ba, ĐHQGHN có chính sách tốt để thu hút CBVC từ bên ngoài, tuyển chọn và tạo điều kiện cho những người tốt nghiệp sau đại học ở trong và ngoài nước đạt loại giỏi.

Thứ tư, trườ ng đã thực hiê ̣n chính sách giữ chân những sinh viên giỏi, học viên cao học giỏi ở lại công tác ta ̣i ĐHQGHN để đào tạo lên tiến sĩ, giữ được tiến sĩ giỏi để làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Bên cạnh đó, trong xu thế mở cửa hiện nay, có rất nhiều giảng viên quốc tế muốn đến Việt Nam nói chung và ĐQHGHN nói riêng để làm việc. Đối với những giảng viên nước ngoài, bước đầu trườ ng sử dụng hình thức kết hợp do sự bàn bạc thống nhất giữa hai bên: giảng viên Việt Nam giảng dạy, giảng viên nước ngoài ôn luyện, tổ chức thi cho sinh viên để đánh giá so sánh kết quả đào tạo với sinh viên nước ngoài hoặc ngược lại.

Ở các trường đại học tiên tiến, tỉ lệ sinh viên trên giảng viên thường thấp (khoảng 10SV/GV), giảng viên có nhiều thời gian và điều kiện để hướng dẫn nghiên cứu khoa học được hiệu quả hơn.Hiện tại, ở ĐHQGHN tỉ lệ SV/GV là khoảng 16SV/GV.ĐHQGHN đã và đang phấn đấu giảm tỉ lệ này tiệm cận đến tiêu chí của các trường tiên tiến dần dần nhỏ đi. Như vậy số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức ta ̣i trường mới thực sự được nâng lên.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

Trường đa ̣i ho ̣c Ngoa ̣i ngữ Hà Nô ̣i đã xây dựng những tiêu chuẩn chung cho đô ̣i ngũ cán bộ viên chức ta ̣i trường như sau:

- Có hiểu biết cần thiết về quản trị đại học hiện đại. - Có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về nhiệm vụ chiến lược. - Cam kết thực hiện nghiêm túc quy định do nhà trường để ra.

Đồ ng thời những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng CBVC làm công tác giảng da ̣y được nêu cu ̣ thể như sau:

- Giảng viên dạy môn tiếng Anh tham gia đào tạo sinh viên năm thứ nhất chương trình đạt chuẩn quốc tế là các giảng viên ở trong và ngoài Trường ĐHNN, có trình độ cao, có phương pháp giảng dạy tiên tiến và được Trường ĐHNN thẩm định và mời giảng dạy.

- Giảng viên tham gia giảng dạy các môn giáo dục lí luận chính trị, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên các chương trình đạt chuẩn quốc tế đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn như đối với giảng viên chương trình đào tạo hệ chuẩn.

- Giảng viên giảng dạy các môn chuyên môn, hướng dẫn sinh viên NCKH, thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài các quy định của Bộ GD&ĐT phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

+ Có học vị từ tiến sĩ trở lên; giảng dạy và trao đổi chuyên môn bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của chương trình đạt chuẩn quốc tế; có năng lực và phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu tiên tiến.

+ Có năng lực và khả năng NCKH, sẵn sàng làm việc trong một tập thể hoặc nhóm nghiên cứu của đơn vị và của trườ ng; có mối quan hệ và có khả năng hợp tác với các nhà khoa học, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước; luôn phấn đấu nâng cao trình độ khoa học và công nghệ hiện đại; thường xuyên chủ trì tham gia đề tài NCKH; hoặc có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín, sách chuyên khảo, bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; tích cực góp phần xây dựng nhóm nghiên cứu, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ giỏi của ĐHNNHN.

+ Sẵn sàng thực hiện và tuân thủ các yêu cầu đào tạo theo tín chỉ do ĐHNNHN quy định.

1.3.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của một số trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên

1.3.3.1. Kinh nghiệm của trường Đại học Sư phạm

Sau hơn 40 năm phấn đấu trưởng thành, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã khẳng định được “thương hiệu” với vị thế là một trường Đại học sư phạm trọng điểm của vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà nói chung cũng như Đại học Thái Nguyên nói riêng.Nơi đây còn là trung tâm lớn đào tạo giáo viên và cán bộ khoa học trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học; là cơ sở bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.Nơi đây đào tạo ra những cử nhân là giáo viên ở các môn, các chuyên ngành đào tạo. Là một trong những trường đi tiên phong về đổi mới và nâng cao cách thức giảng dạy đã đào tạo ra nhiều giáo viên có kiến thức và kỹ năng cao.Nhà trường có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, hoàn chỉnh các ngành khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, trong đó có lực lượng đáng kể các giảng viên có trình độ cao, có uy tín khoa học trong ngành Giáo dục - Đào tạo.

Với tổng số giảng viên cơ hữu là 418 người trong đó biên chế 378 người và hợp đồng 40 người, Trường đã đưa ra chiến lược phát triển đội ngũ là chiến lược trung tâm, là tiền đề quan trọng để giữ vững qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Sự tồn tại và phát triển của Nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, đánh giá và đào thải cán bộ. Yêu cầu của Trường là đội ngũ CBVC phải có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo, tư duy đổi mới, có đạo đức tốt, sức khoẻ tốt, có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước công việc, có lòng yêu nghề và gắn bó với Nhà trường.

Do vậy mà Nhà trường đã luôn thúc đẩy các cán bộ học tập và nâng cao trình độ của mình, tự bồi dưỡng năng lực của bản thân. Đạt được những thành tựu như vậy là do có sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể Ban giám hiệu và cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức của trường đại học kỹ thuật công nghiệp thuộc đại học thái nguyên (Trang 33)